Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Nâng cao chất lượng CB,CC huyện là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng CB,CC xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, trên cơ sở những chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Nội dung giải pháp nâng cao chất lượng CB,CC huyện cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

2.1.3.1. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công chức

Trình độ của cán bộ, công chức quản lý Nhà nước bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, sự am hiểu và năng lực thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Việc nâng cao trình độ năng lực đó của cán bộ, công chức được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như theo sự phân công của cơ quan các đối

tượng nằm trong qui hoạch đi học tập nâng cao trình độ, hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện công chức được đi học hoặc theo nhu cầu học tập của cá nhân, trong trường hợp này đa số cá nhân đi học phải tự chi trả, hoặc có thể có sự hỗ trợ kinh phí của cơ quan. Các khoá học mà công chức tham gia đào tạo để nâng cao trình độ có thể dài hạn hoặc ngắn hạn. Đào tạo dài hạn thường là các khoá đào tạo trình độ đại học, cao học, tiến sĩ hoặc các lớp đào tạo trình độ lý luận chính trị cao cấp, trung cấp dưới các hình thức chính qui hoặc không chính qui, đào tạo tập trung hoặc đào tạo từ xa (Võ Xuân Tiến, 2010).

Ngoài ra để nâng cao trình độ cán bộ, công chức còn tham gia đào tạo nâng cao trình độ ở các lớp học đào tạo ngắn hạn như các lớp quản lý hành chính nhà nước, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ... theo các trường lớp chuyên môn hoặc xuất phát từ yêu cầu của các địa phương để mở lớp tại địa phương hoặc tại trường. Kết quả là trình độ chuyên môn, trình độ lý luận của cán bộ, công chức được nâng lên, hiệu quả làm việc theo đó cũng được cải thiện (Võ Xuân Tiến, 2010).

2.1.3.2. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ công chức

Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của người cán bộ, công chức. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “đạo đức là gốc của người làm cách mạng”, “như cây phải có gốc, sông suối phải có ngọn nguồn”. Vì phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt đẹp hướng con người ta tới hành động đúng đắn, vì lợi ích của cộng đồng xã hội. Nhưng đạo đức cách mạng không từ trên trời rơi xuống, không từ dưới đất mọc ra, mà phải thông qua quá trình phấn đấu rèn luyện bản thân cũng như quá trình được đào tạo, giáo dục (Võ Xuân Tiến, 2010).

Do đó, nói đến nâng cao phẩm chất chính trị là nói đến việc nâng cao nhận thức chính trị của cán bộ, công chức, mà việc nâng cao nhận thức chính trị đó muốn đạt được phải thông qua quá trình học tập lý luận chính trị, tìm hiểu chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà Nước, tức là thông qua các lớp tìm hiểu nhận thức về đảng, các lớp lý luận chính trị cho công chức. Đặc biệt là quá trình rèn luyện phấn đấu của mỗi cá nhân. Điều đó được thể hiện qua quá trình tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về Đảng, Nhà nước (Võ Xuân Tiến, 2010).

Đối với cán bộ, công chức, phẩm chất đạo đức là quan trọng nhất, vì phẩm chất đạo đức điều chỉnh hành vi của người công chức hành động vì lợi ích của

nhân dân, của cộng đồng và xã hội, chứ không vì lợi ích riêng. Do đó, đòi hỏi người công chức phải thường xuyên phấn đấu rèn luyện đạo đức của bản thân, để làm việc công tâm, hành xử văn minh. Quan tâm tới nhân dân, hành động vì lợi ích của nhân dân, biết tiết kiệm sức dân.

Thông qua các cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phẩm chất chính trị, thuấn nhuần lời dạy của người, tấm gương đạo đức của người, đạo đức của công chức được rèn rủa và bổ sung. Bên cạnh đó cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, lộng hành, lộng quyền ... cũng góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ, công chức. Lắng nghe ý kiến của nhân dân, tôn trọng nhân dân, xứng đáng là đầy tớ trung thành của nhân dân (Võ Xuân Tiến, 2010).

2.1.3.3. Hoàn thiện kỹ năng của cán bộ công chức

Kỹ năng của cán bộ, công chức bao gồm: Kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, vận động quần chúng,... từ đó góp phần nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Tất cả những kỷ năng đó của người công chức, cần được bồi dưỡng, rèn luyện thông qua các lớp rèn luyện kỹ năng, ý thức tự phấn đấu, tự rèn luyện các kỹ năng cho bản thân của công chức (Võ Xuân Tiến, 2010).

2.1.3.4. Nâng cao tinh thần, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ công chức

Tinh thần, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân, tính tích cực, tự giác của mỗi công chức quyết định năng suất hiệu quả công việc của mỗi người. Tinh thần, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân dần được cải thiện thông qua các buổi đóng góp ý kiến trực tiếp của lãnh đạo, của phòng, ban đối với công chức (Lương Đình Danh, 2015).

Ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao giúp công chức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm một cách dễ dàng. Vì trách nhiệm với công việc, họ sẽ tìm mọi cách để thực hiện nhiệm vụ như học hỏi kinh nghiệm của người khác, tự tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ được giao. Có ý thức sửa chữa khuyết điểm của bản thân. Luôn có ý thức tổ chức kỷ luật của cơ quan, đơn vị (Lương Đình Danh, 2015).

2.1.3.5. Nâng cao sức khỏe của cán bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Có sức khoẻ thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong thời đại hiện nay, yêu cầu sức khoẻ ngày càng quan trọng, bởi không có sức khỏe, dù có giỏi đến mấy, thông minh đến mấy, trình độ cao đến mấy cũng không thể thực hiện tốt được nhiệm vụ được giao. Muốn có sức khoẻ, phải thường xuyên tham gia tập thể dục, các môn thể thao. Hiện nay phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao ở các đơn vị cơ quan đang ngày càng được chú trọng thông qua các phong trào thi đua, các phong trào tự tập thể dục, thể hình (Lương Đình Danh, 2015).

Như vậy, nội dung của việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức không chỉ đề cập đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng mền, phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tự giác, tính tích cực cho đến sức khoẻ của đội ngũ này (Lương Đình Danh, 2015).

2.1.3.6. Mức độ hoàn thành công việc

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị là một trong những cơ sở để đánh giá, phân loại công chức. Về nguyên tắc, kết quả đánh giá, phân loại từng đối tượng công chức không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với công chức không đảm nhiệm được các nhiệm vụ tương xứng với chức danh đang giữ thì được phân loại ở mức cao nhất là hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (Lương Đình Danh, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)