Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức huyện Thanh Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 70)

4.1.1.1. Số lượng cán bộ, công chức huyện Thanh Ba

Đội ngũ CB,CC tỉnh Phú Thọ nói chung và của huyện Thanh Ba nói riêng được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới... Sau nhiều năm, trải qua nhiều thử thách và rèn luyện, đội ngũ CC của huyện đã từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ CB,CC mới được tuyển dụng được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các phòng ban. Đội ngũ CB,CC trưởng thành trong quá khứ có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

Đội ngũ CB,CC của huyện được phân thành 2 khối lớn: Khối đảng, đoàn thể và khối các cơ quan hành chính NN (QLNN).

- Khối Đảng, đoàn thể.

Tổng biên chế khối đảng, đoàn thể của tỉnh năm 2015 là 63 người; năm 2016 là 63 người bằng 100% so với năm 2015, đến năm 2017 tăng lên 64 người, mức tăng là 101,59% so với năm 2016, trong do có 7 cơ quan đảng và 5 đoàn thể với tổng biên chế là 64 người (không tính số đang hợp đồng).

- Khối cơ quan NN: CC khối cơ quan NN chiếm tỷ lệ lớn trong đội ngũ CB,CC toàn huyện. Năm 2017, tổng biên chế của khối các cơ quan HCNN và trong các đơn vị sự nghiệp là 133 người trong tổng số 197 người, trong đó.

Trong những năm gần đây, số lượng công chức tăng lên do các phòng ban trong huyện đã bổ sung thêm nhiệm vụ. Trong khi đó, trước tình hình khối lượng công việc nhiều do chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước tăng lên, để đáp ứng yêu cầu của tổ chức và nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chủ động bổ sung thêm biên chế cho các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Bảng 4.1a. Số lượng cán bộ, công chức khối quản lý Nhà nước huyện Thanh Ba STT Diễn giải 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 16/15 17/16 Quản lý nhà nước 85 87 89 102,35 102,30 TT- UBND 4 4 4 100,00 100,00 1 VPHĐND- UBND 9 10 10 111,11 100,00 2 Phòng Nội vụ 7 7 7 100,00 100,00 3 Phòng Văn Hoá – TT 5 5 5 100,00 100,00 4 Phòng Tư pháp 4 4 4 100,00 100,00 5 Phòng KT-HT 7 7 7 100,00 100,00 6 Phòng Tài chính – KH 6 7 8 116,67 114,29 7 Lao động TB & XH 8 8 8 100,00 100,00 8 Phòng GD & ĐT 7 7 8 100,00 114,29 9 Phòng NN & PTNT 10 10 10 100,00 100,00 10 Phòng Y tế 5 5 5 100,00 100,00

11 Tài nguyên & MT 7 7 7 100,00 100,00

12 Thanh tra 6 6 6 100,00 100,00 Sự nghiệp khác 20 20 21 100,00 105,00 1 Chữ Thập đỏ 2 2 2 100,00 100,00 2 Trạm Khuyến nông 5 5 5 100,00 100,00 3 TT Bảo trợ TEMC-KT 4 4 5 100,00 125,00 4 VP. Đăng ký QSD đất 5 5 5 100,00 100,00 5 Ban QL các CTCC 3 3 3 100,00 100,00 6 Sự nghiệp Tài chính 1 1 1 100,00 100,00 Sự nghiệp VH - TT 22 23 23 104,55 100,00

1 Trung tâm Văn hoá-TT 10 10 10 100,00 100,00

2 Đài phát thanh 12 13 13 108,33 100,00

Bảng 4.1b. Số lượng cán bộ, công chức khối Đảng và đoàn thể huyện Thanh Ba STT Diễn giải 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 16/15 17/16

1 Thường trực Huyện uỷ 2 2 2 100,00 100,00

2 Văn phòng Huyện uỷ 9 9 9 100,00 100,00

3 Ban Tổ chức Huyện uỷ 7 7 7 100,00 100,00

4 Uỷ ban kiểm tra Huyện

uỷ 6 6 6 100,00 100,00

5 Ban Tuyên giáo Huyện

uỷ 7 7 7 100,00 100,00

6 Ban Dân vận Huyện uỷ 4 4 4 100,00 100,00

7 Trung tâm Bồi dưỡng

chính trị huyện 5 5 5 100,00 100,00

8 MTTQ huyện 5 5 5 100,00 100,00

9 Huyện Đoàn 5 5 5 100,00 100,00

10 Hội LHPN huyện 5 5 5 100,00 100,00

11 Hội Nông dân huyện 4 4 5 100,00 125,00

12 Hội CCB huyện 4 4 4 100,00 100,00

Tổng 63 63 64 100,00 101,59

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba (2017)

Huyện Thanh Ba đã tiến hành công tác tổng điều tra cán bộ, công chức hành chính nhằm thu thập thông tin về số lượng và chất lượng cán bộ, công chức hành chính để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng công chức, qua đó xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức và đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức.

2016 là 193 người. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện và cấp xã, thị trấn đều được giữ ổn định đều qua các năm, riêng đội ngũ công chức nhà nước cấp huyện và xã có sự biến động nhỏ. Điều này chứng tỏ cán bộ, công chức quản lý nhà nước tại huyện Thanh Ba đã đủ về số lượng và đã phần nào đáp ứng được yêu cầu công việc.

4.1.1.2. Độ tuổi, giới tính của cán bộ, công chức huyện Thanh Ba

- Về độ tuổi của đội ngũ công chức huyện Thanh Ba. Độ tuổi chủ yếu của lực lượng công chức là từ 30 - 50 chiếm hơn 49%, đội ngũ này khá ổn định qua các, mức tăng trưởng không nhiều, năm 2016 so với năm 2015 mức tăng là 1,05%; mức tăng năm 2017 so vớ năm 2016 là 1,04%. Tiếp đó là lực lượng công chức trên 50 tuổi, tuy nhiên điều đáng chú ý là đội ngũ này biến động nhanh hơn cả, số công chức ở độ tuổi này năm 2017 chiếm tỷ lệ 27,41%, giảm so với năm 2016. Công chức ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong đội ngũ CB,CC huyện. Như vậy, qua bảng 4.2 thể hiện số lượng công chức huyện phân theo độ tuổi có thể thấy phần đông các công chức có độ tuổi tập trung trong khoảng từ 30 - 50. Điều đó cho thấy nỗ lực trẻ hóa đội ngũ công chức hiện nay của huyện Thanh Ba. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ công chức hoạt động ở các vị trí này có độ tuổi cao.

- Về giới tính: Ngoài việc xem xét thực trạng đội ngũ công chức của huyện qua các khía cạnh số lượng, về chức danh, độ tuổi, cần phải xem xét thêm một khía cạnh nữa đó là giới tính. Trong hệ thống quản lý nhà nước hiện nay và trong chính sách về chế độ công chức, viên chức của Việt Nam, bình đẳng giới luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong hệ thống quản lý nhà nước, tình trạng mất cân bằng về giới vẫn thể hiện rõ rệt. Số lượng công chức, viên chức là nữ vẫn chiếm tỷ lệ thấp, nhiều vị trí quan trọng do nam giới đảm nhiệm trong khi đó nhiều công chức nữ có năng lực và phẩm chất lại không được cân nhắc vào các vị trí phù hợp. Bất bình đẳng về giới hiện nay là một vấn đề cần có giải pháp khắc phục. Thực tế công chức huyện Thanh Ba cho thấy, mức tăng trưởng của nam giới luôn lớn hơn nữ giới. Tỷ lệ mức tăng trưởng năm 2016 so với năm 2015 của nam là 2,63%, đến năm 2017 so với năm 2016, tỷ lệ này là 1,71%.

Bảng 4.2. Độ tuổi và giới tính cán bộ, công chức huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ Theo độ tuổi 190 100 193 100 197 100 101,58 102,07 101,82 Dưới 30 tuổi 41 21,58 42 21,76 46 23,35 102,44 109,52 105,92 Từ 30 - 50 tuổi 95 50 96 49,74 97 49,24 101,05 101,04 101,04 Trên 50 tuổi 54 28,42 55 28,5 54 27,41 101,85 98,18 100,00 Theo giới tính 190 100 193 100 197 100 101,58 102,07 101,82 Nam 114 60 117 60,62 119 60,41 102,63 101,71 102,17 Nữ 76 40 76 39,38 78 39,59 100 102,63 101,31

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba (2017)

Bảng 4.2 cho thấy, số lượng công chức huyện Thanh Ba phân theo giới tính có sự chênh lệch rõ rệt. Qua các năm 2015, 2016, 2017 tình trạng nam thừa, nữ thiếu ngày càng tăng lên. Trong năm 2015, tỷ lệ nam, nữ trong đội ngũ công chức huyện là 60% và 40% thì đến năm 2017 tỷ lệ này đã tăng 60,41% và 39,59%. Bản thân các chức danh cũng có sự thay đổi về giới. Nhiều chức danh đã có sự cải thiện nhưng nhiều chức danh, tỷ lệ nam nữ ngày càng chênh lệch.

Như vậy, đội ngũ CB,CC của huyện Thanh Ba có số lượng không lớn. Từ năm 2015 đến năm 2017, số CB,CC của huyện lại chịu sự tác động mạnh của việc thay đổi sắp xếp bộ máy, tổ chức, cụ thể: Năm 2017, tổng biên chế là 197 người, so với năm 2015 là 190 người.

Từ năm 2015-2017, số CB,CC có sự tăng nhẹ do chứ năng nhiệm vụ của huyện tăng thêm.

hình khối lượng công việc nhiều do chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan NN tăng lên, để đáp ứng kịp thời yêu cầu của tổ chức và nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Ba chủ động bổ sung thêm biên chế cho các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực QLNN.

Bên cạnh đó, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba cũng không ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung của CB,CC huyện không ngừng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, về năng lực nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều CB,CC chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ CB,CC do trình độ hoặc tuổi tác đã có biểu hiện không còn khả năng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Không ít cán bộ rời bỏ nhiệm sở sang làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp tư nhân để có thu nhập cao hơn. Theo đánh giá của UBND huyện Thanh Ba, “năng lực tham mưu của một số, phòng chuyên môn chưa đáp ứng theo yêu cầu chỉ đạo của UBND huyện. Còn một vài cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong xử lý công việc; đôi khi sợ trách nhiệm hoặc không nắm chắc quy định,...để dồn việc lên UBND huyện, có việc phải giải quyết nhiều lần”. Sở dĩ như vậy là do trong bộ máy NN ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện, việc chấp hành luật pháp và sự chỉ đạo của UBND huyện đối với một số cơ quan chuyên môn và UBND cấp dưới còn hạn chế. Đây là những yếu kém, tồn tại của bộ máy NN huyện Thanh Ba, nhưng cũng chính là hạn chế của đội ngũ CB,CC của huyện. Những hạn chế đó đã trở thành thách thức đối với sự phát triển của huyện nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)