Thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện Thanh Ba,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 83)

tỉnh Phú Thọ

4.1.2.1. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức

a. Chất lượng CBCC theo trình độ đào tạo và ngạch công chức

Trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB,CC. Kết quả là trình độ đào tạo của đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba ngày càng được nâng cao. Được biểu hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức huyện Thanh Ba Trình độ 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ Thạc sĩ 7 3,68 8 4,15 9 4,57 114,29 112,50 113,39 Đại học 134 70,53 140 72,54 147 74,62 104,48 105,00 104,74 Cao đẳng 17 8,95 15 7,77 12 6,09 88,24 80,00 84,02 Trung cấp 22 11,58 21 10,88 20 10,15 95,45 95,24 95,34 Còn lại 10 5,26 9 4,66 9 4,57 90,00 100,00 94,87 Tổng 190 100 193 100 197 100 101,58 102,07 101,82

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba (2017)

Bảng 4.3 cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba tăng không đáng kể trong vòng 3 năm trở lại đây (2015-2017). Tuy nhiên, điều đáng mừng là số công chức có trình thạc sĩ không nhiều so với tổng số công chức của toàn huyện, nhưng luôn tăng về số lượng đây và số CB,CC có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với tổng số CB,CC của toàn huyện và luôn tăng về số lượng đây cũng là biểu hiện của nhiều C,BCC đã chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số CB,CC có trình độ đại học chiếm hơn 74% vào năm 2017 so với tổng số CB,CC trong toàn huyện. Số CB,CC có trình độ cao đẳng giảm nhiều trong 3 năm trở lại đây, năm 2015 chiếm gần 8,95%, đến năm 2017 chỉ còn 6,09%. Số CB,CC có trình độ trung cấp có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây dao động trong khoảng từ 10,15%-11,58 %. Tuy nhiên, số chưa qua đào tạo vẫn còn dao động từ 4,57 % - 5,26 % . Cụ thể:

Năm 2015, với tổng số 190 CB,CC thì có 7 cán bộ CC có trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 3,68%; đến năm 2016 tăng thêm 1 người, tương đương với mức tăng 14,29%, năm 2017 tăng thêm 1 người, tương đương với mức tăng 12,5%. CB,CC có trình độ đại học liên tục có mức tăng cao, năm 2016 số CB,CC có trình độ đại học tăng 4,48% so với số CB,CC năm 2015 và đến năm 2017 tiếp tục tăng 5% so với năm 2016. Xét về trình độ cao đẳng có xu hướng giảm, số CB,CC có trình độ này năm 2016 chỉ còn bằng 90% số CB,CC năm 2015 và năm 2017 bằng năm 2016.

Số công chức mới được tuyển dụng trong những năm sau này là những người được đào tạo cơ bản và một số có trình độ Thạc sĩ được huyện tuyển thẳng

không qua thi tuyển ngày một tăng.

Qua số liệu trên cho thấy, xét về trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức hiện nay có những biến đổi tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học vẫn thấp.

Lý do thì có nhiều, trong đó phải kể đến lớp công chức cao tuổi, họ là những người làm việc từ trước khi có chính sách tuyển dụng công chức, do vậy không có nhiều cơ hội được đào tạo bài bản ở các trường Đại học như các công chức trẻ hiện nay. Chính vì vậy trình độ của họ chỉ đạt ở mức dưới Đại học. Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức dần được cải thiện cùng với độ tuổi công chức. Ngày càng có nhiều công chức có trình độ cao hơn thay thế cho những người lớn tuổi đã và chuẩn bị nghỉ hưu. Đây sẽ là cơ hội thay đổi đội ngũ công chức huyện Thanh Ba.

Đội ngũ CB,CC của huyện được phân theo các ngạch công chức như sau: Như vậy, cơ cấu ngạch CB,CC huyện Thanh Ba trong 3 năm trở lại đây có nhiều biến đổi, nhưng tỷ lệ không lớn. Số chuyên viên chính chiếm tỷ lệ khá thấp, cụ thể: Năm 2015, huyện Thanh Ba mới có số chuyên viên chính có 10 người tương đương 5,26%, năm 2017 tăng lên 12 người (chiếm 6,09 %). Đây là một trong những khó khăn trong việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ CBCC theo ngạch, bậc trong nền hành chính hiện đại. Mặc dù vậy, điều đáng mừng là mức tăng của chuyên viên chính khá cao qua các năm, mức tăng của năm 2016 so với năm 2015 là 10%, của năm 2017 so với năm 2016 là 9,09%.

Bảng 4.4. Ngạch công chức của cán bộ, công chức huyện Thanh Ba năm 2015 - 2017

Trình độ

2015 2016 2017 So sánh (%)

SL

(người) Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) (người) SL Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ

CVC và TĐ 10 5,26 11 5,7 12 6,09 110 109,09 109,54

CV và TĐ 114 60 116 60,1 117 59,39 101,75 100,86 101,30 CS và TĐ 47 24,74 48 24,87 50 25,38 102,13 104,17 103,14

Còn lại 19 10 18 9,33 18 9,14 94,74 100 97,33

Tổng 190 100 193 100 197 100 101,58 102,07 101,82

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba (2017)

Ghi chú: CVC và TĐ: Chuyên viên chính và tương đương CV và TĐ: Chuyên viên và tương đương

b. Chất lượng CB,CC theo trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học

Một trong những yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở là xây dựng đội ngũ công chức huyện có năng lực tổ chức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Do vậy, song song với việc bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cấp chính quyền của huyện Thanh Ba cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công chức từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đối với đội ngũ công chức cấp huyện Thanh Ba vừa qua, do hàng năm có sự khác nhau về tiêu chí thống kê trình độ chính trị của đội ngũ công chức vì vậy khá khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá đội ngũ công chức.

Như vậy, bảng 4.5 trình độ LLCT của đội ngũ công chức huyện có thể thấy phần nào thực trạng về trình độ LLCT của họ. Trong giai đoạn 2015 - 2017, tuy số lượng công chức không có nhiều thay đổi nhưng trình độ LLCT của họ cũng có khá nhiều biến động tích cực. Số lượng CB,CC có trình độ cao cấp LLCT tăng lên 3 người vào năm 2017, cho nên mức tăng CB,CC có trình độ cao cấp so với năm 2016 là 7,69%. Số CB,CC có trình độ cử nhân cũng tăng lên 2 người, tương đương với mức tăng 16,67% của năm 2016.

Bảng 4.5. Trình độ lý luận chính trị cán bộ, công chức huyện Thanh Ba năm 2015-2017 Trình độ 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ Cao cấp 25 13,16 26 13,47 28 14,21 104,00 107,69 105,83 Cử nhân 5 2,63 6 3,11 7 3,55 120,00 116,67 118,32 Trung cấp 29 15,26 36 18,65 39 19,8 124,14 108,33 115,97 Sơ cấp 105 55,26 106 54,92 112 56,85 100,95 105,66 103,28 Còn lại 26 13,68 19 9,84 11 5,58 73,08 57,89 65,04 Tổng 190 100 193 100 197 100 101,58 102,07 101,82

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba (2017)

2017, năm 2016 so với năm 2015 tương ứng với mức tăng 24,14%, sang đến năm 2017 tăng thêm 3 người, mức tăng là 8,33% so với năm 2016. Số lượng công chức có trình độ LLCT chưa qua đào tạo giảm đi đáng kể, mức giảm năm 2016 so với năm 2015 là 71,08%. Sang năm 2017 giảm đi còn 57,89% số công chức năm 2016. Điều này chứng tỏ, công chức huyện đã tích cực học tập và tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị nên số lượng công chức có trình độ LLCT đã tăng lên. Do đó, trong thời gian tới cần có các biện pháp phát huy tinh thần học hỏi nhằm nâng cao trình độ LLCT của các công chức chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực hiện công việc quản lý nhà nước của Chính phủ.

Bảng 4.6 cho thấy chất lượng CB,CC huyện Thanh Ba phân theo trình độ tin học và ngoại ngữ năm 2015 - 2017 có sự biến đổi không nhiều,

- Về trình độ tin học: năm 2017 có 172 CB,CC có chứng chỉ tin học, chiếm tỷ lệ 87,31%, mức tăng của CB,CC về trình độ tin học năm 2016 chỉ tăng lên 2,47% so với năm 2015, năm 2017 tăng lên 3,61% so với năm 2016.

Bảng 4.6. Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức huyện Thanh Ba

(Tính số người đã có chứng chỉ) 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ Tổng CBCC 190 100 193 100 197 100 101,58 102,07 101,82 Chứng chỉ TH 162 85,26 166 86,01 172 87,31 102,47 103,61 103,04 Chứng chỉ NN 158 83,16 163 84,46 168 85,28 103,16 103,07 103,11 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba (2017)

- Về trình độ ngoại ngữ, năm 2017 thì 168 CB,CC huyện là có chứng chỉ về ngoại ngữ Anh văn, chiếm tỷ lệ 85,28% số cán bộ công chức của huyện. Trong giai đoạn 2015-2017 số lượng và tỷ lệ người có chứng chỉ Anh văn ngày càng tăng từ 158 người (chiếm tỷ lệ 83,16%) năm 2015 lên 168 người (chiếm tỷ lệ 85,28%) năm 2017.

hoá, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba cũng không ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung của CB,CC của tỉnh không ngừng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Tuy nhiên, về năng lực nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều CB,CC chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ CB,CC do trình độ hoặc độ tuổi đã có biểu hiện không có khả năng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Không ít CB,CC rời bỏ nhiệm vụ của mình sang làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp tư nhân để có thu nhập cao hơn. Theo đánh giá của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Ba, “năng lực tham mưu của một số phòng ban chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của UBND huyện. Còn một vài đơn vị chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc xử lý công việc; đôi khi sợ trách nhiệm hoặc không nắm chắc quy định,...có việc phải giải quyết nhiều lần”. Sở dĩ như vậy là do trong bộ máy quản lý NN ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện, việc chấp hành pháp luật và sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện đối với một số đơn vị chuyên môn cấp dưới còn hạn chế. Đây là những yếu kém, tồn tại của bộ máy CB,CC huyện Thanh Ba. Những hạn chế đó đã trở thành thách thức đối với sự phát triển của huyện nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời. Song hiện nay, vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn nhất là việc giải quyết, tạo điều kiện về điều kiện làm việc, chính sách thu hút những người có trình độ cao về làm việc. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba, bên cạnh việc động viên, tuyên truyền thì điều quan trọng là phải có chính sách phù hợp, cụ thể với yêu cầu thực tiễn đối với CB,CC.

4.1.2.2. Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ công chức

Phẩm chất đạo đức, lối sống là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức. Mà phẩm chất đạo đức, lối sống của người cán bộ lại có quan hệ mật thiết với phẩm chất chính trị.Phẩm chất chính trị chi phối, quy định phẩm chất đạo đức, phẩm chất đạo đức tác động tới sự phát triển phẩm chất chính trị. Vì thế, khi đánh giá phẩm chất đạo đức, lối sống ta cũng phần nào đánh giá được phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức.

Để đánh giá được phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba, bên cạnh điều tra về ý kiến đánh giá của lãnh đạo địa phương, chúng tôi còn tiến hành điều tra ý kiến của người dân trên địa bàn huyện. Qua kết quả điều tra

cho thấy, hầu như các chỉ tiêu để đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ CB,CC huyện đều được đánh giá cao, ở mức khá hơn trở lên. Trong đó, đạo đức lối sống với đội ngũ CB,CC huyện cũng được đánh giá khá cao với mức đánh giá tốt và rất tốt tương ứng 61,11%. Tinh thần đoàn kết của CB,CC được đánh giá ở mức tốt và rất tốt là 60%, ý thức trách nhiệm trong công việc của đội ngũ CB,CC huyện được đánh giá tốt và rất tốt với tỷ lệ và ý thức chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc cũng được đánh giá tốt và rất tốt tương ứng với 55,56% ý kiến.Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% ý kiến đánh giá của hộ dân về phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ CBCC huyện ở mức chưa tốt (Bảng 4.7).

Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về phẩm chất, đạo đức lối sống của đội ngũ CB,CC huyện Thanh Ba

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Ý thức trách nhiệm trong công việc 90 100,00

- Rất tốt 20 22,22

- Tốt 30 33,33

- Bình thường 30 33,33

- Chưa tốt 10 11,11

2. Chấp hành nội quy, quy chế làm việc 90 100,00

- Rất tốt 18 20,00 - Tốt 32 35,56 - Bình thường 28 31,11 - Chưa tốt 12 13,33 3. Tinh thần đoàn kết 90 100,00 - Rất tốt 22 24,44 - Tốt 32 35,56 - Bình thường 28 31,11 - Chưa tốt 8 8,89 4. Phẩm chất đạo đức, lối sống 90 100,00 - Rất tốt 22 24,44 - Tốt 33 36,67 - Bình thường 28 31,11 - Chưa tốt 7 7,78

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua ý kiến nhận xét đánh giá của các người lãnh đạo và người dân địa phương đối với đội ngũ CB,CC, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng đội ngũ

CB,CC, đều có phẩm chất đạo đức tốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc. Trên cơ sở từ các ý kiến đánh giá, nhận xét và qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo huyện, các trưởng phòng, ban và người dân, chúng tôi rút ra một số nhận xét về phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ CB,CC trên địa bàn huyện như sau:

- Về lối sống: nhìn chung đội ngũ CB,CC đều có lối sống giản dị, chan hoà, hoà đồng với mọi người xung quanh.

- Về phẩm chất đạo đức: đa số CB,CC cấp huyện có đạo đức, lối sống lành mạnh, có thái độ lịch sự với người dân không dễ bị lôi kéo, kích động, gương mẫu, có ý thức tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực trong quá trình giải quyết công việc góp phần nâng cao vị thế, tạo uy tín và được người dân tin tưởng. Phần lớn đội ngũ CB,CC có lập trường vững vàng, đoàn kết, tương thân tương ái, sẵn sàng sẻ chia gắn bó,cùng một mục tiêu chung phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của huyện.

- Về phong cách, tác phong làm việc: đội ngũ CB,CC có phong cách, tác phong chững chạc, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình với nhiệm vụ, công việc được giao, luôn chấp hành nghiêm chỉnh các nội dung, quy chế.

Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ CB,CC huyện được các cơ quan quản lý Nhà nước, các cán bộ lãnh đạo quan tâm thông qua các cuộc vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: trong cách ứng xử, giao tiếp với người dân. Cán bộ công chức là đầy tớ của nhân dân, tôn trọng nhân dân, yêu quý nhân dân. Ngày 05/05/2016, Huyện ủy Thanh Ba đã tổ chức hội nghị tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 83)