PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 59)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo số liệu của Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba năm 2017 có 197 cán bộ, công chức trên địa bạn huyện Thanh Ba. Đây là bước hết sức quan trọng cho việc nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề

tài, mang tính khách quan, tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu. Huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có cả ba vùng đồng bằng, trung du và miền núi rất đặc trưng. Các khu vực thuộc miền núi có diện tích đất chủ yếu là đất đồi, núi cao, người dân sản xuất lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc là chủ yếu. Các khu vực thuộc trung du, người dân sản xuất chủ yếu là sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và canh tác nương đồi. Các khu vực thuộc vùng đồng bằng người dân sản xuất chủ yếu là chuyên canh cây lúa và hoa màu, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, với vị trí, địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên về du lịch, truyền thống văn hóa và các ngành nghề đặc trưng có ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nhân lực của cả huyện nói chung và cán bộ công chức chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện nói riêng của huyện Thanh Ba. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, huyện Thanh Ba đã có những biện pháp và giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp huyện để đáp ứng với nhiệm vụ cụ thể của địa phương. Vì vậy, tôi chọn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ làm điểm nghiên cứu của đề tài.

Từ thực tiễn điều kiện địa lý của địa phương chúng tôi chọn 3 xã đặc trưng cho 3 vùng của huyện để điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến đánh giá của cán bộ xã và người dân về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện. Các xã được lựa chọn để khảo sát bao gồm:

Xã Ninh Dân đại diện cho vùng đồi rừng của huyện là xã có tốc độ phát triển kinh tế thấp

Xã Đồng Xuân đại diện cho vùng gò đồi – chiêm trũng của huyệnlà xã có tốc độ phát triển kinh tế trung bình

Thị trấn Thanh Ba đại diện cho vùng đồng bằng của huyệnlà xã có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài là những số liệu có sẵn được thu thập trong các báo cáo, tài liệu như sau:

- Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước huyện Thanh Ba.

- Các số liệu liên quan đến đất đai, dân số, lao động, việc làm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba.

- Các số liệu liên quan đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước huyện Thanh Ba ….

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách điều tra thông qua các phiếu trả lời câu hỏi. Chúng tôi sử dụng 3 bộ phiếu để thu thập thông tin (1) Cán bộ công chức huyện Thanh Ba; (2) Người dân ở 3 xã, thị trấn được lựa chọn.

Bảng 3.4 Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra

1. Cán bộ, công chức của các phòng, ban thuộc Huyện 30 2. Điều tra cán bộ công chức của 3 xã (Ninh Dân, Đồng Xuân

và thị trấn Thanh Ba; mỗi xã/thị trấn điều tra 10 người) - Mỗi xã, thị trấn điều tra 10 cán bộ công chức

30

3. Điều tra người dân tại 3 xã (Ninh Dân, Đồng Xuân và thị

trấn Thanh Ba; mỗi xã/thị trấn điều tra 20 người dân) 60

Tổng 120

- Cán bộ, công chức cấp huyện: Điều tra ngẫu nhiên 60 cán bộ, công chức bao gồm 30 cán bộ công chức thuộc các phòng, ban và 30 cán bộ công chức của các xã, thị trấn (mỗi xã, thị trấn 10 cán bộ công chức).

Nội dung điều tra

+ Các thông tin cơ bản: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý NN…;

+ Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại;

+ Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: khối lượng, chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc...;

+ Trình độ hiểu biết kiến thức: nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng và NN; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ...;

+ Năng lực chuyên môn: hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của hành chính NN, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nhận diện và

+ Năng lực quản lý và lãnh đạo: xây dựng chiến lược cho ngành, lĩnh vực; xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện...;

+ Các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quan sát, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện...;

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

+ Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, tuyển dụng, quản lý và thu hút nhân tài;

+ Ảnh hưởng của các yếu tố về phía bản thân người cán bộ CC.

- Điều tra người dân nhằm đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. Cụ thể điều tra 60 người dân tại 3 xã, thị trấn: xã Ninh Dân, Đồng Xuân và thị trấn Thanh Ba (mỗi xã/thị trấn điều tra 20 người dân).

Nội dung điều tra

+ Các thông tin cơ bản: tên, chỗ ở, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa...; + Đánh giá đội ngũ CBCC cấp huyện: thái độ, tác phong, ngôn ngữ khi làm việc;

+ Cán bộ CC có thái độ hách dịch, cửa quyền hay không?

+ Cán bộ CC có gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính công hay không?

+ Đánh giá kết quả giải quyết công việc của cán bộ CC: có nhanh và đúng hẹn không?

+ Cán bộ công chức có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực hay không?

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng bộ phiếu phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo Huyện ủy, cán bô các ban ngành đoàn thể cấp huyện. Phỏng vấn 5 lãnh đạo Huyện ủy (Bí thư, Phó bí thư thường trực, Trưởng ban tổ chức, Chủ nhiệm UBKT, Trưởng ban dân vận) và 10 cán bộ một số ban ngành đoàn thể cấp huyện.

Thông qua phiếu điều tra sẽ thu nhận được những thông tin mang tính chất định lượng về chất lượng cán bộ, công chức ở huyện Thanh Ba, từ đó có những cái nhìn khách quan hơn về chất lượng của đội ngũ này, thấy được những mặt được và chưa được về chất lượng của cán bộ, công chức. Tìm hiểu những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của cán bộ, công chức cấp huyện từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng đó.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Excel tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để phản ánh hiện trạng về số lượng, cơ cấu và các đặc trưng cơ bản cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba.

Phương pháp này cũng phản ánh được các đặc trưng về chất lượng, sự biến động về chất lượng cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả cũng giúp phân tích được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba thời gian qua.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh sẽ giúp phản ánh biến động về số lượng, cơ cấu và các chỉ tiêu cơ bản cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba theo thời gian cũng như giữa các đơn vị với nhau.

Phương pháp này cũng phản ánh được biến động về chất lượng cán bộ, công chức của huyện Thanh Ba trong giai đoạn nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng cán bộ, công chức huyện:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tỷ lệ CC ở trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp;

- Trình độ lý luận chính trị: tỷ lệ CC ở các trình độ cao cấp, trung cấp và sơ cấp lý luận chính trị;

- Trình độ ngoại ngữ và tin học ở bậc đại học và chứng chỉ;

- Tiêu chí về kỹ năng làm việc: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng lập dự án, kỹ năng quan hệ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng triển khai thực hiện,kế hoạch, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng điều hành quản lý hành chính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

sử dụng máy vi tinh, …).

- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác: tỷ lệ cán bộ CC ở các mức thâm niên công tác khác nhau; kết quả và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, không hoàn thành.

* Nhóm tiêu chí đánh giá công tác quy hoạch CC

- Số lượng và tỷ lệ CB,CC cấp huyện được bổ sung vào trong quy hoạch; - Số lượng và tỷ lệ CB,CC cấp huyện đưa ra ngoài quy hoạch.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CC trong HTCT cấp huyện

- Số lượng và tỷ lệ CB,CC của huyện được đào tạo và bồi dưỡng hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý NN và các kiến thức khác có liên quan.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng CB,CC trong của huyện

- Số lượng và tỷ lệ CB,CC được tuyển dụng mới

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng đội ngũ CB,CC cấp huyện

- Số lượng và tỷ lệ CB,CC được luân chuyển dọc hàng năm; - Số lượng và tỷ lệ CB,CC được luân chuyển ngang hàng năm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2017 THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2017

4.1.1. Khái quát về đội ngũ cán bộ, công chức huyện Thanh Ba

4.1.1.1. Số lượng cán bộ, công chức huyện Thanh Ba

Đội ngũ CB,CC tỉnh Phú Thọ nói chung và của huyện Thanh Ba nói riêng được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới... Sau nhiều năm, trải qua nhiều thử thách và rèn luyện, đội ngũ CC của huyện đã từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ CB,CC mới được tuyển dụng được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các phòng ban. Đội ngũ CB,CC trưởng thành trong quá khứ có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

Đội ngũ CB,CC của huyện được phân thành 2 khối lớn: Khối đảng, đoàn thể và khối các cơ quan hành chính NN (QLNN).

- Khối Đảng, đoàn thể.

Tổng biên chế khối đảng, đoàn thể của tỉnh năm 2015 là 63 người; năm 2016 là 63 người bằng 100% so với năm 2015, đến năm 2017 tăng lên 64 người, mức tăng là 101,59% so với năm 2016, trong do có 7 cơ quan đảng và 5 đoàn thể với tổng biên chế là 64 người (không tính số đang hợp đồng).

- Khối cơ quan NN: CC khối cơ quan NN chiếm tỷ lệ lớn trong đội ngũ CB,CC toàn huyện. Năm 2017, tổng biên chế của khối các cơ quan HCNN và trong các đơn vị sự nghiệp là 133 người trong tổng số 197 người, trong đó.

Trong những năm gần đây, số lượng công chức tăng lên do các phòng ban trong huyện đã bổ sung thêm nhiệm vụ. Trong khi đó, trước tình hình khối lượng công việc nhiều do chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước tăng lên, để đáp ứng yêu cầu của tổ chức và nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã chủ động bổ sung thêm biên chế cho các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước.

Bảng 4.1a. Số lượng cán bộ, công chức khối quản lý Nhà nước huyện Thanh Ba STT Diễn giải 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 16/15 17/16 Quản lý nhà nước 85 87 89 102,35 102,30 TT- UBND 4 4 4 100,00 100,00 1 VPHĐND- UBND 9 10 10 111,11 100,00 2 Phòng Nội vụ 7 7 7 100,00 100,00 3 Phòng Văn Hoá – TT 5 5 5 100,00 100,00 4 Phòng Tư pháp 4 4 4 100,00 100,00 5 Phòng KT-HT 7 7 7 100,00 100,00 6 Phòng Tài chính – KH 6 7 8 116,67 114,29 7 Lao động TB & XH 8 8 8 100,00 100,00 8 Phòng GD & ĐT 7 7 8 100,00 114,29 9 Phòng NN & PTNT 10 10 10 100,00 100,00 10 Phòng Y tế 5 5 5 100,00 100,00

11 Tài nguyên & MT 7 7 7 100,00 100,00

12 Thanh tra 6 6 6 100,00 100,00 Sự nghiệp khác 20 20 21 100,00 105,00 1 Chữ Thập đỏ 2 2 2 100,00 100,00 2 Trạm Khuyến nông 5 5 5 100,00 100,00 3 TT Bảo trợ TEMC-KT 4 4 5 100,00 125,00 4 VP. Đăng ký QSD đất 5 5 5 100,00 100,00 5 Ban QL các CTCC 3 3 3 100,00 100,00 6 Sự nghiệp Tài chính 1 1 1 100,00 100,00 Sự nghiệp VH - TT 22 23 23 104,55 100,00

1 Trung tâm Văn hoá-TT 10 10 10 100,00 100,00

2 Đài phát thanh 12 13 13 108,33 100,00

Bảng 4.1b. Số lượng cán bộ, công chức khối Đảng và đoàn thể huyện Thanh Ba STT Diễn giải 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 16/15 17/16

1 Thường trực Huyện uỷ 2 2 2 100,00 100,00

2 Văn phòng Huyện uỷ 9 9 9 100,00 100,00

3 Ban Tổ chức Huyện uỷ 7 7 7 100,00 100,00

4 Uỷ ban kiểm tra Huyện

uỷ 6 6 6 100,00 100,00

5 Ban Tuyên giáo Huyện

uỷ 7 7 7 100,00 100,00

6 Ban Dân vận Huyện uỷ 4 4 4 100,00 100,00

7 Trung tâm Bồi dưỡng

chính trị huyện 5 5 5 100,00 100,00

8 MTTQ huyện 5 5 5 100,00 100,00

9 Huyện Đoàn 5 5 5 100,00 100,00

10 Hội LHPN huyện 5 5 5 100,00 100,00

11 Hội Nông dân huyện 4 4 5 100,00 125,00

12 Hội CCB huyện 4 4 4 100,00 100,00

Tổng 63 63 64 100,00 101,59

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Ba (2017)

Huyện Thanh Ba đã tiến hành công tác tổng điều tra cán bộ, công chức hành chính nhằm thu thập thông tin về số lượng và chất lượng cán bộ, công chức hành chính để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng công chức, qua đó xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức và đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức.

2016 là 193 người. Đối với cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện và cấp xã, thị trấn đều được giữ ổn định đều qua các năm, riêng đội ngũ công chức nhà nước cấp huyện và xã có sự biến động nhỏ. Điều này chứng tỏ cán bộ, công chức quản lý nhà nước tại huyện Thanh Ba đã đủ về số lượng và đã phần nào đáp ứng được yêu cầu công việc.

4.1.1.2. Độ tuổi, giới tính của cán bộ, công chức huyện Thanh Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 59)