3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài là những số liệu có sẵn được thu thập trong các báo cáo, tài liệu như sau:
- Các tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước huyện Thanh Ba.
- Các số liệu liên quan đến đất đai, dân số, lao động, việc làm và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba.
- Các số liệu liên quan đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức quản lý nhà nước huyện Thanh Ba ….
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách điều tra thông qua các phiếu trả lời câu hỏi. Chúng tôi sử dụng 3 bộ phiếu để thu thập thông tin (1) Cán bộ công chức huyện Thanh Ba; (2) Người dân ở 3 xã, thị trấn được lựa chọn.
Bảng 3.4 Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra
1. Cán bộ, công chức của các phòng, ban thuộc Huyện 30 2. Điều tra cán bộ công chức của 3 xã (Ninh Dân, Đồng Xuân
và thị trấn Thanh Ba; mỗi xã/thị trấn điều tra 10 người) - Mỗi xã, thị trấn điều tra 10 cán bộ công chức
30
3. Điều tra người dân tại 3 xã (Ninh Dân, Đồng Xuân và thị
trấn Thanh Ba; mỗi xã/thị trấn điều tra 20 người dân) 60
Tổng 120
- Cán bộ, công chức cấp huyện: Điều tra ngẫu nhiên 60 cán bộ, công chức bao gồm 30 cán bộ công chức thuộc các phòng, ban và 30 cán bộ công chức của các xã, thị trấn (mỗi xã, thị trấn 10 cán bộ công chức).
Nội dung điều tra
+ Các thông tin cơ bản: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và quản lý NN…;
+ Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại;
+ Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: khối lượng, chất lượng công việc, tiến độ hoàn thành và hiệu quả công việc...;
+ Trình độ hiểu biết kiến thức: nắm được đường lối, chính sách chung của Đảng và NN; kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ...;
+ Năng lực chuyên môn: hiểu biết những nguyên tắc cơ bản của hành chính NN, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khả năng nhận diện và
+ Năng lực quản lý và lãnh đạo: xây dựng chiến lược cho ngành, lĩnh vực; xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện...;
+ Các kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ được giao: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng quan sát, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện...;
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
+ Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách, tuyển dụng, quản lý và thu hút nhân tài;
+ Ảnh hưởng của các yếu tố về phía bản thân người cán bộ CC.
- Điều tra người dân nhằm đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. Cụ thể điều tra 60 người dân tại 3 xã, thị trấn: xã Ninh Dân, Đồng Xuân và thị trấn Thanh Ba (mỗi xã/thị trấn điều tra 20 người dân).
Nội dung điều tra
+ Các thông tin cơ bản: tên, chỗ ở, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa...; + Đánh giá đội ngũ CBCC cấp huyện: thái độ, tác phong, ngôn ngữ khi làm việc;
+ Cán bộ CC có thái độ hách dịch, cửa quyền hay không?
+ Cán bộ CC có gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính công hay không?
+ Đánh giá kết quả giải quyết công việc của cán bộ CC: có nhanh và đúng hẹn không?
+ Cán bộ công chức có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực hay không?
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng bộ phiếu phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo Huyện ủy, cán bô các ban ngành đoàn thể cấp huyện. Phỏng vấn 5 lãnh đạo Huyện ủy (Bí thư, Phó bí thư thường trực, Trưởng ban tổ chức, Chủ nhiệm UBKT, Trưởng ban dân vận) và 10 cán bộ một số ban ngành đoàn thể cấp huyện.
Thông qua phiếu điều tra sẽ thu nhận được những thông tin mang tính chất định lượng về chất lượng cán bộ, công chức ở huyện Thanh Ba, từ đó có những cái nhìn khách quan hơn về chất lượng của đội ngũ này, thấy được những mặt được và chưa được về chất lượng của cán bộ, công chức. Tìm hiểu những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của cán bộ, công chức cấp huyện từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng đó.