Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 59)

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Thanh Ba đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tình hình phát triển kinh tế của huyện trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng 3.2.

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy, giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, từ 1.721,51 tỷ đồng năm 2015 lên 1.911,70 tỷ đồng năm 2017, tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2015 – 2017 đạt 5,38%. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ (từ 31,98% năm 2015 lên 32,80% năm 2017), giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản (từ 35,33% năm 2015 xuống còn 32,89% năm 2017). Ngành công nghiệp cũng giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tng giá trị sản xuất của huyện, từ 32,69% năm 2015 tăng lên 33,32% năm 2017.

Qua đây ta thấy Thanh Ba đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng, năm 2015, GTSX BQ/lao động là 66 triệu đồng đến năm 2017 GTSX BQ/lao động tăng lên đạt 28 triệu đồng chứng tỏ mức sống của người dân trong xã được cải thiện qua các năm.

Giá trị sản xuất của các lĩnh vực tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng chậm. Ngành công nghiệp chủ đạo của huyện: sản xuất xi măng, sản xuất gạch xây dựng, sản xuất chè chế biến, sản xuất rượu –bia, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Ba qua 3 năm (2015-2017)

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 Tốc độ phát triển %

Giá trị (tỷ.đ)

Cơ cấu Giá trị

(tỷ.đ)

Cơ cấu Giá trị

(tỷ.đ)

Cơ cấu

16/15 17/16 BQ

(%) (%) (%)

I. Tổng giá trị sản xuất 1.721,51 100,00 1.813,91 100,00 1.911,70 100,00 105,37 105,39 105,38

1. Ngành nông nghiệp và thủy sản 608,26 35,33 627,72 34,61 647,80 33,89 103,20 103,20 103,20

2. Ngành CN và TTCN 562,76 32,69 598,69 33,01 636,90 33,32 106,38 106,38 106,38

3. Thương mại và dịch vụ 550,49 31,98 587,50 32,39 627,00 32,80 106,72 106,72 106,72

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX BQ/người 0,016 - 0,017 - 0,017 - 104,05 103,03 103,54

2. GTSX BQ/lao động 0,026 - 0,027 - 0,028 - 105,21 105,10 105,16

3. GTSX BQ/hộ 0,055 - 0,058 - 0,061 - 105,28 105,28 105,28

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Ba (2017)

Thanh Ba vẫn là huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư những năm trước đây thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập và đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

a. Tình hình dân số - lao động

Lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu của mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp lao động hiện vẫn cần một số lượng khá lớn so các ngành khác.

Qua số liệu bảng 3.3 ta thấy, tổng số nhân khẩu của huyện năm 2015 là 108.410 người đến năm 2017 là 112.300 người, tăng 3.490 người. Bình quân qua 3 năm số nhân khẩu của huyện tăng 1,8%. Là một huyện nằm trong vùng trung du, miền núi nên phần lớn dân số trong huyện sinh sống ở vùng nông thôn, số nhân khẩu nông thôn chiếm chiếm tỷ trọng cao qua các năm (>90%). Ở khu vực thành thị tuy số nhân khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều nhưng tốc độ tăng lại cao hơn, bình quân 3 năm, số nhân khẩu tăng 1,44% (lớn hơn mức tăng bình quân của cả huyện (1,8%) và của khu vực nông thôn (1,25%) là do biến động của số người mới chuyển đến khu vực thành thị lớn hơn khu vực nông thôn trong huyện.

Cùng với sự tăng lên của dân số là sự tăng lên của số hộ và lao động trong huyện. Với tốc độ tăng bình quân của cả giai đoạn 2015 – 2017 là 0,1%, năm 2017 toàn huyện có 31.540 hộ. Ở nông thôn và thành thị số hộ đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng khác nhau, trong khi tốc độ tăng bình quân trong 3 năm số hộ ở thành thị là 2,89%. Số hộ nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhưng đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hộ cụ thể giảm 0,13% trong bình quân 3 năm, tốc độ giảm chậm, năm 2015 có 29.160 hộ nông thôn chiếm 92,63% tổng số hộ toàn huyện, đến năm 2017 số hộ nông thôn là 29.086 hộ chiếm 92,21% tổng số hộ của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Thanh Ba qua 3 năm (2015 - 2017)

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Ba (2017)

Chỉ tiêu ĐVT

2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)

Số

lượng Cơ cấu

Số

lượng Cơ cấu

Số

lượng Cơ cấu 16/15 17/16 BQ

Người (%) Người (%) Người (%)

I. Tổng số nhân khẩu Người 108.410 100 109.780 100 112.300 100 101.30 102.30 101.80

1. Nhân khẩu nông thôn Người 102.280 94,349 103.549 94,321 104.840 93,399 101,24 101,25 101,25

2. Nhân khẩu thành thị Người 7.201 6,643 7.319 6,288 7.410 6,601 101,63 101,25 101,44

II. Tổng số hộ Hộ 31.480 100 31.507 100 31.540 100 100,10 100,10 100,10

1. Hộ nông thôn Hộ 29.160 92,63 29.110 92,392 29.086 92,214 99,83 99,92 99,87

2. Hộ thành thị Hộ 2.320 7,37 2.397 7,608 2.456 7,786 103,32 102,46 102,89

III. Tổng số lao động Người 67.393 100 67.495 100 67.68 100 100,20 100,30 100,20

1. Lao động nông thôn Người 62.978 93,449 62.964 93,287 62.912 92,956 99,98 99,92 99,95

2. Lao động thành thị Người 4.415 6,122 4.531 6,713 4.767 7,044 102,63 105,21 103,92

Về lao động: Năm 2015 toàn huyện có 62.978 lao động, chiếm 93,45% tổng số lao động, năm 2017 có 62.912 lao động, chiếm 92,96% tổng số lao động, giảm bình quân 0,05%. Cùng chung đặc điểm với số nhân khẩu, số hộ trong huyện, số người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%) trong tổng số lao động của huyện nhưng tốc độ tăng lao động ở khu vực thành thị lại cao hơn, tăng 3,92% qua 3 năm.

Nhìn chung, lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất nông nghiệp, nhạy bén trong việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như nắm bắt các thông tin về thị trường. Tuy nhiên, tại vùng nông thôn tỷ lệ thuần nông vẫn còn ở mức cao, tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp nông thôn ngày càng tăng lên.

b. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao

Cơ sở vật chất ngành y tế, giáo dục và sức khỏe cộng đồng: trong những năm qua, các cơ sở y tế trong huyện đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp từ các nguồn vốn của TƯ, tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay các công trình đã được đưa vào sử dụng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện có 25/26 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và 80% người dân tham gia các hình thức về bảo hiểm y tế.

Giáo dục: Hệ thống trường học được đầu tư, nâng cấp, xây mới, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được đầu tư mua sắm. Toàn huyện có 27 trường Mầm non, 27 trưởng Tiểu học, 22 trường THCS, 02 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm dạy nghề, trong đó có 29 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 8 trường, Tiểu học: 17 trường, THCS: 4 trường). Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học đã có 454 phòng, lớp đạt kiên cố với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hệ thống thư viện trường học được trang bị đầy đủ, bậc Tiểu học có 28/28 trường, THCS có 22/22 trường đạt tiêu chuẩn thư viện chuẩn đạt tỷ lệ 100%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình giảng dạy đã được chỉ đạo tích cực, đến hết năm 2012 100% các trường đã nối mạng internet, một số trường có phòng máy tính đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình và nội dung đào tạo được đổi mới, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác hướng nghiệp dạy nghề ở các trường phổ thông được chú trọng.

Hệ thống điện trên địa bàn huyện được quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đáp ứng đủ phục vụ sản xuất, dân sinh. Đến nay trên địa bàn toàn huyện 100 % hộ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia.

Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa, 27/27 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã và có mạng internet đến trung tâm xã. 24/27 điểm bưu điện đạt chuẩn về điểm bưu điện văn hóa xã.

Thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 15,5 triệu đồng/người/năm. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tạm. Từ năm 2012-2017 đã giảm được 2.370 hộ nghèo (bình quân mỗi năm giảm được 3,6%). Xây dựng mới được 465 nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách. Tính đến hết năm 2017 toàn huyện có 12,69% hộ nghèo giảm 5,64% so với năm 2012, hộ cận nghèo là 13,96%, hộ đói giáp hạt là 2,29%.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tổ chức vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến tích cực tư tưởng của người dân, cùng chung tay thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương tạo động lực nội sinh thúc đẩy phát triển và xây dựng nông thôn mới. Các di tích lịch sử văn hoá đã từng bước được trùng tu, tôn tạo, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao quần chúng được quan tâm và phát triển. Hiện nay toàn huyện có 24.880 hộ đạt gia đình văn hoá chiếm 81,75%, tăng 8,5% so với 2008, nhiều gia đình văn hoá tiêu biểu được Bộ VHTT và DL, UBND tỉnh Phú Thọ khen thưởng, 243/256 khu đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hoá chiếm 94,8%, sau 5 năm tỷ lệ khu dân cư văn hoá tăng lên 22%.

Công tác truyền thanh, truyền hình luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, trong những năm qua công tác truyền thanh từ huyện đến xã đã biên tập và phát sóng trên 1.200 tin bài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Ba

Cơ sở hạ tầng là điều kiện rất cần để sản xuất nông nghiệp phát triển những bước cao hơn.Yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thuận cho quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật, ông nghệ mới để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giảm bớt được

những ảnh hưởng xấu của thiên tai, sản xuất sẽ hiệu quả hơn, ý thức được điều đó, trong những năm gần đây, huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Thanh Ba tương đối đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển kinh tế - xã hội cũng như việc giao lưu, trao đổi buôn bán với các vùng lân cận.

* Hệ thống giao thông

Trong giai đoạn 2012- 2017 vốn đầu tư cho giao thông là 60,5 tỷ, trong đó đầu tư cho giao thông nông thôn là 52,6 tỷ chiếm 87%. Vốn nội lực do nhân dân đóng góp chiếm 66% trong tổng số vốn. Tính đến hết năm 2016 toàn huyện có 849,5 km đường bộ, trong đó:

- Quốc lộ: tuyến quốc lộ số 2 dài 1km, đã trải nhựa.

-Tỉnh lộ: Đường tỉnh (ĐT) có 4 tuyến (ĐT 311, ĐT 312, ĐT 313, ĐT 318) với tổng chiều dài 77,5km; trong đó 41km đường đã trải nhựa, 8km đường rải đá và 28,5 km đường cấp phối.

- Huyện lộ: Các tuyến huyện lộ có tổng chiều dài 178,8km; trong đó 21,3km đường nhựa, 99km đường bê tông, 45km đường đá, 13,5km đường đất.

Mạng lưới giao thông liên thôn, liên xã: Toàn huyện đã có 592,2km đường liên xã, trục xã liên thôn. Trong đó 62,2km đường bê tông, 12km đường đá, 248km đường cấp phối, 270km đường đất. Các tuyến đường này vẫn còn hẹp, gồ ghề, gây không ít khó khăn cho việc tham gia giao thông, vận chuyển hàng hóa.

- Đường thủy: Đường thủy trở thành tuyến giao thông quan trọng của huyện với 32km sông Hồng chảy dọc địa phận huyện, qua 10 xã. Hiện tại trên tuyến có 1 bến phà (xã Thanh Hà) và 6 bến đò ngang (Vũ Yển, Hoàng Cương, Chí Tiên, Thanh Hà, Đỗ Xuyên), các bến đò này chỉ là bến tạm, đường lên xuống không ổn định khiến người dân gặp nhiều khó khăn.

- Đường sắt: Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua với tổng chiều dài 21,6km với 2 ga là ga Vũ Yển và Chí Chủ. Chất lượng đường sắt tốt, đảm bảo cho tàu chạy liên tục. Tuy vậy, 2 nhà ga còn nhỏ và đang bị xuống cấp. Đây là tuyến liên vận huyết mạch, nối liền Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và đi Trung Quốc, vì vậy trong tương lai cần được xây dựng

cho phù hợp để đáp ứng hơn nhu cầu sử dụng (Chi cục thống kê huyện Thanh Ba, 2017).

* Hệ thống thủy lợi

Đến nay, cơ bản các công trình thủy lợi của huyện đã được nâng cấp. Số hồ đập trên toàn huyện là 78 với năng lực tưới cho khoảng 2.100 ha, tổng số trạm bơm là 25 trạm, mang lại hiệu quả tưới tiêu và phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định và an toàn lương thực trên địa bàn toàn huyện (Chi cục thống kê huyện Thanh Ba, 2017).

* Xây dựng cơ bản

Về xây dựng cơ bản của huyện trong những năm qua đã được quan tâm đặc biệt, một số dự án lớn đã được đầu tư xây dựng. Số lượng các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về quy mô: có 4 doanh nghiệp nhà nước, 66 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết các công trình hạ tầng cơ sở điều hành được xây dựng ở khu vực trung tâm huyện, trung tâm các xã như trụ sở HĐND, UBND, huyện ủy, ngân hàng, kho bạc...hệ thống trường học, bệnh viện...Những công trình này đã và đang được xây dựng mới đảm bảo chất lượng và khả năng phục vụ công tác quản lý, điều hành chung mọi hoạt động ở địa phương (Chi cục thống kê huyện Thanh Ba, 2017).

* Hệ thống điện và thông tin liên lạc

Điện nông thôn: Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đáp ứng đủ phục vụ sản xuất, dân sinh nông thôn. Đến nay trên địa bàn huyện 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.

Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hóa, 26/26 xã có bưu điện văn hóa xã và có mạng internet đến trung tâm xã. 24/27 điểm bưu điện đạt chuẩn về điểm bưu điện văn hóa xã theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 59)