Tiếp nối-Năm 1885, do cảm mến đức độcủa sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 130 - 141)

IV. VẠCH TRẦN TỪNG ÐIỂM CHỨNG MINH TỘI ÁC CỦA CSVN TRƯỚC DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ÐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC:

Tiếp nối-Năm 1885, do cảm mến đức độcủa sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân

quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói

móc...

Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 - 1990) trùng tu lần thức hai và ngày nay, vào đời trụ trì thứ ba, Hòa thượng Thích Thiện Chơn vẫn còn đang tiếp tục xây dựng...

Từ cổng chùa, theo nhiều bậc thang lên cao khoảng 300m là đến chùa. Chùa có hai khu vực, phần trên là chính điện thờPhật, phía sau có hang mãng xà theo truyền thuyết; phần dưới thấp là nơi thờ Tổ, hai ngôi bảo tháp[2]và nhà khói (nhà nấu ăn).

Chùa có mặt chính 11m, mặt hông 10m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống. Trong chùa có nhiều hoành phi, liễn đối chạm khắc tinh xảo. Phía trước chùa có cây cột phướng cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi-măng khá sinh động. Đứng ở đây, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát...

Ngoài ra, từ cổng nhìn lên, phía bên trái chính điện, có một ngôi chùa nhỏ, dáng cổ, có tầng, mái cong, xinh đẹp, hợp với cảnh núi. Cạnh đó, một nhà hai tầng, kiểu hiện đại với những căn phòng nhỏ gọn, là nơi sinh hoạt, tu học của các sư...

Ngày 10 tháng 7 năm 1980, Bộ Văn Hóa ra quyết định số 92/VHTT-Q.Đ công nhận Chùa Hang (Phước Điền Tự) là một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia

Thất Sơn

Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tôn xưng là Bửu Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Nguồn gốc

Ngược dòng lịch sử khoảng một triệu năm trước, trong thời kỳ Pleistocene, hàng loạt các hoạt động tân kiến tạo đã làm vỏ trái đất ở khu vực Bảy Núi bị nức nẻ, lún sụt hoặc nhô cao nhiều nơi. Sau đó là những đợt biển tràn ngập cả vùng Nam Bộ khoảng 10.000 đến 11.000 năm thì chấm dứt. Dấu tích của những thời biển tiến này còn để lại các bậc thềm biển cổ ở những vùng quanh núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường... của huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Phần nhô cao tức đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km. Khởi đầu từ xã Phú Hữu (huyện An Phú) qua xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc), bao trùm lên gần hết hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, về tận xã Vọng Thê, Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Đứng trên góc độ địa hình, có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính:

* Dạng núi dốc: được hình thành trong thời kỳ tạo sơn mãnh liệt như đã nói trên, nên chúng thường cao và có độ dốc lớn trên 25 độ và phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta), như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài...

* Dạng núi thấp và thoải: được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao thấp, ít khe suối và bề mặt có khi là đất, như núi Nam Qui, núi Sà Lon, núi Đất...

Và vùng Bảy Núi khi xưa là đất của Chân Lạp. Rồi trong một cuộc tranh giành quyền lực, Nặc Tôn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tạ ơn, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi, vào năm 1757.

Giới thiệu

Bảy Núi

Bảy Núi là 7 ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi, ở hai huyện vừa kể trên. Tên Thất Sơn lần đầu được biên chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí (phần An Giang tỉnh, mục Sơn Xuyên), và gồm các núi: Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi, Tà Biệt và Nhân Hòa. Sau đó, Hồ Biểu Chánh trong Thất Sơn huyền bí và Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm, cho rằng đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm.

Còn theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1972; được Vương Hồng Sển dẫn lại trong Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam, thì đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Sam, Két, Dài, Tà Béc...

Đến năm 1984, Trần Thanh Phương cho xuất bản Những Trang sử về An Giang, đã kể tên bảy Núi là:

* Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), * Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) * Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), * Núi Dài (Ngọa Long Sơn), * Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) * Núi Két (Anh Vũ Sơn) * Núi Nước (Thủy Đài Sơn).

Theo Địa chí An giang...., ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có 37 ngọn núi đã có tên, nhưng con số 7 (bảy núi) vẫn không hề thay đổi.

Mặc dù Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn đã đề cập đến bảy điểm “linh huyệt” của vùng Thất Sơn, rồi chọn ra những núi đã nêu trên, nhưng so sánh lại những tên núi, vẫn có khác biệt.

Lý giải cho điều này, hiện nay vẫn chưa có lời giải thích nào ổn thỏa. Nhưng điều dễ thấy trong việc sắp xếp núi non này, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều những yếu tố thần bí, siêu nhiên, phong thủy...

Tuy vẫn còn có những ý kiến khác, nhưng hiện nay những núi do Trần Thanh Phương liệt kê, được khá nhiều người đồng thuận.

Tài Nguyên - Khoáng sản

Bảy Núi rất phong phú về khoáng sản, như:

* Nhóm vật liệu xây dựng: Đá granit ở núi Cô Tô, núi Ba Thê, núi Két, núi Tượng, núi Sập, núi Trà Sư...Cát xây dựng nằm theo triền hoặc nơi các trũng giữa núi Cấm và núi Dài.

* Nhóm vật liệu trang trí: Đá ốp lát ở núi Cấm, núi Dài Nhỏ...

Đá aplite, một thành phần quan trọng để sản xuất ra gạch ceramic, để làm hạ nhiệt nóng chảy của cát, trong các lò chế tạo thủy tinh, được tìm thấy nhiều nơi ở Bảy Núi.

Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác, như: than bùn ở các xã Núi Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Ba Chúc, An Tức...; mỏ vỏ sò ở núi Chóc; mỏ đất sét cao lanh, đá quý và ngọc ở Nam Qui, Tà Pạ; quặng kim loại molipden ở núi Sam, núi Két, núi Trà Sư; quặng mangan ở vùng Tà Lọt; nước khoáng thiên nhiên ở núi Dài, núi Cô Tô, núi Cấm và bột Diatomite ở núi Cấm, núi Dài...

Thực vật

Khi xưa, vùng Bảy Núi phần lớn là rừng rậm nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý. Đến thế kỷ thứ 17, nơi đây hãy còn hoang vu. Thái Văn Trừng đã xếp các quần thể rừng của Bảy Núi trong kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới với cấu trúc 3 tầng rõ rệt: tầng cây gỗ như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính..., tầng cây bụi như sâm ngọt, sâm núi, mua lông, bưởi, chanh…, tầng thân thảo và quyết thực vật như sa nhân, gừng dại, giềng rừng…

Động vật tự nhiên

Trước đây, vùng Bảy Núi có nhiều loại chim muông và thú rừng. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết: Ở núi Nam Vi cây cối um tùm, khe sâu cỏ rậm, rất nhiều hươu, nai, hổ, báo...Còn ở núi Khe Săn (Khê Lạp) có cây tùng, cây trúc tốt tươi, hươu nai tụ tập…nhân dân thường đến núi này để tìm mối lợi.. Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn cho biết về thú rừng có hổ, báo, nai, hươu, cáo, vượn, khỉ; về chim có phượng hoàng, quạ... Ngày nay, chỉ còn một số ít loài, như heo rừng, khỉ, nhím, rắn...còn phần nhiều những loài mà Trịnh Hoài Đức kể trên gần như không còn nữa.

Đặc điểm

Nói về mặt tự nhiên của vùng Bảy Núi, Gia Định thành thông chí mô tả: Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước... Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy

Ở trong sách trên còn cho biết sự hiện diện của những người Việt đến sinh sống, hòa nhập với người Khmer, ở vùng Bảy núi vào mấy thế kỷ trước. Họ đến để khai thác nguồn lợi thiên nhiên, lập vườn cây ăn trái, trồng hoa màu, tìm dược thảo, làm ruộng ở chân núi, bắt cá vào mùa hạn ở các ao đìa...

Sau này, vùng Bảy Núi còn là nơi hội tụ của những sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. Vì nơi đây vừa có đồng bằng thuận lợi cho việc canh tác, vừa có núi rừng trú ẩn, có lối trốn sang nước Campuchia, nếu bị đối phương lùng sục... Cho nên rất nhiều người đã tìm đến đây, mỗi người mang mỗi tâm trạng, đến để chuẩn bị chiến đấu, để chờ thời cơ hay chỉ để lãng quên thực tế.... Vì vậy, vùng đất này gắn liền tên tuổi của nhiều danh nhân như: Đoàn Minh Huyên, Thủ Khoa Huân, Trần Văn Thành, Ngô Lợi, Phan Xích Long, Trương Gia Mô v.v... Đây cũng là nơi hội tụ nhiều ông đạo, bởi vậy có câu: Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi.

Vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục... đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)...và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm... Ngoài ra, Bảy Núi còn là phên dậu nơi chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên cũng không kém Bắc Thành...

Và là nơi có vô số danh lam, thắng cảnh... Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, có câu:

Thất Sơn, hòn dọc dãy ngang,

Nói sao cho hết cả ngàn phong cương.

Thất Sơn là tên gọi dùng để chỉ 7 ngọn núi chập chùng ởhuyện Tịnh Biênvàhuyện Tri Tôn,tỉnh An Giang. Bảy ngọn núi được xếp theo thứ tự cao thấp như sau:

- Thiên Cấm Sơn: dân gian quen gọi lànúi Cấm, cao 705 m, chu vi 28.600 m, nằm trong dãy núi Cấm, trên địa bàn xã An Hảo,huyện Tịnh Biên.

- Phụng Hoàng Sơn: còn gọi lànúi Cô Tô, cao 614 m, chu vi 14.375 m, trong dãy núi Cô Tô, thuộc địa bàn xã Cô Tô,huyện Tri Tôn.

- Ngọa Long Sơn: còn gọi lànúi Dài, cao 554 m, chu vi 21.625 m, thuộc cụm núi Dài ở xã Lê Trì,huyện Tri Tôn.

- Anh Vũ Sơn: tức lànúi Két, cao 266 m, chu vi 5.250 m, thuộc cụm núi Phú Cường ở xã Thới Sơn,huyện Tịnh Biên.

- Ngũ Hồ Sơn: dân gian quen gọi lànúi Dài Năm Giếng, cao 265 m, chu vi 8.751 m, thuộc cụm núi Phú Cường ở xã An Phú,huyện Tri Tôn.

- Liên Hoa Sơn: còn gọi lànúi Tượng, cao 145 m, chu vi 3.825 m, thuộc cụmnúi Dài, ở thị trấn Ba Chúc,huyện Tri Tôn

- Thủy Đài Sơn: tứcnúi Nước, cao 54 m, chu vi 1.070 m, thuộc cụmnúi Dài, nằm trên địa bàn thị trấn Ba Chúc,huyện Tri Tôn.

Tương truyền từ mấy ngàn năm trước, đây là những hòn đảo giữa biển khơi, do sự vận động kiến tạo của vỏ trái đất mà được nâng lên thành núi. Nơi đây còn lưu giữa nhiều huyền thoại ly kỳ hấp dẫn về quá trình hình thành và đấu tranh giữa con người với thiên nhiên.

Ngoài việc chỉ 7 ngọn núi, Thất Sơn còn chỉ vùng đất nơi 7 ngọn núi này tọa lạc, gọi là vùng Thất Sơn, hay vùng Bảy Núi, tứchuyện Tịnh Biênvàhuyện Tri Tôn. Đây là vùng đất nổi tiếng bởi phong cảnh đẹp, nhiều đặc sản và nhiều huyền thoại hấp dẫn, lưu giữ nhiều dấu tích của các bậc kỳ nhân như: đức Phật Thầy Tây An, đức Bổn sư Ngô Lợi, Huỳnh Phú Sổ...

Vùng đất thuộc địa bànhuyện Tri Tônvàhuyện Tịnh Biêncủa củatỉnh An Giang. Bảy Núi tức là 7 ngọn núi của dãyThất Sơnnổi tiếng. Đây còn là tên huyện củatỉnh An Giang, thành lập 1977, sau khi sát nhập 2 huyệnTri TônvàTịnh Biên. Ngày 23-08-1979, huyện Bảy Núi tách ra thành hai huyện như cũ. Hiện nay Bảy Núi chỉ là địa danh vùng.

Đến miệt Bảy Núi du lịch, ngoài việc được thưởng lãm phong cảnh ngoạn mục nhờ núi non kỳ thú của một vùng bán sơn địa, du khách còn được thưởng thức những món ngon mà chỉ nơi đây mới có.

Khu vực này có một số chợ bò nổi tiếng như: Bến bò xã Lương Phi, Ba Chúc, cầu Cây Me, Nhà Bàng,... Các chợ bò này hoạt động liên tục, không chỉ trong địa phương mà còn "xuyên quốc gia", sang Campuchia. Bò Bảy Núi thịt ngon do được nuôi vỗ cẩn thận. Vì vậy, khi đến vùng này, khách đừng quên thưởng thức các món ăn được chế biến từ bò ngon không đâu có được như bò xào láng giang, cháo bò...Bò xào lá giang ngon nhất ở thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên. Muốn ăn cháo bò, khách phải đến chợTri Tôn.

Ngoài bò, Bảy Núi còn nổi tiếng với loài bò cạp núi, dân địa phương gọi là bù kẹp. Đến vùng Bảy Núi, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy những con bò cạp đen nhánh, to cỡ con dế cơm, bò lổn nhổn trong thau, giơ cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh đầy đe dọa, được bày bán dọc hai bên đường. Bò cạp chiên giòn là món ăn đặc sản trong nhiều nhà hàng lớn ởthành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ở vùng Bảy Núi, bạn có thể thưởng thức ở bất cứ quán cóc nào. Nhiều

người tin rằng, bò cạp có nhiều vị thuốc, có thể chữa trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp mãn tính, đặc biệt là giúp tráng dương, nên rất được cánh mày râu ưa chuộng.

Bảy Núi còn là quê hương của cây thốt nốt. Ở xứ này, trên đồng cát, trên sườn đồi, trong các phum sóc... nơi đâu cũng có cây thốt nốt. Lâu nay, nhiều người biết đến thốt nốt qua đặc sản đường thốt nốt được chế biến bằng loại nước lấy từ hoa thốt nốt. Thế nhưng, nếu có dịp về thăm Bảy Núi, du khách sẽ biết thêm một món đặc sản nữa, đó là "Tức thốt nốt chu". Đây là một loại nước uống có gaz tự nhiên được chế biến bằng cách lên men nước thốt nốt cùng với một số sơn dược có tác dụng tan máu bầm và thải độc. Loại thức uống này càng để lâu càng đậm đà hương vị giống như rượu nho của ngoại quốc. Nhiều người gọi đây là "bia chua Bảy Núi". Nếu có dịp đến đây, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức.

Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi

Cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, vào dịp tết Đôn-ta, người dân Bảy Núi lại xôn xao với lễ hội đua bò. Từ thời xa xưa, đua bò được coi như một loại hình thể thao nhằm rèn luyện thân thể, đòi hỏi người tham gia phải có thể lực cường tráng, nhanh nhẹn và mưu trí mới có thể điều khiển được đôi bò dũng mãnh và chạy nhanh như vũ bão.

Lúc đầu, hình thức đua bò thật đơn giản, tổ chức vào những ngày mùa để cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an. Đồng thời, qua cuộc thi, dân làng sẽ chọn ra những con bò dẻo dai, khỏe mạnh, cày bừa giỏi để phục vụ cho sản xuất. Cuộc đua chỉ diễn ra giữa phum sóc này với phum sóc kia và thường thi đấu trên lộ cát có kéo theo cây bừa. Từ năm 1992, lễ hội đua bò được tổ chức luân phiên giữa hai huyệnTri TônvàTịnh Biên(năm chẵn tổ chức tạiTri Tôn, năm lẻ tạiTịnh Biên) với tên gọi chính thức là “Hội đua bò Bảy Núi”.

Theo điều lệ đua bò năm 2004, sân đua mới có hình chữ nhật dài 160 m, rộng 60 m, xung quanh có bờ mẫu cao 1 m, bốn góc cong tròn giúp cho cặp bò dễ quẹo. Đường đua rộng 8 m và bao giờ cũng phải có nước xâm xấp để đôi bò kéo chiếc bừa dễ lướt tới. Người tham gia cuộc chơi phải trải qua hai vòng hô và một vòng thả. Trong quá trình thi đấu, người điều khiển bò (tiếng dân tộc gọi là Xầm-nít chí-cô) phải tuân thủ ý kiến của 5 trọng tài. Họ vừa cầm dây vàm để kìm cương, vừa cầm roi có đầu nhọn như đinh (cây xà luol) để thúc bò. Người điều khiển phải bình

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 130 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w