TRÁI CÂY TẠI CÁI BÈ

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 31 - 53)

Xoài cát Hoà Lộc: là một loại trái cây đã gắn liền với địa danh Hòa Lộc. Nhắc đến xoài cát Hoà

Lộc thì không ai có thể quên được hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thương thì xoài cát Hoà Lộc là ngon nhất trong 120 loại mà viện cây ăn quả Long Ðịnh đã nghiên cứu và đạt danh hiệu "quả xoài vương hậu" trong các kỳ thi xoài.

Cây xoài tổ hiện nay vẫn còn ở nhà bác Hai Cống, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè. Và từ đó viện cây ăn quả Long Ðịnh nhân giống ra nhiều cây giống bán rẻ cho nông dân cả nước. Quả xoài cát Hoà lộc rất dễ chọn, da hơi có cám, thịt ngon và thơm, đứng đầu trong các loại trái cây xuất khẩu.

Cam Cái Bè: là một trong những cây ăn quả được trồng trong vườn lâu nhât vàphổ biến nhất.

Những quả cam sành còn được gọi là cam King (King Orange) và cam mật được trồng nhiều ở vùng Cái Bè - An Hữu. Khi du khách một lần đến với Tiền Giang mà chưa thưởng thức cam Cái Bè thì chưa hiểu hết được vùng đất này. Cam Cái Bè được trồng nhiều ở cù lao Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy và khu thị trấn Cái Bè.

* Cơ sở hạ tầng và dịch vụ.

Nhà Hàng Xẻo Mây

Tọa lạc cạnh bên bờ sông Tiền thơ mộng, được bao quanh bởi vườn cây ăn trái trĩu quả. Ðến với Nhà Hàng Xẻo Mây du khách sẽ có được một cảm giác ấm cúng và dân dã. Với các món ăn thuần túy Nam Bộ như : canh chua cá linh bông điên điển, mắm kho ăn với bông lục bình, cá rô kho tộ, cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù, ốc hấp tiêu. Nhà Hàng Xẻo Mây có thể phục vụ 600 khách cùng lúc và có thể đảm nhận việc tổ chức liên hoan, sinh nhật, hội nghị khách hàng. Cùng với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình sẽ làm hài lòng quý khách.

IE. An Hữu – Tp.Cao Lãnh ( 37 Km ) Tỉnh ĐỒNG THÁP :

* Lịch sử hình thành và phát triển.

Do đặc điểm hình thành, tỉnh Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam và Bắc Sông Tiền, tương ứng với 2 địa danh Sa Đéc và Cao Lãnh.

* Vùng Sa Đéc : Theo nhà văn Sơn Nam, người được mệnh danh là Nhà Nam bộ học thì vùng

đất phía Nam của tỉnh Đồng Tháp mà trung tâm là Sa Đéc có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ông viết, “ Bản lề giữa sông Tiền và Sông Hậu, giữa vùng đồng bằng và cảng Sài Gòn, giữa đồng bằng và nước Campuchia, lần hồi hình thành một vùng đất mà mãi đến nay người dân địa phương vẫn tự hào”.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ít nhất từ đầu thế kỷ XVII hay cuối thế kỷ XVI đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Sa Đéc là từ tiếng Khơme, có nghĩa là “chợ Sắt”. Bán dụng cụ nông nghiệp rèn bằng Sắt hay nhà lồng chợ bằng sắt ? Chưa có cách lý giải nào được cho là thuyết phục nhất về địa danh này nhưng có thể nói vùng Sa Đéc là phần đất mới nhất trên đường mở nước dứt điểm vào năm 1757 của Nguyễn Cư Trinh, một vị quan từng lập thành tích an dân ở Quảng Ngãi, ông vào Nam khi mới 37 tuổi.

Việc khẩn hoang tiến hành ở Sa Đéc bấy giờ còn thô sơ, nhân công ít ỏi. Người dân đất mới an cư lạc nghiệp chưa được bao lâu thì lại phải đối phó với cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn. Gần 10 năm, quân sĩ hai bên truy nã nhau ờ vùng Sa Đéc mà di tích quan trọng nhất vào thời này ta còn tìm thấy là Bảo Tiền, Bảo Hậu ở Long Thắng và đập Đá Hàn ở Long Hậu (Lai Vung).

Sau thời nội chiến, Sa Đéc đi vào ổn định. Gia Long lên ngôi, vùng Sa Đéc là một phần của huyện Vĩnh An. Với vị trí địa lý thuận lợi, khu vực bên sông Tiền là Tân Châu, Hồng Ngự xuống Sa Đéc được Gia Long quy hoạch là trung tâm kinh tế. Suốt một thời gian dài sau đó, Sa Đéc trở thành chợ sung túc nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long chỉ thua Sài Gòn, Chợ Lớn, mãi cho đến khi Cần Thơ hình thành. Có thể nói, suốt thời Gia Long – Minh Mạng, Sa Đéc phát triển hết sức mạnh mẽ nhờ kinh tế thị trường, giao lưu hàng hoá với các khu vực trong vùng và cả

Campuchia.

Đến khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, năm 1889 Sa Đéc đã trở thành tỉnh lỵ được đô thị hoá theo mô hình áp dụng cho toàn Nam kỳ thuộc địa. Kể từ đó, Sa Đéc tự trói mình trong phạm vi tỉnh lẽ trong bộ máy kìm kẹp của thực dân. Thời này, Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh đến Chính quyền Sài Gòn lại cắt Nam Bộ thành 26 tỉnh. Tỉnh Sa Đéc cắt phần đất nằm ở tả ngạn sông Tiền để lập tỉnh Kiến Phong mới.

* Vùng Cao Lãnh : Nằm ở phía Bắc sông Tiền cũng có một quá khứ không kém hào hùng. Sử

sách còn ghi, vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một số lưu dân thôn Bả Canh ( nay thuộc xã Đập Đá, thị trấn Đập Đá, tỉnh Bình Định) vào khai hoang, định cư ven bờ con sạch Cái Sao Thượng hình thành nên xóm Bả Canh. Người có công lớn trong việc quy dân khai phá lập nên thôn ấp là Nguyễn Tú, ông được tôn làm Tiền Hiền của làng, nay bia Tiền Hiền còn tìm thấy ở gần khu vực cầu Đình Trung, phường II, thành phố Cao Lãnh.

Trong buổi đầu khai hoang, lập ấp, khu vực này thuộc quyền quản lý của Khố trường Bả Canh. Khố trường lúc bấy giờ chưa phải là phân hạt hành chính mà là một nơi thu thuế bằng hiện vật do các chúa Nguyễn thiết lập ở những nơi thôn, ấp còn rời rạc chưa liền ranh để có thể thành lập các cấp hành chính khác. Khố trường đặt nơi nào thì lấy tên thôn xóm đó làm tên. Từ năm 1732, khố trường Bả Canh thuộc châu Định Viễn (dinh Long Hồ)

nhưng 3 thôn Mỹ Trà, Mỹ Nghĩa, Tân An thuộc tổng Phong Thạnh, phân huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường còn 5 thôn thuộc tổng An Tịnh, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang là Phú An Đông, Tân Tịch, Tịnh Thới, Tân Thuận và Hoà An. Đến năm 1838 lập huyện Kiến Phong và Phủ Kiến Tường, huyện lỵ Kiến Phong và Phủ lỵ Kiến Tường đều đặt tại thôn Mỹ Trà.

Hoà ước 1862, công nhận sự chiếm đóng của thực dân Pháp trên 3 tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, chúng chia các tỉnh thành các tham biện. Khu tham biện Cần Lố quản lý cả huyện Kiến Phong, chúng dời Phủ Kiến Tường từ Mỹ Trà về vàm Cần Lố và sáp nhập tham biện Cần Lố vào khu tham biện Tân Thành (Sađéc)

Đến đầu thế kỷ, bằng Nghị định toàn quyền, thực dân Pháp quy định kể từ ngày 1/1/1900 các tham biện ở Nam Kỳ thống nhất gọi là tỉnh. Theo đó, địa bàn Cao Lãnh thuộc tỉnh Sađéc. Đến đầu năm 1914, quận Cao Lãnh đựơc thành lập. Đây là lần đầu tiên Cao Lãnh, một tên chợ được chọn làm tên cho một quận. Khu hành chánh nằm ở bờ sông Cao Lãnh, phía Hoà An, bên kia sông là khu thương mại với nhà lồng chợ khá sầm uất, kề bên là bến tàu ngày đêm tấp nập. Đến thời chính quyền Sài Gòn, tỉnh Kiến Phong được thành lập vào ngày 22/10/1956, Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ.

Nếu xét về quy mô, Cao Lãnh là một tỉnh lỵ nhỏ nhưng do vị trí đặc biệt và điều kiện khách quan, mỗi giai đoạn lịch sử quan trọng của Nam bộ đều ghi dậm dấu ấn nơi đây. Đầu tiên là sự xuất hiện của Khố trường Bả Canh đánh dấu thành công bước đầu của công cuộc khai hoang ở thế kỷ XVII, XVIII. Bước sang thế kỷ XIX, trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Mỹ Trà đã là chiến trường ác liệt của nghĩa quân Thiên Hộ. Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XX, Cao lãnh là một trong những địa phương có phong trào Đông Du rầm rộ ở Nam Kỳ mà nổi bật là nhà cách mạng Nguyễn Quang Diêu, được coi là một lãnh đạo của phong trào Đông Du. Cao lãnh còn là nơi dừng chân của các nhà yêu nước như Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Sinh Sắc… Phát huy truyền thống đó, nhiều thanh niên vùng Hoà An, Cao Lãnh sớm giác ngộ gia nhập tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội rồi trở thành những Đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên. Chi bộ đầu tiên đã được thành lập tại làng Hoà An vào cuối năm 1929. Từ ấy, dưới ánh sáng của Đảng soi đường, người dân Cao Lãnh đã kiên cường đấu tranh, góp phần cùng cả miền Nam giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước và cũng kể từ ngày 30/4/1975, vùng Cao Lãnh được sát nhập với Sađéc thành tỉnh Đồng Tháp ngày nay.

Trong giai đoạn đầu, Sađéc được chọn là thị xã Tỉnh lỵ. Đến năm 1989, nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển vùng Đồng Tháp Mười đầy tiềm năng, trung tâm tỉnh lỵ được dời về Cao Lãnh. Được sự đầu tư của Trung ương, nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương cùng chung tay góp sức, Cao Lãnh không ngừng phát triển và đã được công nhận là thành phố vào năm 2006 vừa qua. Người dân Đồng Tháp hôm nay không khỏi tự hào với một thành phố trẻ, bên dòng sông Tiền đang từng ngày, từng giờ vươn mình đi lên cùng đất nước.

* Tổng quan du lịch tỉnh Đồng Tháp.

Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374 km2, được chia thành 11 đơn vị hành chính gồm 9 huyện, 1 thị xã cổ vốn là trung tâm kinh tế, văn hoá có tiếng trong vùng và 1 thành phố trẻ đang vươn mình đi lên cùng cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48 km và 7 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế

biên giới để góp phần phát triển thương mại, dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên. Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi, Đồng Tháp có hai nhánh sông Cửu Long hiền hòa chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này bốn mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao thông thủy thông suốt. Hai bến cảng Cao Lãnh và Sađéc nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia.

Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều Quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc Lộ 30, Quốc Lộ 80, Quốc Lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ vượt sông Tiền nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông bộ nối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực.

Nghề trồng nấm rơm cũng khá phát triển ở nhiều vùng nông thôn Đồng Tháp với hơn 250ha, sản lượng khoảng 2.400 tấn/năm, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong vùng. Sen vốn là loài cây đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, nay cũng được đầu tư trồng tập trung để lấy hạt xuất khẩu. Đến nay, Đồng Tháp đã có sản lượng hạt sen xuất khẩu trên 1.000 tấn/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với trên 150 ha cung cấp hàng trăm loại hoa và kiểng quý cho khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Làng hoa kiểng Sađéc (Đồng Tháp) đang được đầu tư phát triển không chỉ để nâng cao chất lượng các loài hoa mà trong tương lai không xa nơi đây còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với khách tham quan trong và ngoài nước.

Trái cây Đồng Tháp cũng nức tiếng trong vùng với Xoài Cao Lãnh, Quýt hồng Lai Vung… những loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Trong tổng số 30.000 ha diện tích cây ăn trái cho sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm trong toàn tỉnh hiện đã có không ít những vườn cây kiểu mẫu được sản xuất theo hướng chuyên canh, sản phẩm đạt chất lượng và độ đồng đều cao để tiến tới xây dựng thương hiệu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh.Năm 2007, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha, nông dân tập trung nuôi tôm trên ruộng lúa, nuôi cá bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm.

Là vùng đất được mệnh danh là chim trời cá nước, tỉnh còn có tiềm năng phát triển du lịch. Về Đồng Tháp, du khách sẽ vô cùng thú vị với những cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có dịp thưởng thức nhiều món ăn đặc sản.

Du khách sẽ được đến với Khu du lịch Xẻo Quýt, vốn là khu căn cứ của tỉnh uỷ Kiến Phong năm xưa, nơi đây còn nổi tiếng với rừng tràm nguyên sinh và các di tích tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của quê hương đất Tháp anh hùng.

Du khách còn được đến khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, nơi được mệnh danh là lá phổi xanh giữa vùng Đồng Tháp Mười.

Cách đó không xa là vườn Quốc Gia Tràm chim, nổi tiếng với đàn Sếu đầu đỏ. Hàng ngàn hecta rừng tràm và đồng cỏ hoang sơ của một Đồng Tháp Mười thu nhỏ, hàng trăm loài động vật quí hiếm của vùng đất ngập nước đang được gìn giữ, bảo tồn .

Khu di tích Gò Tháp nằm ở trung tâm của Đồng Tháp Mười lại là địa chỉ đầy thú vị cho những ai muốn tìm về một nền văn hóa cổ. Mỗi mãnh gốm, mỗi viên gạch, mỗi phiến đá…. đang được khai quật là một tín hiệu đầy bí ẩn về nền văn hóa Ốc Eo của dân tộc Phù Nam cách đây 1.500

năm. Nơi đây còn có nhiều ngôi chùa cổ với mỗi năm 2 lần lễ hội thu hút hàng ngàn khách thập phương.

Ở trung tâm thành phố Cao Lãnh còn có khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng Tháp có nhiều ngôi chùa cổ, mà nổi tiếng nhất là chùa Kiến An Cung. Một công trình văn hóa Tôn Giáo tiêu biểu.

* Tuyến điểm du lịch.

Xẻo Quýt - từ căn cứ cách mạng đến điểm du lịch sinh thái .

Đồng Tháp có khá nhiều di tích lịch sử mà Xẻo Quýt là một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo, để lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ trong lòng du khách.

Khu căn cứ Xẻo Quýt rộng khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, cách thị xã Cao Lãnh hơn 30 km. Để đến Xẻo Quýt bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy. Thông thường, du khách đi qua ngã ba An Hữu thuộc huyện Cái Bè (Tiền Giang) đến cầu Long Hiệp, rồi từ đó đón đò đi Xẻo Quýt, hoặc có thể đi đường bộ từ quốc lộ 1 rồi rẽ vào quốc lộ 30, đến thẳng Xẻo Quýt.

Đến đây bạn sẽ cảm nhận ngay một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, gió mát trong lành nằm giữa vùng đất trũng với nhiều loại cây : tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng… Khi xưa, nơi này hoang vu cỏ dại, kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng nên từ năm 1960-1975 đã được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Thăm Xẻo Quýt vào mùa khô, bạn sẽ len lỏi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo dưới tán tràm mát rượi, nếu mỏi chân có thể mắc võng, ngả lưng ngắm nhìn cây lá. Mùa nước lên, trên chiếc xuồng ba lá, những cô du kích áo bà ba đen, khăn rằn, nón tai bèo đưa bạn luồn lách qua những con rạch nhỏ hoang sơ để vào những di tích nằm khuất trong rừng tràm mênh mông. Tiếng nước róc rách, cá quẫy và chim hót trên những hàng cây cao vút, xanh rì, bao phủ bởi lớp dây leo mềm mại đem lại những giây phút thư thái, bình yên cho khách tham quan.

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 31 - 53)