Về pho tượng “ bí ẩn “trong Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam?

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 98 - 101)

VII. THUỶ ĐÀI SƠN (NÚI NƯỚC)

2.5Về pho tượng “ bí ẩn “trong Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam?

Hiện nay vẫn tồn tại nhiều cách lý giải trái ngược nhau của các tác giả trên , nhưng theo tôI độc gia vannghesongcuulong.org có thể đọc thêm cuốn : Lịch sử Việt nam từ khởi thuỷ đến thế kỷ 10 , Nhà xuất bản khoa học xã hội , Hà Nội năm 2001 đã cho rằng Văn hoá Oc eo thuộc Tây Nam Bộ , trong đó có An Giang . Qua khảo cổ học đã xác nhận; Tượng bằng đá đã thu nhập được 8 tiêu bản , có niên đại 6-7 công nguyên; Tượng Vínu có 8 tượng bằng đá Sa Thạch có niên đại thế kỷ 7-8 công nguyên. Cũng đã phát hiện 22 tiêu bản Linga( Siva) đều bằng đá. Trang 437 viết : Nghề chế tác đá phát triển . Tượng thần bằng đá đều tạo hình hoàn thiện. Qua khai quật khảo cổ Oc Eo kết luận : Văn hoá ấn Độ chỉ hoà nhập và giúp văn hoá bản địa phát triển cao. Qua khảo cổ còn phát hiện ra Bệ thờ Linga- Yoni bằng vàng ; đây là một loại minh khí chưa từng gặp trong làng văn hoá ấn Độ . Các cư dân đồng bằng sông Cửu Long trước khi tiếp xúc với văn hoá ấn Độ đã biết chế tác đá có biểu tượng tôn giáo.

Như vậy có thể tự tin tự tôn mạnh dạn kết luận : Tác giả chế tác bức tượng ở Miếu bà Chúa Xứ chính là cư dân của Văn hoá óc Eo.

Chúng ta cũng không cần trông cậy vào kết luận của cuốn Kho cổ Châu thổ Cửu Long của Mallẻet L 1960 LAncheologie du delta du MeKong , như một số tác giả trên có dẫn chứng về nguồn gốc bực tượng này.

3- Kết Luận ; Hàng chục năm nay tôi luôn mang trong ngưòi Lá Bùa xin được ở Miếu Bà Chúa Xứ , không chỉ là sự mê tín và bởi lòng tự hào về mảnh đất “ địa linh nhân kiệt này “./.

Đêm 23 tháng 4 làm lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho người dân hay khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khỏe mạnh và trừ ma quỷ.

Tiếp theo các lễ:

• Lễ rước bốn bài vị từ lăngThoại Ngọc Hầuvề miếu Bà

• Lễ Túc Yết được tổ chức vào lúc 24 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu (rượu), hiến trà, đọc văn tế. Sau đó bài văn tế được hóa cùng với một ít giấy vàng bạc

• Lễ Xây Chầu - Hát Bội do do một người sành nghi lễ và có uy tín làm tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa

• Lễ Chính Tế vào 4 giờ sáng ngày 26/4, lễ nghi được tiến hành giống lễ Túc Yết. Chiều ngày 27/4 bài vị Thoại Ngọc Hầu được đưa về lăng. Chương trìnhhát bộicũng chấm dứt, kết thúc lễ vía Bà.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam. Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ XX.

Nói đến An Giang, hẳn du khách đã hơn một lần được chiêm ngưỡng những công trình tiêu biểu, gắn với một thời đi khẩn hoang, lập làng bảo vệ biên cương Tổ quốc của Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại. Ông là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam - Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 đến năm 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là Thoại Sơn để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu.

Từ năm 1819 đến năm 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90 km và số nhân công lên đến 80.000 người, đây là một công trình kiến trúc tương đối qui mô, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là Vĩnh Tế Hà, va núi Sam được đổi thành Vĩnh Tế Sơn. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ ông.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Vị trí:Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền

thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20. Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25/11/1761 tại Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, được phong tước Ngọc Hầu. Ông mất ngày 06/6/1829.

Khung cảnh uy nghiêm của lăng Thoại Ngọc Hầu gợi cho du khách những hoài cảm về người xưa, về công đức của những bậc tiền bối, gây ấn tượng sâu xa, luyến tiếc cho những gì không thể tìm lại được của quá khứ.

Phía trước lăng là khoảng sân rộng. Hai bà vợ của ông được chôn cất tại đây. Bà Nhất phẩm Châu Vĩnh Tế chôn phía tay phải, bà Nhị phẩm Trương Thị Miệt chôn phía tay trái, mộ ông nằm chính giữa. Trong Long Đình là bản sao bia "Thoại Sơn", bia "Vĩnh Tế Sơn". Trước Long Đình là hai con nai đắp bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng, hình bán nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1m, cao 3m. Sau lăng là đền thờ trên nền cao hơn. Sau lưng đền thờ là sườn núi Sam tạo thành thế vững chắc kiên cố, tôn lên nét cổ kính uy nghi. Vào lăng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng hai mét cùng những áng văn chương lộng lẫy, với liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế... gợi lại hình ảnh nước non một thời oanh liệt.

Thoại Ngọc Hầu được triều đình nhà Nguyễn phong tước hầu cử vào khai phá trấn giữ An Giang. Ông đã tập hợp lưu dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi về ở các vùng Ông Chưởng (Chợ Mới), Núi Sập (Thoại Sơn), Châu Đốc, Long Xuyên... Ông là người tổ chức đào kênh Thoại Hà (con kênh có bề ngang 20 tầm - chừng 51m, dài 31.744m) và kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km. Đào hai con kênh ấy trong thời kỳ công cụ lao động thô sơ và bằng tay, chân quả là việc làm thần kỳ. Sau khi hoàn tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên kênh là Thoại Hà (kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ông là Vĩnh Tế đặt cho kênh Vĩnh Tế. Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Ông cho nhiều toán người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn lăng. Trong buổi lễ long trọng dựng bia kỷ niệm có đọc bài "Tế nghĩa trũng văn", do Thoại Ngọc Hầu đứng ra chủ lễ.

"Nghĩa trũng văn" là bài thơ tế cô hồn tử sĩ, khắc ghi công lao và sự thương tiếc đối với binh sĩ, sưu dân đã bỏ mình trong công cuộc đào kênh...

Du khách có dịp đến Thất Sơn - An Giang nhớ đến viếng thăm lăng mộ Thoại Ngọc Hầu, ngắm dòng kênh Vĩnh Tế xanh biếc hiền hòa.

Nguồn gốc

Lăng do chính tay Thoại Ngọc Hầu coi sóc việc xây dựng. Vào năm nào thì chưa rõ, nhưng sau khi ông đến Châu Đốc nhận nhiệm vụ án thủ Châu Đốc đồn, kiêm quản quân vụ trấn Hà Tiên vào năm 1821, chỉ mấy tháng sau người vợ thứ là Trương thị Miệt qua đời, đã được ông đem an táng tại đây. Vào năm 1826, bà vợ chính là Châu Thị Tế mất, cũng được ông đem an táng kề cận và dành vị trí chính giữa cho mình. Như vậy, khu vực được ông chọn lựa và quyết định cho khởi công xây dựng Sơn lăng chỉ ở khoảng thời gian trên.

Kiến trúc

Lăng Thoại Ngọc Hầunằm kề bên quốc lộ 91, là một khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa.

Lăng Thoại Ngọc Hầu toàn cảnh

Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá ong[1]dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân. Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây dựng. Một, dùng để bản sao tấmbia Thoại Sơn, có hai tượng nai, hai tượng hổ và một khẩu súng đại bác cổ cỡ nhỏ; hai, dùng để tượng ngựa và người lính hầu...

Tiếp đến là vòng thành và 2 cổng vào lăng hình bán nguyệt được đúc dầy, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng.

Qua khỏi cổng là phần mộ nằm giữa vuông lăng. MộThoại Ngọc Hầunằm giữa, bên trái là mộ bà chính thấtChâu Thị Tế, bên phải là mộ thứ thất Trương Thị Miệt được xây lùi lại để tỏ sự kính nhường.[2]Phía đầu mộ là bình phong có đắp chi chít nhữngchữ Hán. Phía chân mộ là bi kí và năm tấm bia đá bị gắn chặt vào tường thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nơi tường bia ấy, chính giữa là biaVĩnh Tế Sơnđược dựng lên từ năm 1828, tức bốn năm sau khi đào xongkênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại đá sa thạch, khắc 730 chữ. Do để ngoài trời, không chăm sóc nên mặt đá đã bị rạn nứt, bị bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng đã bị thời gian làm cho nhẵn nhụi, nên không rõ tung tích... Nơi nội lăng và hai bên phải trái vuông lăng còn có hai khu đất rộng, cũng có vòng thành ngăn chắn xung quanh dày cả mét. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây hình vôi phục, có mộ đắp hình bầu dài, có mộ vuông vắn, vật liệu cũng bằng vôi, ô dước như mộ ông bà Bảo hộ Thoại....Những ngôi mộ này đều vô danh, đa số là những hài cốt của những người đã bỏ mình trong lúc đào kênh vĩnh Tế được qui tập về.

Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ nằm bên những bóng cây cao râm mát. Không rõ đền được xây dựng vào năm nào, nhưng chắc chắn phải sau khi ông Thoại mất (năm 1829).

Trong đền bày trí đẹp, có tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang nghiêm...

Nhắc lại sau khi ông Thoại mất, Võ Du ở Tào Hình Bộ đứng ra tố cáo ông đã nhũng nhiễu của dân nhiều khoản. Sau khi triều đình nghị án, ông bị truy giáng chức tước xuống hàm ngũ phẩm, các con ông đều bị lột hết ấm hàm, tất cả điền sản để lại đều bị tịch thu, phát mãi...Đến nămKhải Địnhthứ 9, tức 85 năm sau, ông Thoại mới được giải oan. Cho nên ở đền thờ chỉ có duy nhất

một sắc phong của vua Khải Định, truy phong ông là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần vào năm 1924.[3].

Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc khu danh thắngnúi Samđã được Bộ Văn hóa - Thông tin doNguyễn Khoa Điềmký, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 12 năm 1997

Thoại Ngọc Hầu(chữ Hán: 瑞瑞瑞), tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy (chữ Hán: 瑞瑞瑞)[1], (1761-1829) là một danh tướngnhà Nguyễn.

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 98 - 101)