MẮM KHO BÔNG SÚNG

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 53 - 59)

Muốn ăn bông súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

Ở miệt quê Đồng Tháp, không ai lại không biết đến bông súng chấm mắm kho, món ăn dân dã nhưng hương vị đậm đà khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Mỗi năm, hễ ăn tết xong là bà con bắt đầu tát mương, vũng, đìa để bắt cá đồng, con to đem bán, con nhỏ mang về làm mắm, chờ qua mùa nước nổi thì giở ra ăn dần…

Muốn kho mắm cho ngon, nhiều người đổ nước dừa nạo vào xâm xấp, cao hơn mắm cỡ vài phân rồi bắc lên bếp cho tới khi thịt con mắm nhuyễn nhừ rồi mới nhắc xuống lọc kỹ, bỏ xương. Sau đó nêm nếm gia vị và đừng quên ớt, sả - hai thứ không thể thiếu trong món mắm kho, vài trăm gram thịt ba rọi, kho với tép bạc, cá rô, cá trê… càng ngon.

Mắm kho ngon nhất là chấm với bông súng ở đìa, mà không phải bông súng nào cũng ngon như nhau, chỉ có loại bông súng trắng, cọng nhỏ cỡ chiếc đũa ăn cơm, ăn mới mềm, có “hậu” ngọt… Mùa nước về bông súng càng lên nhanh trắng đồng, nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để trong rổ cho ráo nước. Mắm dỡ ra có màu đỏ thẫm thơm lừng, bông súng bỏ vào chén, chan nước mắm kho lên trên. Chất cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, cái giòn của bông súng tạo thành món ăn tuyệt vời, đơn sơ, ít tốn kém mà vẫn đậm đà hương đồng gió nội.

BÚN MẮM

Nam Bộ có nhiều món ăn độc đáo nhưng phổ biến vẫn là món bún. Bún được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như bún thịt xào, bún cà ri, bún riêu cua, bún mắm… Trong đó có lẽ hấp dẫn nhất là bún mắm mà Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp là những nơi có món bún mắm đặc sắc và nổi tiếng hơn cả.

Bún mắm được xem là món ăn chứa đựng đầy đủ tinh hoa của mắm, tiền thân của nó vốn là món mắm kho ăn với rau đồng. Chỉ cần dùng đũa lùa mắm trộn rau và một ít cơm nguội cho vào miệng là đã tạo thành món ăn đơn giản nhưng thật khoái khẩu. Dần dần món ăn này được “nâng cấp” lên với nhiều nguyên liệu phong phú nhưng vẫn giữ cái nền mắm thơm điếc mũi, có gừng, sả làm dịu mùi nồng của mắm, có nước dừa tươi làm nước lèo thêm béo, ngọt, kèm thêm các món cá, thịt quay, mực, tôm, nghêu, sò, ốc… từ khắp mọi miền đất nước về hội tụ trong nồi mắm, biến nó thành món ăn thịnh soạn, không ăn với cơm nguội nữa mà dùng chung với bún và đủ các loại rau đồng như : rau dừa, rau mác, kèo nèo, cọng bông súng, bắp chuối, rau muống chẻ nhỏ, bông điên điển, đọt xoài...

Món bún mắm cũng tuỳ theo địa phương mà có nhiều khẩu vị khác nhau, thường thì nước lèo của các quán bún mắm chính gốc miền Tây đậm đà hơn. Khi nồi lẩu mắm sôi đến nước cuối cùng, người ăn không quen sẽ không chịu được vì nặng mùi, nhưng theo những người sành ăn, đây chính là lúc mắm sắc lại, ăn ngon nhất. Nước lèo của nồi bún mắm được nấu rất công phu,

không dùng bột ngọt và đường, chỉ lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng chất tinh tuý trong các loại mắm đồng trở mùi đặc biệt như mắm cá linh, cá lóc, cá sặc… Vì thế bún mắm không những là món ăn ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Ăn bún mắm, bạn sẽ cảm nhận được chất ngọt lạ lùng của cá đồng, chất cay nồng của ớt sống hoà quyện với sả, chất mặn mòi của mắm đồng làm cho tô bún lạ miệng và hấp dẫn vô cùng…

* Cơ sở hạ tầng và dịch vụ.

Khách sạn tại Đồng Tháp

(Mã vùng:84-67)

Khách sạn Sông Trà

Địa chỉ: 178 Nguyễn Huệ, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 852504/ 852624 Fax: 852623

Khách sạn Sa Đéc

Địa chỉ: 108/5A Hùng Vuơng, thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp Điện thoại: 862338 Fax: 862828

Khách sạn Hòa Bình

Địa chỉ: Quốc lộ 30, xã Mỹ Trà, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 851469

Khách sạn Xuân Mai

Địa chỉ: 33 Lê Quí Đôn, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 852852 Fax: 853058

Khách sạn Thiên Ấn

Địa chỉ: Quốc lộ 30, xã Mỹ Trà, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 853041

Khách sạn Cao Lãnh

Địa chỉ: 84 Nguyễn Huệ, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 851061

Khách sạn Mỹ Trà

Địa chỉ: Đường Lê Duẩn, xã Mỹ Trà, Tp. Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 855622 Fax: 851457

IF. Cao Lãnh – Tp.Long Xuyên ( 30 Km ) Tỉnh AN GIANG :

* Lịch sử hình thành và phát triển.

Thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn (TK XVIII – 1867) :

An Giang “Xưa là đất Tầm Phong Long, năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tông dâng đất nầy, đặt làm đạo Châu Đốc, vì đất ấy có nhiều chỗ bỏ hoang, đầu

đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương” (Đại Nam nhất thống chí).

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất nầy cùng với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ

Tuy Biên và Tân Thành ; đặt bốn huyện là : Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An lập

tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, Án sát” (Đại Nam nhất thống chí).

Đến thời Tự Đức, sau nhiều lần tách nhập, thêm phủ, huyện, An Giang có 3 phủ, 10 huyện .

Dưới chế độ thực dân Pháp (1867 – 1945) :

Theo Nghị định ngày 05/01/1876 của Thống đốc Dupré, Pháp bỏ hệ thống Nam kỳ lục tỉnh mà chia thành 4 khu vực : Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bassac ; bao gồm 19 hạt. Tỉnh An Giang

(Nam kỳ lục tỉnh) chia thành 5 hạt : Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Tỉnh Hà Tiên chia thành 2 hạt : Hà Tiên, Rạch Giá. Khu vực Bassac (Hậu Giang) gồm 6 hạt : Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng, Rạch Giá (hạt Sa Đéc thuộc về khu vực Vĩnh Long).

Ngày 20/12/1899, Pháp ra Nghị định bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh.

Năm 1917, tỉnh Châu Đốc có 4 quận : Châu Thành, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn (gồm 12 tổng, 98 xã) và tỉnh Long Xuyên có 3 quận : Châu Thành, Thốt Nốt, Chợ Mới (gồm 8 tổng, 58 xã). Năm 1930, tỉnh Châu Đốc nhận thêm quận Hồng Ngự.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) :

Năm 1945, Nam kỳ có 21 tỉnh, trong đó tỉnh Châu Đốc có 5 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Phú và tỉnh Long Xuyên có 3 quận : Chợ Mới, Thốt Nốt, Châu Thành. Năm 1953, tỉnh Long Xuyên thành lập thêm 2 quận Núi Sập và Lấp Vò .

Đêm 22/9/1945, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ được thành lập và cuộc Kháng chiến Nam Bộ bắt đầu. Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh thành lập các Chiến khu. Tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên thuộc chiến khu 9.

Để thuận lợi cho việc lãnh chỉ đạo kháng chiến, ngày 12/9/1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ ra chỉ thị số 50/CT chia lại địa giới 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền thuộc khu 8 và Long Châu Hậu thuộc khu 9.

Tỉnh Long Châu Tiền có 5 quận : Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò. Tỉnh Long Châu Hậu có 6 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành (bao gồm 2 tỉnh lỵ Long Xuyên và Châu Đốc).

Ngày 07/02/1949, tỉnh Long Châu Hậu giao quận Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và ngày 14/5/1949, tỉnh Long Châu Tiền giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc.

Cũng vào tháng 5/1949, tỉnh Long Châu Hậu tiếp nhận thêm 3 xã Nam Thái Sơn, Bình Sơn và Thổ Sơn của Quận Châu Thành (Rạch Giá) vào quận Tri Tôn và 2 xã Mỹ Hiệp Sơn (trừ 2 ấp Mỹ Phú, Mỹ Quới), xã Tân Hội cùng 4 ấp của xã Tân Hiệp phía Bắc lộ Cái Sắn vào quận Thoại Sơn. Tháng 6/1949, chia quận Tân Châu của tỉnh Long Châu Tiền thành 2 quận mới Phú Châu và Tân Châu.

Ngày 30/10/1950, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đề nghị của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, 2 tỉnh Long Châu Hậu và Hà Tiên được sáp nhập thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 quận : Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú A, Châu Thành, Thoại Sơn, Thốt Nốt, Giang Châu (quận Giang Thành và Châu Thành của Hà Tiên nhập lại) và Phú Quốc. Tháng 7/1951, sáp nhập 2 quận Tri Tôn, Tịnh Biên thành quận Tịnh Biên ; 2 quận Châu Thành, Thoại Sơn thành quận Châu Thành.

Ngày 27/6/1951, theo Nghị định 173/NB51 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, tỉnh Long Châu Sa được thành lập trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền, gồm 7 huyện : Châu Thành (Sa Đéc), Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, Tân Châu, Phú Châu, Chợ Mới. Chia ranh giới 2 huyện Hồng Ngự và Tân Châu thành 2 huyện Tân Hồng và Tân Châu. Tháng 7/1951, nhập huyện Lấp Vò vào tỉnh Long Châu Sa.

Ngày 12/10/1951, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ ra Nghị định chia khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu . Phân liên khu Miền Đông gồm 6 tỉnh : Gia Định, Thủ Biên, Bà Rịa, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Long Châu Sa. Phân liên khu Miền Tây gồm 6 tỉnh : Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà.

Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) :

Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận : Châu Phú, Tân Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, Hồng Ngự với 70 xã. Tỉnh Long Xuyên có 5 quận : Châu Thành, Chợ Mới, Núi Sập, Thốt Nốt, Lấp Vò với 47 xã. Ngày 22/10/1956, Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh 143/VN : Địa phận Nam Việt Nam gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Tỉnh An Giang (tỉnh lỵ Long Xuyên) gồm tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên cũ, với 8 quận : Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập ; 16 tổng ; 96 xã. Đến ngày 06/8/1957, thành lập quận An Phú từ 13 xã của quận Châu Phú. Ngày 08/9/1964, theo sắc lệnh 264/VN của chính quyền Sài Gòn, tỉnh An Giang tách thành 2 tỉnh : Châu Đốc (5 quận, 10 tổng, 57 xã) và An Giang (4 quận, 6 tổng, 38 xã). Tỉnh Long Xuyên được đặt tên lại là tỉnh An Giang cho đến năm 1975.

Về phía chính quyền cách mạng, tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại 2 tỉnh Long Xuyên và

Châu Đốc. Tỉnh Long Xuyên gồm các quận : Châu Thành, Chợ Mới, Lấp Vò, Thốt Nốt, Phong Thạnh Thượng. Tỉnh Châu Đốc gồm các quận : Tân Châu, Hồng Ngự, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú.

Giữa năm 1957, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo hợp nhất 2 tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc lại thành tỉnh An Giang, gồm 9 quận : Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn. Giao quận Hồng Ngự về tỉnh Kiến Phong và giao quận Lấp Vò về tỉnh Sa Đéc. Tháng 10/1961, Tỉnh ủy An Giang quyết định thành lập các liên huyện để phù hợp với tình hình. Từ đó có liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn lấy tên Tịnh Biên, liên huyện Châu Thành - Huệ Đức lấy tên Châu Thành, liên huyện Tân Châu - An Phú lấy tên Tân Châu. Cuối năm 1962, tách liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn trở lại 2 huyện như trước.

Năm 1963, tỉnh An Giang giao Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và nhận huyện Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang. Tháng 12/1965, giao Chợ Mới về tỉnh Kiến Phong và năm 1967 trả Hà Tiên về Kiên Giang .

Tháng 8/1971, thực hiện yêu cầu thành lập tỉnh mới để giữ vai trò đầu cầu hành lang từ trung ương về miền Tây Nam Bộ, An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà.

Tỉnh An Giang gồm 5 huyện : Châu Phú, Châu Thành X, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, bao gồm 2 nơi mà nay gọi là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.

Tỉnh Châu Hà gồm 6 huyện : Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên, Phú Quốc và Châu Thành A của tỉnh Kiên Giang.

Tháng 5/1974, Trung ương Cục chia lại địa bàn các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà.

Tỉnh Long Châu Tiền gồm 6 huyện : Tân Châu, An Phú, Phú Tân A, Phú Tân B, Hồng Ngự và Tam Nông (nay là huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp).

Tỉnh Long Châu Hà gồm 6 huyện : Châu Thành X, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Huệ Đức, Châu Thành A (Rạch Giá) và 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc.

Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2000) :

Tại Nghị quyết số 19/NQ.TW ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tỉnh An Giang được thành lập bao gồm 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc (trừ huyện Thốt Nốt) với 8 quận, 84 xã. Tháng 2/1976, Nghị định của Chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam giải thể khu hợp nhất tỉnh, bỏ danh xưng “quận” có từ thời Pháp và lấy danh xưng “huyện” ; “quận” và

“phường” dành cho các đơn vị tương đương với huyện và xã khi đã đô thị hóa. Tỉnh An Giang có 10 huyện, thị xã là : Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên, thị xã Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.

Ngày 11/3/1977, Chính phủ ra quyết định 56/CP hợp nhất huyện Huệ Đức và Châu Thành thành huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Bảy Núi.

Ngày 23/8/1979, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 300/HĐBT điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh An Giang. Huyện Bảy Núi chia thành 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Huyện Châu Thành chia thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn.

Ngày 01/3/1999, Chính phủ ra Nghị định 09/NĐCP thành lập thành phố Long Xuyên.

Đến đây tỉnh An Giang gồm có các đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, với 150 đơn vị hành chính cơ sở (trong đó có 13 phường và 15 thị trấn, 122 xã, 114 khóm, 649 ấp).

* Tổng quan du lịch tỉnh An Giang.

An Giang là tỉnh địa đầu phía Tây Tổ quốc, nơi có sông núi, có những cánh đồng bất tận và các làng bè làm nên huyền thoại. Các tour du lịch đến An Giang thật sự làm ngẩn ngơ du khách gần xa.

Đến Châu Đốc, du khách có dịp thăm đền Châu Phú, là ngôi đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, người lập ra bộ máy hành chính đầu tiên ở vùng đất phương Nam. Đền Châu Phú có kiến trúc đẹp, đồ sộ, được xây dựng trên 100 năm.

Mái lợp ngói âm dương đỏ, trên nóc gắn tượng bát tiên và lưỡng long tranh châu. Bên trong uy nghi cổ kính bởi hoành phi câu đối, đỉnh đồng và dù lộng thêu rồng phụng đỏ rực. Chính giữa đền thờ có bài vị Nguyễn Hữu Cảnh.

Cũng gắn với một thời khẩn hoang mở cõi, từ năm 1819-1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng với chiều dài hơn 90 km do 80.000 nhân công đào đắp nối Châu Đốc với Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Tưởng nhớ công ơn của người có công, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi Sập là Thoại Sơn, để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu. Ngay triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu đang yên nghỉ trong lăng mộ bên cạnh đền thờ ông.

Trở lại Long Xuyên, du khách cũng thường ghé thăm ngôi nhà thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở cù lao Ông Hổ (Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên) và khu lưu niệm của Người. Đến đất cù lao, tour “homestay” (tour tham quan và nghỉ lại nhà dân) có công đoạn thăm trại cưa, xóm nhang, lò rèn... bằng xe đạp thu hút rất đông khách quốc tế. Họ ngẩn ngơ trước những món ăn thôn dã từ con cá basa nuôi bè, cái lẩu mắm nhúng bông so đũa hay một đêm ngủ trên sạp tre trong nhà người nông dân nào đó, giữa tiếng kẽo kẹt của võng đưa, tiếng côn trùng rả rích, mùi cá nướng và men rượu say nồng.

Nếu muốn “lên rừng xuống sông”, du khách thường chọn tour đi thuyền dọc sông Hậu, tham quan làng bè nuôi cá, làng dệt thổ cẩm Chăm (Châu Phong), học nghề nấu đường thốt nốt rồi len lỏi trong rừng tràm Trà Sư ngắm 62 loại chim, cò sinh sống trong khu rừng tràm nguyên sinh. Chúng tôi từng tháp từng các đoàn du khách quốc tế đi chơi trên sông nước, cùng săn chuột đồng “né lũ”, phụ các cô thôn nữ hái bông điên điển, chài lưới, kéo cá cùng người dân vùng Tứ

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w