Ghi nhận công lao

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 103 - 105)

VII. THUỶ ĐÀI SƠN (NÚI NƯỚC)

Ghi nhận công lao

Tượng Thoại Ngọc Hầu cao hơn 10m tại HồÔng Thoại.

Thoại Ngọc Hầu và Châu Thị Tế được nhiều người dân ở An Giang cảm mến, nhớ ơn.

Ở huyện Thoại Sơn, ngoài đền thờ, bia đá còn có khu du lịch mang tên Hồ Ông Thoại. Tại chân núi Sam, có một làng mang tên Vĩnh Tế. Hai tiếng Vĩnh Tế đời biểu lộ sự nhớ ơn của nhân dân

đối với ông bà Bảo hộ Thoại...[14].

Nơi ấy, còn có câu ca dao:

Đi ngang qua cảnh núi Sam, Thấy lăng ông lớn hai hàng lụy rơi. Ông ngồi vì nước vì đời,

Hy sinh tài sản không rời nước non.

Nước kênh Vĩnh Tếlờđờ,

Nhớông Bảo Hộdựng cờchiêu an.[15].

Tên Thoại Ngọc Hầu được dùng để đặt tên cho một đường phố lớn, một trường trung học

chuyên tại tỉnh An Giang. Ở phường Phú Thạnh,quận Tân Phú,Thành phố Hồ Chí Minhcũng có

một con đường mang tên ông. Tên Châu Thị Tế cũng được chọn, để đặt tên cho một con đường tại TP.Long Xuyên(An Giang).

Đền và khu mộ (gồm mộ: Thoại Ngọc Hầu, Châu Thị Tế và Trương Thị Thiệt), gọi chung là Sơn lăng, tọa lạc ở chânnúi Sam(Châu Đốc), đã được liệt vào hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 4 tháng 12 năm 1997.

Ngày 25 tháng 7 năm 2009 tại thị xã Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang và UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức cuộc "Hội thảo khoa học danh nhân Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất" (mùng 6 tháng 6 âl năm 1828- mùng 6 tháng 6 âl năm 2009, nhằm ngày 27 tháng 7 năm 2009). Có 157 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh về tham dự.

Kết quả, Các tham luận đều khẳng định Thoại Ngọc Hầu có công lao to lớn đối với vùng đấtNam Bộ. Ông là người có tâm và tầm với cái nhìn chiến lược, có ý chí kiên định và là người tài đức vẹn toàn. Ngoài vai trò là một danh tướng, nhà doanh điền, nhà quản lý hành chánh, nhà văn hoá và ngoại giao giỏi; ông còn là một người con luôn nặng tình với nhân dân, với quê hương, với vợ con và bằng hữu (như việc không muốn đối đầu vớiTrần Quang Diệutrong trận chiếnPhú Xuânnăm 1801). Vấn đề án oan của ông sau 90 năm mới được sáng tỏ nhưng vẫn chưa phục hồi tương xứng với chức tước của ông. Đây là sự đố kỵ của vua Minh Mạng và triều đình nhà Nguyễn đối với công thần[16].

Chú thích

1. ^Nguyễn Văn Hầu giải thích: Ở miền Bắc chữ "Thoại" đọc là "Thụy". Thứ nữa, chữ

"Thụy" còn là quốc húy nên phải đọc là "Thoại".Thoại Ngọc Hầu: nhà Nguyễn thường lấy tên công thần ghép vào tước phong. Cái tên này nay đã trở thành tên thường gọi. Ngoài ra cũng vì ông giữ chức bảo hộCao Miênnên còn được gọi là Bảo hộ Thoại(Thoại Ngọc Hầu và

những cuộc khai phá miền Hậu Giang. Nxb.Hương Sen,Sài Gòn, không ghi năm xuất bản, tr.

36).

2. ^Không rõ cha ông Thoại có theo cùng vợ con hay không, nhưng ở khu mộ gọi là lăng

Ông Bảo Hộ do chính chính ông Thoại trông coi việc xây dựng, chỉ có mộ mẹ đẻ và mộ cha

mẹ vợ.

3. ^Chuyện kể rằng Nguyễn Văn Thoại vàTrần Quang Diệulà bạn láng giềng chơi thân với nhau. Sau Nguyễn văn Thoại theo cha mẹ vào Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long), và gia đình Trần Quang Diệu cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê, nay thuộc quậnNgũ Hành Sơn. Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từVạn Tượng(Lào) tiến đánhPhú Xuân, nghe tin Trần Quang Diệu từQuy Nhơncầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vàoGia Định. Vì vậy, ông bị Nguyễn Ánh bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm 1802, trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh cai cơ sau mới thăng làm Chưởng cơ. Tại cuộc "Hội thảo khoa học về danh nhân Thoại Ngọc Hầu nhân kỷ

niệm 180 năm ngày mất", được tổ chức tại Châu Đốc (An Giang) vào ngày 25 tháng 7 năm 2009, hành động “nặng tình vì tình bằng hữu” của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Xem:[1].

4. ^Theo Địa chí An Giang (tập 2) do UBND tỉnh An Giang ấn hành năm 2007, tr. 242.

5. ^Thoại Ngọc Hầu mất trong Thành Bảo hộ tức là thành Châu Đốc. Khi xưa, tòa thành

này nằm ở vị trí ngã ba sông do cồn Tiên chưa được bồi như bây giờ. Nó còn có được gọi là thành CB vào thời Pháp và Mỹ. Vào khoảng đầu năm 1970, khi sửa chữa thành người ta bắt gặp nền móng của thành cổ nằm ở bên dưới. Hiện nay, nơi đây là Doanh trại bộ đội Biên Phòng tỉnh An Giang.

6. ^Theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr.304.

7. ^Theo Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr 287-296.

8. ^Ngày sinh này căn cứ theo Nguyễn Văn Hầu. Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế ghi

bà sanh ngày Thìn.

9. ^Theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế trong Tự điển nhân vật lịch sử VN, Nxb.KHXH, 1992.

10. ^Xem[2].

11. ^Thoại Ngọc Hầu gọi bà là Châu Thị Tế. Và trong tấm bia mộ, do người con cả tên

Nguyễn Văn Lâm lập, cũng ghi tên như thế: “Hoàng Việt, Hiển tỉ mệnh phụ Châu Thị húy Tế, hiệu Nhàn Tĩnh phu nhân, chi mộ” (Hoàng Việt. Mộ của mẹ, bà mệnh phụ họ Châu, tên húy là Tế, tên hiệu là Nhàn Tĩnh phu nhân). Vậy, có thể tạm suy tên gốc của bà là Châu Thị Tế, còn ghép thêm chữ "Vĩnh" là ghi theo dòng họ Châu Vĩnh của bà. Hiện nay, sách Địa chí An

Giang do chính quyền tỉnh ấn hành năm 2003, (tr.234) và tên đường phố trong tỉnh đều ghi

Châu Thị Tế.

Đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành

Vào năm 1897, ông Trần Văn Nhu, con trai của ông Trần Văn Thành đã đứng ra xây dựng Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành tại Láng Linh - Bảy Thưa thuộc xã Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tình An Giang để tưởng nhớ ông người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa (1867 - 1873) và ghi nhớ nơi tập hợp của nhân dân và các tín hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.

Hàng năm, cứ vào rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10; ngày 21, ngày 22, ngày 23 tháng 2 âm lịch (ngày ông Trần Văn Thành hi sinh) và ngày 5 tháng 5 âm lịch (ngày bà Quản Cơ Trần Văn Thành hi sinh) là nhân dân trong và ngoài tỉnh lại tụ hội về đây rất đông để tưởng nhớ về người xưa.

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w