Chùa Giồng Thành (Long Hương Tự)

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 129 - 130)

IV. VẠCH TRẦN TỪNG ÐIỂM CHỨNG MINH TỘI ÁC CỦA CSVN TRƯỚC DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ÐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC:

Chùa Giồng Thành (Long Hương Tự)

Vị trí: Chùa Giồng Thành thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách trung tâm tỉnh khoảng 75km về hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3km.

Đặc điểm: Chùa Giồng Thành là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.

Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970 nhưng vẫn tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh hùng (Phú Tân - An Giang).

Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về đại thể, chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á - Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”, gồm 3 gian, mái lợp bằng ngói móc, trên cột chánh điện có vẽ hình rồng. Về tên gọi chùa Giồng Thành, theo một số tài liệu cho biết là xuất phát từ chỗ chùa được xây trên nền đất của hào thành triều Nguyễn. Chùa Giồng Thành được nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã nhóm họp để thu hút người yêu nước chống thực dân Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động yêu nước sau này mà đỉnh cao là việc nuôi dưỡng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - trong những ngày đi truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào (1928 - 1929). Trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chỗ trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng kháng chiến đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụỵ nhào như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt....

Trước kia, hàng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười (âm lịch), khách thập phương đến viếng và lễ chùa rất đông. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, ngày 19/5 hàng năm được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hóa truyền thống đặc sắc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu

Chùa Hang

Chùa ở một nơi cảnh quan thanh tịnh, độ cao khoảng 300 mét, nằm tách rời cụm di tích của núi Sam, Phước Điền (chùa Hang) được du khách và những người khách hành hương biết đến với nét trang nghiêm cổ kính, hùng tráng của chùa.

Nổi bật nhất là phần hang đá thiên nhiên (ở phía trên) với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo nên sức hấp dẫn khách thập phương có tính hiếu kỳ và phần chánh điện (ở phía dưới) gồm ngôi hậu tổ, nhà khói và các tháp được xây dựng đầu tiên vào khoảng những năm 1840 - 1845.

Đến năm 1946, hoà thượng Nguyễn Văn Luận người trụ trì chùa đã đứng ra tu sửa lại chùa hình dáng ngày nay, từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp, chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách tham quan và du lịch.

Khởi đầu-Chùa Hang cách cụm di tích Chùa Tây An ,Miếu Bà Chúa Xứ và Lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1 km, nằm bên tuyến Xứ và Lăng Thoại Ngọc Hầu khoảng 1 km, nằm bên tuyến đường núi Sam - Nhà Bàng.

Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, ngườiChợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà

Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ.

Chuyện kể, trước đây Bà Thợ cũng có một gia đình, nhưng vì nhà chồng quá hà khắc, nên bà phải lẩn trốn đến chốn biên thùy này, vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa chuông mõ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên.

Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu[1], có đôi mãng xà to lớn dị thường. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.

Tựviện nhỏ,bên chùa hang.

Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư nữ Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi. Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.

Tiếp nối-Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 129 - 130)