THIÊN CẤM SƠN (NÚI CẤ M)

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 72 - 73)

Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600m, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thị xã Châu Đốc không xa.

Có nhiều giả thuyết về cái tên núivCấm :

Là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mìnhülên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng.

Một giả thuyết khác,üNguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi.

Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệtüdanh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi.

Năm vồ ((hoặc non), từ dùng chỉ một chỏm cao trên dãyvnúi.)

Vồ Bồ Hong: cao 705 m, cao nhất. Tương truyền vồ có tên này, vì trướcüđây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống. Ở trên vồ cao này có tượng thờ Ngọc Hoàng, là nơi được nhiều người đến tham quan và lễ bái.

Vồ Đầu: đỉnhücao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc, cao 584 m. Vồ Bà: cao 579 m, cóüđiện thờ Bà Chúa Xứ.

Vồ Ông Bướm: (hay Ông Voi) cao 480 m tương truyền xưaükia có hai người Khmer lưu lạc tên ông Bướm và ông Vôi đến cư trú, nên mới có tên như thế.

Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiênütuế.

Thực tế, núi Cấm còn có nhiều vồ hơn nữa, như Vồ Chư Thần, Vồ Cây Quế, Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng, Vồ Pháo Binh v.v...

Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang: vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, Cao Đài Tự...

Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm.

Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w