VII. THUỶ ĐÀI SƠN (NÚI NƯỚC)
Bị tấn công
Năm 1868, cuộc khởi nghĩaNguyễn Trung Trựcbị dẹp tan, Trần văn Thành trở thành nhân vật bị Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng. Năm 1871, một cộng sự của Pháp làTrần Bá Lộcthử hành quân vào mật khu, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.
Mùa khô năm 1872, theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam[8]thì nghĩa quân bắt được một ngườiKhmertên Tol, quê ở Mặc Cần Dưng (nay là xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang). Ông Thành tra hỏi thì Tol khai rằng vì mãi rượt theo một con heo rừng nên mới lạc vào
ngọn rạch Gà Tranh, chứ không phải lẻn vào để do thám. Tuy được thả về, nhưng Tol lấy việc đó làm hận, nên đã “bẻ đế, gập sậy” làm dấu và tình nguyện dẫn lính Pháp đang đồn trú ở Đông Xuyêntấn công căn cứ Bảy Thưa.
Nhà văn Sơn Nam kể hơi khác hơn:
Tháng 2 năm 1872, Pháp bắt được một nghĩa quân đi mộlính ởLong Xuyên.Và nhờcai tổng Mun theo sát những người đặt lọp, giăng câu phía ngọn Mặc CầnDưng, nên đến gần mật khu. Hắn hoảng hốt khi thấy nghĩa quân tích cực củng cố công sự, lò đúc súng đang hoạt động ngày đêm...
Tháng 6 năm 1872, quân pháp mởcuộc tấn công vào Bảy Thưa. Pháp dùngthuyền
nhỏtừLong Xuyêntiến vào rạch Mặc Cần Dưng (nay thuộc xã Bình Hòa, huyện Châu
Thành) đánh đồnGiồng Nghệvà chiếm được đồn này trong nửa tháng, nhưng sau phải rút lui vìkhông chịu nổi kiểu đánh du kích của nghĩa quân.
Tuy nhiên, trận chiến ác liệt nhất làtrận đồn Hưng Trungxảy ra ngày19 tháng 3năm1873và kéo dài đến ngày hôm sau.
Bài chính:Trận đồn Hưng Trung
Hy sinh
Tranh mô tảTrần Văn Thành đang đánh trận (tranh treo tạiĐền thờ Quản cơ Trần Văn Thành). Ông Trần Văn Thành hy sinh vào ngày 21 tháng 2 nămQuý Dậu(tức ngày 19 tháng 3 năm 1873), trong trận đánh tại đồn Hưng Trung.
Sau đó, theo Sơn Nam, thì:
Pháp “ đem xác Trần Văn Thành chưng bày tại chợCái Dầu (Châu Phú, ChâuĐốc), thêm xác của đội Văn (Pháp ghi là Vang) đểnhằm ngăn chận những tin đồnthất thiệt cho rằng ông còn sống, đi lánh mặt và tiếp tục kháng chiến.
Còn nhà thơTrịnh Bửu Hoài, người ở An Giang, cho biết khác hơn:
Ngày 20 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 âm lịch), quân Pháp tấn công vào đồn Hưng Trung là tổng hành dinh của nghĩa quân do Trần Văn Thành chỉ huy. Ông và các nghĩa quân của mình đã xả thân chiến đấu, nhưng chỉ cầm cự được đến tối thì thất thủ. Giặc Pháp không tìm được thi thể
ông, nhưng có lẽ ông đã hi sinh trong trận chiến này.[9]
Mặc dù vậy, lâu nay, nhiều người theo giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn tin rằng ông Thành không thể bị Pháp giết chết, mà chỉ tạm lánh đâu đó...[10]
Tương truyền, trong năm 1873, có hai người từHuếtheo ghe bầu vào Nam rồi tìm đến tận căn cứ Bảy Thưa. Họ mang theo một đạo sắc phong nói là của vua Tự Đức ân ban cho Quản Cơ Thành. Nhưng họ có ngờ đâu chỉ còn trông thấy mấy đống tro tàn cùng tiếng gió rì rào trên những ngọn bảy thưa...[11]
Nhận xét
Nhận xét về con người Trần Văn Thành, đối phương viết:
Vóc to lớn, mạnh khỏe, gương mặt nghiêm nghị, nhìn thấy là phải kínhtrọng và ngưỡng
mộ, Ông hăng hoạt động, rất thông minh. Ông lập ra một đạo gọilàđạo Lành. Trong hầu
hết các tỉnh ởđấtGia Địnhđều có tín đồ. Tín đồtừcác nơivì tôn kính ông nên tới mật khu,
mang theo nào lúa gạo, sắt (đểrèn khígiới)...
-Việc tổchức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúcsúng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu “ống lói”.
-Biết dùng hình thức tôn giáo đểqui tụquần chúng và che mắt thựcdân.
-Trần Văn Thành thấy rõ tương lai dân tộc ởhành động cụthểlà phảichống ngoại xâm, không thểngồi khoanh tay chờnúi Cấm nứt ra “ bất chiến tự nhiên thành”. Thái độcủa ông
và nghĩa quân là “chiến đấu không thỏahiệp”.[12]
Tưởng nhớ
Nho sĩ Cao Văn Cảo, người cùng thời, có làm bài thơchữ Hántưởng niệm ông. Vô danh dịch:
Non sông Hồng Lạc, giặc xâm lăng Thẳng thắng, Trần công cốsức ngăn. Trời đất biết cho lòng sốt sắng, Kiếp đời ghi mãi chí thù hằn. Đền thờtỏdấu dân trong nước, Thơvịnh nêu tình khách viết văn. Những đứa phản thần qua đến cửa,
Gục đầu, run mật, cặp mày nhănNgoài những dinh và đền thờ ở nhiều nơi, như: Bửu Hương Tự,
Dinh Hưng Trung, Dinh Sơn Trung... tên ông còn được đặt cho trường học, đường phố trong tỉnh An Giang.
Cụm nhà mồ Ba Chúc
Nhà mồ Ba Chúc, chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu là những di tích được Nhà nước công nhận là di tích. Vào năm 1980 đây là một địa điểm ghi dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt qua 11 ngày (từ ngày 18 tháng 4 năm 1978 đến ngày 29 tháng 4 năm 1978) đã xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xã Ba Chúc.
Nhà mồ Ba Chúc có hình lục giác, mỗi trụ cột đỡ mái nhà được kiến trúc hình tượng như bày tay đẫm máu đang vươn thẳng lên. Bên trong nhà mồ là một khung hộp kính tám cạnh, chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính...
Nhà mồ được xây dựng giữa hai ngôi chùa Phi Lai và Tam Bửu, đây là hai ngôi chùa do các tín đồ của đạo Hiếu Nghĩa dựng lên và cũng là nơi nhân dân xã Ba Chúc đã trú ẩn tránh sự càn quét đẫm máu của bọn Pôn Pốt, cũng chính nơi đây đã trở thành nơi chứng kiến những tội ác của chúng và những chứng tích đó vẫn còn in dấu cho đến ngày nay.
Khu di tích ở thị trấn Ba Chúc,huyện Tri Tôn,tỉnh An Giang. Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng năm 1979, là di tích quan trọng trong quần thể di tích phơi bày tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong cuộc xâm lược biên giới Tây Nam năm 1978. Cùng vớichùa Phi Laivàchùa Tam Bửu, Nhà mồ Ba Chúc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10-07-1980.
Thị trấn Ba Chúc nằm cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km, là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc Khmer và Kinh sinh sống, cũng là trung tâm đạo Hiếu Nghĩa. Người ta kể lại rằng, từ ngày 18-04-1978 đến 29-04-1978, bọn Pôn Pốt đã tràn sang biên giới, cướp của, đốt nhà và tàn sát dân thường. Ngay trong ngày đầu tiên xâm nhập biên giới, Khmer Đỏ đã dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên vài ngày sau đó đã bị chúng phát hiện và giết chết. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém,
chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín trước khi giết chết; trẻ em thì bị đâm lê hay bị nắm hai chân lên đập đầu.
- Tạichùa Tam Bửu, ngày 13-4-1978, bọn diệt chủng bắn pháo vào hậu liêu chùa, làm chết 40 người, làm bị thương 20 người. Ngày 20-4-1978 chúng tràn vào chùa bắt hơn 700 người đem ra khỏi chùa, cướp hết đồ đạc, rồi giết sạch, chỉ còn 2 người sống sót.
- Tạichùa Phi Lai, đối diện với chùa Tam Bửu, ngày 20-4-1978, bọn diệt chủng tràn vào, bắn và đập chết hơn 100 người, riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người trú ẩn, chúng dùng lựu đạn ném xuống giết chết 39 người.
- Núi Tượng - một trong 7 ngọn núi của dãynúi Thất Sơn- có nhiều hang như hang Ông Tám Vắt, hang Cây Đa, hang đồi Đá Dựng, hang Bà Lê, hang Cô Năm. Ngày 18-4-1978, bọn diệt chủng đã lùng sục và giết sạch những người dân trú ẩn trong các hang đá này.
Kết quả của cuộc thảm sát này, tài liệu của Ủy ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh công bố ngày 30-07-1978 cho biết như sau: 3.157 người bị sát hại, trên 100 hộ bị giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pôn Pốt gài lại. Họ Hà trước là một dòng tộc lớn bị giết hại hoàn toàn. Có 2.840 căn nhà bị đốt cháy hoặc phá hủy, toàn bộ cơ sở vật chất, kho tàng, công trình công cộng bị tàn phá 100%, 24 chùa am lớn nhỏ của đạo Hiếu Nghĩa bị phá hủy và hư hại, 4 điểm trường học và một trạm xá bị tàn phá.
Khu di tích
Năm 1979,tỉnh An Giang đã xây dựng tại thị trấn Ba Chúc quần thể chứng tích tội ác, gọi là Di tích Căm thù, bao gồm 7 hạng mục: Nhà mồ, Bia Căm thù, Nhà Truyền thống, Nhà Thủy tạ, Hồ sen, Nhà khách và vòng rào. Khu nhà mồ Ba Chúc được xây dựng lên giữa hai ngôi chùa để khắc ghi tội ác diệt chủng được cho là do bọn Pôn Pốt gây ra. Nền nhà cao, có chín bậc thềm, bốn cạnh hình vuông, bốn chiếc cột đỡ trắng ngà tạo hình lưỡi kiếm chống thẳng xuống đất, vì kèo bên trên, chỗ tiếp giáp với cột có hình bàn tay nắm chặt chuôi gươm. Ở giữa là nhà kính xây hình bát giác, mỗi mặt xếp nhiều tầng các sọ người, với hai hốc mắt đang nhìn vào du khách; bên trong, xếp ngay ngắn xương ống chân, ống tay. Tổng cộng có 1.159 sọ, tức khoảng 1/3 số người bị thảm sát. Hài cốt được phân thành nhiều loại khác nhau như: độ tuổi, giới tính: Ô mang ký hiệu BB là 29 trẻ dưới hai tuổi, ô mang ký hiệu IB là 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi, ô của 88 cô gái từ 16 đến 20 tuổi....và nhiều ô khác chứa đầu lâu của các cụ ông, cụ bà trên tuổi sáu mươi...
Qua nhiều năm, số hài cốt này dần ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Năm 1989, Sở Văn hoá và Bảo tàng An Giang đã lấy ra lau chùi và ngâm tẩm phormon để bảo quản với sự giúp đỡ của Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Hawai Mỹ. Các tiến sĩ nhân chủng học đã phân loại và cho các ký hiệu khoa học như: BB = baby bone, xương em bé; IB = infant bone, xương nhi đồng, v.v….
Có một địa chỉ ghi dấu những tội ác kinh hoàng của Pôn Pốt tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tại đây vẫn còn một khu nhà mồ tập thể chứa đựng 1.159 bộ xương cốt của những thường dân vô tội bị quân Pôn Pốt tàn sát.
Ngày kinh hoàng
Cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km theo đường chim bay, Ba Chúc là xã có địa hình bán sơn địa, toạ lạc giữa 2 ngọn núi lớn có tên núi Tượng và núi Dài Lớn (còn gọi là Ngoạ Long Sơn). “Ngày vui hôm đó cũng là ngày đại tang ở Ba Chúc.
Dòng họ của tôi đã bị giặc Pôn Pốt giết hại trên trăm người, riêng gia đình tôi, từ cha mẹ, chồng con, anh chị em ruột là 37 người...” - Tội ác của nạn diệt chủng bị bánh xe của quá khứ lăn qua đã hơn 30 năm, nhưng trong câu chuyện kể của bà Huỳnh Thị Nga, ấp An Định, một trong những nhân chứng sống của nạn diệt chủng, chúng tôi đọc được sự kinh hoàng đến ám ảnh trong từng giọng nói đứt quãng và những dòng nước mắt tuôn trào trên gương mặt nhăn nheo của bà. Những ngày tháng 4/1978, cùng nhân dân cả nước, nhân dân Ba Chúc long trọng chuẩn bị làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thì cũng là ngày mà bè lũ Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó có An Giang và Ba Chúc là nơi chúng tập trung đánh phá, giết chóc nặng nề, tàn ác nhất.
Cao điểm của cuộc thảm sát bắt đầu từ ngày 15/4/1978, quân Pôn Pốt đã “nã” vào Ba Chúc mỗi ngày trên 1.000 quả pháo, có lúc lên đến 2.000 quả.
Đại bộ phận nhân dân xã Ba Chúc được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội đã được đưa về nơi an toàn, còn một bộ phận vì lý do nào đó chưa kịp đi và đây chính là nguyên nhân mà nhiều thường dân đã bị thảm sát.
Sáng 18/4/1978, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của dân quân du kích xã Ba Chúc tại núi Tượng, quân Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc.
Trong 11 ngày đêm chiếm đóng (18/4 đến 30/4/1978), đám quân diệt chủng đã dìm người dân Ba Chúc trong biển máu bằng vô số màn giết người dã man chẳng khác gì thời trung cổ: Bắn người tập thể, cắt cổ, dùng dao, búa, xẻng đập đầu; xé trẻ em làm hai hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay quẳng lên không rồi giương lưỡi lê đâm lòi ruột. Đối với phụ nữ, chúng bắt lột quần áo, hãm hiếp tập thể, xẻo vú, dùng cây tầm vông, cọc trâm bầu, cán búa thọc hoặc nhét đá, đất, lá cây vào cửa mình cho đến chết...
Cùng với việc diệt chủng, đám quân bạo ác triệt để thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch, phá sạch”. Đi đến đâu, chúng cuớp bóc tài sản đến đó và vận chuyển về bên kia biên giới. Thứ nào không lấy đi được thì chúng phá huỷ, đốt sạch, từ nhà dân đến các công trình công cộng. Sau cuộc thảm sát, không một ngôi nhà nào ở Ba Chúc còn nguyên vẹn.
Nơi ghi hằn tội ác
Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi, một sỹ phu yêu nước của phong trào Cần Vương xây dựng để tu hành vào năm 1882 nhằm che mắt giặc. Ngày 17/4/1978, quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, làm 40 người bị chết và 20 người bị thương nằm chất chồng lên nhau.
Một ngày sau, bè lũ diệt chủng tràn vào bắt hơn 800 người dân đem ra khỏi chùa tàn sát và chỉ có một người sống sót. Cùng ngày, đối diện chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai được dựng lên vào năm 1877 cũng bị quân diệt chủng tràn vào xả súng, tung lựu đạn giết chết trên 80 người. Những người sống sót chạy ra bị chúng dùng cây đập đầu và xả súng khiến hơn 100 người nữa mất mạng. Riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trốn đã bị chúng tung lựu đạn làm chết 39 người... Sau ngày 30/4/1978, những người sống sót trở về đã nhìn thấy phía trước chánh điện, máu người ngập ngụa.
Ngày 18/4/1978, khi quân Pôn Pốt tràn vào, một bộ phận nhân dân Ba Chúc rút chạy không kịp nên kéo nhau lên núi Tượng ẩn nấp vào các hang đá để tránh sự tàn sát của kẻ thù. Nhưng qua 11 ngày đêm chiếm đóng, bọn man rợ đã lùng sục và tàn sát gần hết số bà con trốn trong các hang đá trên núi.
phải leo lên tảng đá mới vào được nên gọi là vồ đá dựng), đã xảy ra câu chuỵên thương tâm: Vào những ngày quân Pôn Pốt chiếm đóng Ba Chúc, có 72 con người kéo lên đây, trong đó có 4 trẻ em.
Do ở trong hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước, ngột ngạt, bệnh hoạn nên các em la khóc suốt ngày. Ngày 29/4, một tên nữ Pôn Pốt đi do thám và nghe tiếng trẻ em khóc đã chạy đi báo cáo. Trước nguy cơ bị tàn sát, bà con quyết định hy sinh tính mạng các cháu để cứu tất cả mọi người. Tại hang cây da (trước miệng hang có một cây da lớn) có 17 người lẩn trốn. Bọn Pôn Pốt lùng sục được đã xả súng bắn chết 14 người, sau đó chúng hãm hiếp một chị tên Chuột rồi lấy cây đâm vào cửa mình chị cho đến chết.
Tại hang Ba Lê, có gần 50 người bị thảm sát. Hang này trước không có tên nhưng sau vụ cha mẹ, vợ con, anh em, dòng họ của anh Nguyễn Văn Lê bị quân Pôn Pốt thảm sát, chỉ có một mình anh Lê, con thứ 3 trong gia đình sống sót nên sau đó, mọi người đã gọi là hang Ba Lê.
Tại Cầu Sắt - Vĩnh Thông (cầu do Pháp xây dựng năm 1920), từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, bọn Pôn Pốt đã lùa dân ra đây tàn sát trên 300 người. Tại Giồng Ông Tướng và khu nhị tỳ nằm