VII. THUỶ ĐÀI SƠN (NÚI NƯỚC)
ĐẾN CÁC DI TÍCH
Trong nhiều năm qua, Bảo tàng tỉnh An Giang đã phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và Viện Khảo cổ Hà Nội tiến hành khảo sát và khai quật một số loại hình tại vùng Di chỉ Óc Eo (núi Ba Thê) và một số nơi khác trong tỉnh. Liên tiếp trong 3 năm, từ 1998 đến năm 2000, các nhà khảo cổ khai quật 2 di chỉ ở núi Ba Thê là khu kiến trúc, mộ táng nằm phía Nam chùa Phật Bốn Tay và khu gò Cây Thị nằm dưới đồng bằng. Kết quả cho thấy, đây là một dạng kiến trúc cung đình mang tính cách tôn giáo, được xây dựng rất xưa và tồn tại đến thế kỷ thứ 9. Đặc biệt, qua đợt khai quật cũng phát hiện một chum cải táng bằng gốm thô đường kính 0,67m, cao 0,4m, trong chum có vài mảnh nhỏ chất hữu cơ, 5 hạt chuỗi bằng vàng và một mảnh chuỗi vỡ bằng mã não. Tỉnh An Giang đã hợp đồng với Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hóa (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) để thiết kế và xây dựng mái che cho 2 di tích này, với tổng kinh phí hơn 1 tỉ đồng, phục vụ du khách tham quan và công tác nghiên cứu khoa học.
Trong lần khảo sát điền dã hồi đầu tháng 10 năm 2001, Bảo tàng tỉnh An Giang cũng phát hiện một công trình kiến trúc cổ nằm ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn có chiều dài 18m, rộng 12m và cao 3m. Theo nhận định ban đầu của giới chuyên môn, công trình dưới dạng đền tháp còn khá nguyên vẹn thuộc nền văn hóa Óc Eo, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 7, 9 cách đây hơn 1.000 năm. Ông Dương Ái Dân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh An Giang cho biết, ngành đã xúc tiến lập hồ sơ khoa học các khu di tích này để trình lên Bộ Văn hóa - Thông tin năm 2002 và được công nhận di tích cấp quốc gia trong năm 2003, xem như góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa, đồng thời còn có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu về vùng đất và con người An Giang trong giai đoạn lịch sử đầu Công nguyên…
Văn hoá Óc Eo
Văn hóa khảo cổ được đặt tên theo di tích Óc Eo thuộc xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Di tích được phát hiện vào năm 1942 và được Malơrê (L. Malleret) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944. Trước đó vào thế kỉ 19, những hiện vật trôi nổi của nền văn hoá này đã được giới nghiên cứu chú ý đến. Qua những cổ vật này, nhiều người đã liên hệ đến Vương quốc Phù Nam được ghi chép trong các thư tịch cổ, trong minh văn trên bi kí, trên các bệ thờ bằng đá.
Từ 1977, các nhà khảo cổ Việt Nam đã nghiên cứu, thám sát và khai quật trên 90 di tích, làm rõ được phạm vi phân bố, các loại hình di tích, di vật của nền văn hoá này.
Văn hoá Óc Eo (VHOE) phân bố chủ yếu trong phạm vi các tỉnh Nam Bộ. Các di tích bao gồm: di chỉ cư trú có tầng văn hoá dày trên dưới 3 m, các công trình kiến trúc tôn giáo và các khu mộ táng. Hiện vật vô cùng phong phú. Nhóm tượng thờ có tượng Phật, tượng thần bằng các chất liệu gỗ, đá, đồng; tượng linh vật có yoni và linga, có hiện vật được làm bằng vàng. Nhóm phù điêu và con dấu khắc trên gốm, đá, thuỷ tinh, kim loại. Nhóm tiền kim khí đúc bằng vàng, đồng, chì thiếc, chì sắt. Nhiều hiện vật bằng vàng và vàng lá có hình chạm khắc, nhiều đồ trang sức bằng đá quý, đá màu, thuỷ tinh, kim loại, nhiều loại đồ gốm và những vật dụng bằng đất nung, đá, gỗ.
Những phát hiện mới đã làm rõ thêm vai trò của VHOE và cảng thị Óc Eo theo con đường tơ lụa trên biển đối với vùng Đông Nam Á hải đảo và sang tận Địa Trung Hải. Nhiều tư liệu phong phú của VHOE đã đóng góp vào nhận thức về một nền nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông Cửu Long vào thế kỉ 5. VHOE có sự kế thừa và phát triển lên từ các nền văn hoá tiền Óc Eo ngay trên mảnh đất Nam Bộ từ cuối thời đại đồ đồng. Hậu Óc Eo có liên quan đến nhà nước Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp.
Lẩu trâu nấu mẻ (Long Xuyên. An Giang)
Thịt ăn dễ bị ngán nhưng thịt trâu lại là món khoái khẩu. Từ xưa , ông bà kể thịt trâu bị lạc đạn chết ngoài đồng - phần úp xuống nước đem lên dùng ngon gấp mấy lần thịt bò.
Bây giờ, nhiều người sợ thịt chứa hormone tăng trưởng nên tìm tới thịt trâu như thực phẩm an toàn. Nào sườn, dụm, trâu hầm sả cho đến trâu luộc nhưng món hẫp dẫn hơn có lẽ là nấu với cơm mẻ. Nói là thịt nhưng dĩa "nguyên liệu" hội đủ những thịt, nạm, lòng...và cả trâu vò viên. Càng bắt mắt với hàng loạt rau củ quả, cải thảo, củ cải xắt lát, cà rốt, rau cần, mồng tơi, chuối chát, ngò gai, lá quế, dĩa sả, ớt, chén cơm mẻ... Tất cả được bài trí quanh cái "cù lao" khói cuộn mùi than đước.
Đợi lẩu sôi, thực khách tự nêm nếm nước lẩu bằng các gia vị sẵn có. Thịt, lòng, vò viên...dù đã được sơ chế nhưng cũng cần phải ngâm lâu một chút cho dậy mùi đặc trưng, thứ đến cho các loại rau mùi vào lẩu sẽ ra hương vị riêng. Dùng tới đâu trụng rau tới đó để rau còn xanh, giòn. Bạn có thể gọi thêm đĩa bánh phở cho chắc bụng.
Ở Cần Thơ, tới quán lẩu trâu không ít người đòi cho bằng được đĩa phèo, có người ăn phèo trâu nhúng mẻ, người khác lại thích phèo nướng. Vấn đề là khả năng "chịu đựng" mùi thơm của món nướng vì thời gian nướng hơi lâu. Còn ở Long Xuyên thì lạ mắt hơn với trâu vò viên. Nhưng ăn lẩu trâu phải có thời gian để các miếng thịt mềm hơn một chút.
Thịt trâu là đặc sản có dược tính, bổ tỳ, bổ gân cốt, ích huyết... Khi ăn kèm với rau cấn ta (cần nước) vị ngọt, hơi cay,tính mát thêm tác dụng thanh nhiệt,lợi tiểu, giảm đau, cầm máu... Hơn nữa trong rau cần nước còn có chất b pinen, myrcen tác dụng giảm ho, chống viêm, chống nấm. Ngon, rẻ và bổ dưỡng nên buổi chiều khoảng 4 giờ, quán lẩu trâu Kiều Thu chật cứng khách ngồi. Người thì tìm bạn chọn nơi này làm nơi "đối ẩm", người khác đưa gia đình tới thưởng thức món hiếm hoi, bởi vì tổng đàn trâu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long không còn là mấy. N.T
Đia chỉ: Quán lẩu trâu Kiều Thu, 122 Phó Đức Chính, Phường Bình Khánh, Tp. Long Xuyên, An Giang
Di tích Cột Dây Thép
Di tích Cột Dây Thép nằm sát bờ sông Tiền và cũng sát Tỉnh lộ 23, thuộc ấp Long Thuận, xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo mục đích ban đầu của thực dân Pháp lúc bấy giờ là làm hệ thống thông tin liên lạc cho chính quyền thực dân ở huyện Chợ Mới.
Di tích Cột Dây Thép được làm từ bốn trụ cột bằng thép gắn kết tạo thành hình tháp, chóp vuông, có chiều cao 30 mét với bốn chân trụ siêng theo bốn hướng. Mỗi chân trụ các nhau khoảng 1,5 mét. Các chân trụ đều làm bằng những thanh thép có hình chữ L nối kết không đều nhau để tạo thêm sức tải lực cho tòan khối Cột Dây Thép. Ngày xưa nó là một trong những công trình bề thế của thực dân Pháp, và nó đã được những người Cộng sản chọn làm nơi treo lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang.
Nói đúng hơn, di tích Cột Dây Thép là một hệ thống gồm hai cột dây thép. Một ở bên này sông Tiền thuộc xã Long Điền A và một ở bên kia sông thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới.
Hai cột dây thép này đứng đối xứng nhau qua con sông Tiền. Nhiều sợi dây thép to được giăng từ cột bên này qua cột bên kia sông để tạo thành một mạng lưới dây thép vượt sông Tiền. Và đấy chính là mạng lưới thông tin được chính quyền Thực dân lúc ấy dùng để thông tin liên lạc từ các xã bên này sông qua bên kia sông và ngược lại... Chính từ mạng lưới dây thép đó mới có
tên gọi cho hai cột này là cột dây thép.
Cuối tháng 3 năm 1930, các đồng chí Lê Văn Sô, Lưu Kim Phong được Đặc uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam hồi ấy cử về Long Xuyên phối hợp với đồng chí Nguyễn Văn Cưng tiến hành tuyển chọn những người tích cực trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội kết nạp vào Đảng. Ban Chấp hành Lâm thời tỉnh cũng được thành lập và tích cực tiến hành xây dựng các chi bộ Đảng. Tỉnh chọn Chợ Mới làm điểm phát triển tổ chức, vì nơi đây có phong trào cách mạng mạnh, có cơ sở Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí hội rộng, là nơi tập trung đông đảo nông dân, thợ thủ công, trí thức sớm có tinh thần chống Pháp và tay sai. Sau quá trình tìm hiểu, tuyển chọn và bồi dưỡng. Tháng 4 năm 1930, Đặc uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành thành lập một Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới gồm ba đồng chí Lưu Kim Phong, Bùi Trung Phẩm và Đoàn Thanh Thuỷ. Đây là Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Chợ Mới, đồng thời cũng là Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (tức An Giang ngày nay).
Để chào mừng sự kiện lịch sử đó, lá cờ Đảng đầu tiên tại An Giang đã được treo trên đỉnh Cột Dây Thép. Tiếp theo đó, một lá cờ thứ hai lớn hơn cũng được đưa lên và theo dây thép đưa ra treo ở vị trí giữa sông. Tất cả những công việc này do ông Lê Văn Đỏ, một quần chúng giác ngộ cách mạng tại địa phương trực tiếp thực hiện cùng với sự hỗ trợ gián tiếp của những quần chúng khác. Cờ đỏ búa liềm phất phới tung bay khiến kẻ thù lo sợ, còn nhân dân thì phấn khởi bàn tán xôn xao. Sau đó, cờ Đảng được tiếp tục treo ở nhiều nơi trong huyện Chợ Mới.
Cột Dây Thép phản ánh giá trị rất cao về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới nói riêng và tỉnh An Giang nói chung trong những ngày đầu thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, là một dấu ấn trong lòng mọi người dân An Giang khi tìm hiểu về lịch sử tỉnh nhà. Nơi đây chính là điểm treo lá cờ Đảng lần đầu tiên của phong trào cách mạng tỉnh An Giang và cũng là địa điểm tập hợp quần chúng đấu tranh của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Chợ Mới năm 1930.
Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở Chợ Mới đã đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng, mở ra cho những người cách mạng và quần chúng yêu nước ở địa phương con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển của phong trào cách mạng ở Chợ Mới.
Cột Dây Thép vào thời kì ấy còn là nơi tập trung của đông đảo quần chúng nhân dân biểu tình, đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Những cuộc tuần hành biểu tình đã tạo nên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Chợ Mới, đã có ảnh hưởng sâu rộng nhất là đối với nông dân ở miền Tây Nam Bộ. Và cũng từ đó Cột Dây Thép đã trở thành địa danh lịch sử cách mạng, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh cách mạng từ những ngày đầu thành lập Đảng, cũng như các cuộc đấu tranh sau này.
Thánh đường Mubarak
An Giang là tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long có đa tộc bao gồm: Kinh - Khmer - Hoa - Chăm. An Giang có hơn một vạn người Chăm sinh sống ở các huyện Phú Tân, Tân Châu, Châu Phú, An Phú. Người Chăm An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala, nên hầu như các nơi đều có thánh đường. Và một trong những thánh đường nguy nga, đẹp mắt với nghệ thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi, được Bộ Văn Hóa xếp hạng đó là thánh đường Mubarak, ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62 km, về hướng Tây theo Quốc lộ 91 đến thị xã Châu Đốc rẽ qua bến đò Châu Giang.
Thánh đường Mubarak được xây dựng do sự đóng góp của tín đồ. Qua nhiều lần trùng tu, lần cuối cùng là thánh đường hiện nay, được thiết kế bởi kiến trúc sư Mohamet Amin, người Ấn Độ. Nhìn từ xa, thánh đường giống như các đền thờ cổ của Ba Tư, Ấn Độ, vì thánh đường có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng.
Hàng năm, thánh đường tổ chức các kỳ lệ lớn như: lễ sinh nhật giáo chủ Mahomat (Muhammed) vào ngày 12 tháng 3 Hồi lịch, gọi là lễ Mâulút. Lễ Roja hay còn gọi là lễ hành hương đến thánh địa La Mecque vào ngày 10 tháng 12 Hồi lịch...nối liền theo lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9. Trong những ngày lễ lớn này người Chăm tề tựu về thánh đường thật đông đảo và hành lễ theo đúng ghi thức của đạo.
Pháo đài
Tại đỉnh Núi Sam vào khoảng năm 1896, Chánh tham biện Pháp đã cho xây dựng ngôi biệt thự kiên cố làm nơi nghỉ mát, vui chơi. Tầng trên là ngôi tháp cao hình tròn ốc để hóng gió. Từ đó đỉnh núi Sam có tên là Pháo Đài.
Trong thời kỳ chiến tranh, giặc sử dụng Pháo Đài làm căn cứ pháo binh. Năm 1969, anh hùng Hoàn Đạo Cật đánh sập Pháo Đài. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn nữa.
Khách muốn lên Pháo Đài có hai con đường chính:
- Một là phía sau lăng Thoại Ngọc Hầu theo những gộp đá đốc đứng hoặc nấc thang rất dễ đi, dọc hai bên đường có nhiều quán ăn, hàng nước và rất nhiều chùa chiền, am, cốc... Và đặc biệt vào mùa hè, hàng phượng dọc theo hai bên đường trổ bông đỏ rực cả một vùng núi tạo nên phong cảnh hấp dẫn. Gần tới Pháo Đài có một ngôi chùa Giác Hương với hậu cảnh rộng, thoáng mát sẽ là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh khá thú vị.
- Hai là từ Châu Đốc vào Núi sam đến ngã ba Đầu Bờ rẽ trái dọc theo đường vòng chân núi, qua khu trường học, nhà Bia liệt sĩ là đường lên núi với hai trụ cổng có lối kiến trúc cổ. Dọc theo đường này có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: vườn Tao Ngộ, nhà bác sĩ Nu, bệ đá nơi phát hiện tượng Bà Chúa Xứ núi Sam... Đây là một vị trí khá độc đáo vừa có thể đón gió và được ngắm toàn cảnh hữu tình vùng đồng quê sông nước.
Nhà thờ cổ Cù Lao Giêng
Vùng cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới được xem là xứ đạo. Nơi đây vào thời thuộc Pháp đã xây dựng nên một nhà thờ thuộc họ đạo thiên chúa và dân địa phương đặt tên là nhà thờ Giêng vì toạ lạc trên đất cù lao Giêng. Đây là công trình kiến trúc địa phương do Pháp xây dựng vào năm 1872, tại xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Nơi này còn là cơ sở đào tạo Linh mục (lúc bấy giờ) cơ sở chỉ hoạt động đến 1946. Bên cạnh đó, cũng tại cù lao này còn có dòng nữ tu Providence (Chúa Quan Phòng), cùng do các nữ tu người Pháp lập ra vào năm 1874.
Thời thuộc Pháp tại tu viện này còn là nơi thu nhận trẻ em mồ côi và những người già bệnh tật. Chính vì vậy, dòng nữ tu Chúa Quang Phòng đã được nhiều giáo dân ở miền Tây Nam Bộ và kể cả Campuchia đều biết đến.
Tuy nhiên, hiện nay phòng chính của dòng nữ tu này được đặt cơ sở tại thành phố Cần Thơ. Còn cơ sở ở cù lao Giêng chỉ là nơi an dưỡng của các nữ tu già yếu thuộc dòng này.
Vị trí: Cù Lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Cù Lao Giêng (hay Diên, Riêng, Den, Ven) mà người Khmer gọi “Koh-Teng” có một
1930 với lá cờ đỏ búa liềm trên cột dây thép xã Long Điền A.
Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô