Thân thế và sự nghiệp

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 101)

VII. THUỶ ĐÀI SƠN (NÚI NƯỚC)

Thân thế và sự nghiệp

Nguyễn Văn Thoạisinh ngày 26 tháng 11 nămTân Tỵ(1761) niên hiệuCảnh Hưngthứ 22, tại huyện Diên Phước, tỉnhQuảng Nam.

Cha ông là Nguyễn Văn Lượng, sinh thời làm chức Từ thừa, là một chức quan nhỏ chuyên lo việc tế tự tại các đền miếu do nhà nước lập ra. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Tuyết. Cả hai ông bà đều có tiếng là người đôn hậu, khéo dạy con.

Vào Nam

Thời Nguyễn Văn Thoại sinh ra và lớn lên, nước Việt thường xuyên xảy ra loạn lạc,

bởiTrịnhvớiNguyễnđánh nhau liên miên, tiếp theo nữa là phong tràoTây Sơnnổi dậy. Vì thế, mẹ ông phải dẫn ông chạy nạn vào Nam, định cư ở làng Thới Bình, nơi cù lao Dài, trên sông Cổ Chiên thuộc địa phận huyệnVũng Liêm,Vĩnh Long[2].

Võ công

Năm Đinh Dậu (1777), 16 tuổi, Nguyễn Văn Thoại đến xin đầu quân Nguyễn tại Ba Giồng (Định Tường). Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thànhGia Định. Năm 1782, Tây Sơn đại phá chúaNguyễn Phúc Ánhở cửa Cần Giờ diệt chỉ huy Pháp Manael, ông và chúa Nguyễn phải bỏ chạy. Từ năm 1784 đến năm 1785, ông đã theo chúa Nguyễn sangXiêm2 lần để cầu viện.

Từ năm 1787 đến năm 1789, Nguyễn Văn Thoại có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ. Năm 1791, ông được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộcBà Rịa). Năm 1792, ông lại sang Xiêm, trên đường về đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays). Liên tục các năm 1796, 1797, 1799 ông đều được Nguyễn Phúc Ánh cử sang Xiêm công cán. Năm 1800, Nguyễn Văn Thoại được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp vớiLàođánh quân Tây Sơn ởNghệ An. Nhưng đến năm 1801, thì ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên[3]. Năm 1802, chúa Nguyễn thống nhất đất nước, lên ngôi vua hiệu là Gia Long. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong Khâm sai Thống binh cai cơ, nhận nhiệm vụ ra Bắc lo việc thu phục Bắc Thành rồi được giữ chức Trấn thủ ở nơi đó. Ít lâu sau ông nhận lệnh làm Trấn thủLạng Sơn, rồi lại vào Nam nhận chức Trấn thủĐịnh Tường(1808). Năm 1812, ông sang Cao Miên đón Nặc Chân về Gia Định. Năm 1813, ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ Cao Miên. Ở đó được 3 năm, ông được triệu về nước để nhận chức trấn thủ Vĩnh Thanh.

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 101)