KHÁCH SẠN SÔNG SAO

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 68 - 72)

- Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975):

4.KHÁCH SẠN SÔNG SAO

12 -13 Nguyễn Hửu Cảnh, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam Phone:( 84 - 76) 561777 - 561778- Fax: ( 84 - 76) 868820

Gồm 25 phòng được thiết kế sang trọng với nội thất, tiện nghi hiện đại: hệ thống điều hoà, quạt, truyền hình vệ tinh, điện thoại Quốc tế và phòng tắm có vòi sen Chương trình giảm giá phòng đặc biệt dành cho khách đoàn, khách ở dài hạn

Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn Châu Á với sức chứa 200 khách Dịch vụ giặt ủi

- Các dịch vụ khác: tắm hơi – karaoke - Nơi đậu xe rộng, an toàn

Thuyết Minh điểm Châu đốc- An Giang

Lên núi Ba Thê khám phá nhiều thú vị và bất ngờ

Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên gốc là Hoa Thê Sơn, đời các vua nhà Nguyễn, vì kỵ húy nên đổi tên. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng Tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Qua thị trấn Núi Sập một đỗi, ta sẽ đến chợ Ba Thê, nay có tên mới là thị trấn Óc Eo. Nơi đây đã từng là một thương cảng phồn thịnh thời trung cổ bị vùi lấp dưới lớp đất phù sa hơn 3m. Người ta đã phát hiện di chỉ nầy vào năm 1942 và khám phá ra thành cổ Óc Eo vào năm 1944, lúc đào kinh xáng Ba Thê. Có nhiều cổ vật thu được như khuôn chế tác vật dụng và nữ trang bằng gốm, đá, vàng, đồng. Các tượng đá mang dấu ấn văn hóa Phật Giáo và Hindu giáo rất đa dạng như tượng Phật, linh vật, Yoni và Linga có niên đại cách đây trên dưới một thiên niên kỷ rưỡi. Đặc biệt là nhóm tượng Ganesa với mình người đầu voi trông rất ấn tượng. Bảo tàng tỉnh An Giang hiện có trưng bày nhiều hiện vật và phiên bản của nhiều cổ vật, tượng, xương thú hóa thạch... Muốn lên núi Ba Thê phải mua vé: 7.000 đồng cho hai người, một xe. Có một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng 3m, ngoằn ngoèo uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh. Xe hon-đa phải gài số 1, leo núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Đường lên đỉnh chỉ chừng 2km, nhưng phải chạy xe độ 15 phút. Bên đường, phía vực, có lan can bảo hiểm, khá an toàn cho người, xe. Con đường nầy có từ đời Pháp thuộc, đến chế độ cũ được sửa lại để phục vụ cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được Nhà nước đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, an toàn để phục vụ cho du lịch. Nhưng khách ở đây chưa đông, dù đường đến Ba Thê khá thuận tiện, chỉ cách thành phố Long Xuyên chừng 28km, già nửa đường đi Thất Sơn - Núi Cấm.

Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát cao chừng 8m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, sừng sững trên đỉnh núi như nhìn bao quát khắp thế gian. Ở trên đỉnh núi mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn. Có nhiều tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người. Cạnh ngôi tháp xá lợi cổ bên chùa, có bia kỷ niệm ghi

lại chiến công oanh liệt của quân giải phóng Ba Thê - Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm của địch trên đỉnh Hoa Thê Sơn vào ngày 6 tháng 5 năm 1968.

Có một di tích rất lạ lùng gợi trí tò mò, thích thú cho khách. Đó là hòn đá hoa cương cao chừng 3m, to cỡ gốc cổ thụ bốn năm người ôm, nằm bên hông chánh điện của Sơn Tiên Tự. Trên mặt viên đá khổng lồ ấy có dấu bàn chân người to hơn bình thường, rất rõ. Người ta cho đó là “bàn chân tiên”. Các sư trên núi kể lại: xưa kia lúc mới tạo sơn, đá núi còn mềm như đất sét, có một vị tiên đã ấn bàn chân mình lên đá để làm dấu...

Đi xuống phía triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng 10m sẽ thấy một công trình mới. Đó là nhà trưng bày, sẽ trưng bày những cổ vật, hiện vật có liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa của Ba Thê- Óc Eo. Điều đặc biệt là công trình nầy có phong cách kiến trúc rất giống những đền đài của các nước vùng Nam Á, dấu ấn của Hindu giáo thể hiện rất rõ qua kiến trúc mái vòm. Các mặt vách chung quanh công trình đều có tượng thần Ganesa mình người, mặt đầu voi, ngồi với tư thế nghiêm trang, nửa như trầm mặc thiền định, nửa như răn đe canh giữ. Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ. Khu nhà trưng bày có chu vi hình vuông chừng 40m, tam cấp cửa chính ở phía mặt trời mọc, là nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.

Ở ngọn núi Nhỏ cạnh bên, có một hòn đá trơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Truyền thuyết và huyền thoại ở vùng nầy kể rằng: xưa kia, có một người lên núi tìm tu, xa lánh thế gian, bụi đời. Nhưng vị nầy lòng trần chưa rủ sạch, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ nhà, nhớ vợ. Sau đó, ông chết đi... Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá, giống như chuyện Hòn Vọng Phu ở miền Trung và miền Bắc, nhưng đây lại là “Vọng Thê”.

Phía Bắc núi Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch Đại đao, là bửu bối của trời đất, dành để trừng trị bọn gian ác.

Nắng đã xế về Tây. Đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, bạn sẽ thấy tâm hồn như lắng lại, lòng lâng lâng cảm giác thoát tục, giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.

Núi Ba Thê

Ba Thê là tên một cụm núi nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo và các xã Vọng Thê, Vọng Đông, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Cụm núi Ba Thê gồm 5 ngọn núi là: núi Ba Thê (núi Lớn), núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Trong đó, núi Ba Thê là lớn nhất với độ cao 221 m, chu vi 4.220 m, thuộc thị trấn Óc Eo. Núi Nhỏ cao 63 m, chu vi 700 m nằm trên địa bàn xã Vọng Thê. Núi Tượng cao 60 m, chu vi 970 m, ở xã Vọng Đông. Núi trọi cao 21 m, chu vi 400 m, thuộc xã Vọng Đông. Núi Chóc cao 19 m, chu vi 550 m, thuộc địa bàn xã Vọng Đông.

Nguồn gốc tên gọi

- Theo sách Đại Nam nhất thống chí: Núi Ba Thê vốn có tên là Hoa Thê Sơn. Núi có 3 chóp đứng, có nhiều cây cổ thụ xanh mát, mặt trước là lung, đầm lầy. Vào triều Minh Mạng, do kỵ húy tên hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên Hoa Thê Sơn đổi thành núi Ba Thê.

- Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong quyển Tự vị tiếng nói miền Nam, cho rằng: "Thê" có nghĩa là cái thang, ngày trước thời các chúa Nguyễn, người ta cho bắc thang lên núi để quan sát hành động của thổ phỉ. Vương Hồng Sển miêu tả núi như sau: Núi Ba Thê cao 30 trượng, chu vi 30 dặm, cách phía Tây bến Thoại Hà 18 dặm ngoài. Nơi đây có 3 ngọn núi trùng điệp xanh tươi, có nhiều cây cao bóng mát…Mặt trước ngó ra chằm lớn, cỏ rậm bùn lầy.

Khu vực núi Ba Thê là nơi phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Du lịch

Ba Thê đã được đưa vào khai thác du lịch, du khách có thể lên núi bằng ô tô hay xe máy. Có một con đường nhỏ lát bê tông rộng khoảng 3 m, dài chừng 2 km, ngoằn ngoèo uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Bên đường, phía vực, có lan can bảo vệ, khá an toàn. Con đường này có từ thời Pháp thuộc, đến thời Việt Nam Cộng Hòa, đường được sửa lại để phục vụ cho mục đích quân sự. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, an toàn để phục vụ cho du lịch. Trên đỉnh núi Ba Thê có chùa Sơn Tiên được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cao chừng 8 m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, như nhìn bao quát khắp thế gian. Bên ngoài chánh điện của chùa có một hòn đá hoa cương cao khoảng 3 m, to như gốc cổ thụ bốn năm người ôm. Trên mặt viên đá có dấu bàn chân người to hơn bình thường. Người ta cho đó là “bàn chân tiên”. Các sư trong chùa kể lại: xưa kia lúc mới tạo sơn, đá núi còn mềm như đất sét, có một vị tiên đã ấn bàn chân mình lên đá để làm dấu... Cách chùa Sơn Tiên chừng 10 m về phía chân núi là Nhà trưng bày cổ vật Óc Eo được thiết kế theo hình thù của chiếc Linga khổng lồ có chiều cao hơn 20 m, đường kính 10,9 m. Các mặt vách chung quanh công trình đều có tượng thần Ganesa mình người, đầu voi, ngồi với tư thế nghiêm trang, nửa như trầm mặc thiền định, nửa như răn đe canh giữ. Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ. Khu nhà trưng bày có chu vi chừng 40 m, tam cấp cửa chính quay về hướng Đông - nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.

Phía Bắc núi Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch Đại đao, là bửu bối của trời đất, dùng để trừng trị bọn gian ác. Sự tích kể lại rằng, sau một trận cuồng phong, sấm sét đã làm vỡ một tảng đá lớn, lộ hình một thanh đao. Người dân đặt tên là Thạch Đại Đao và dựng trên núi để du khách đến chiêm ngưỡng. Trên đỉnh cao nhất của dãy núi Ba Thê là Chót Ông Tà - nơi thờ thần Núi. Dưới chân núi là có đền thờ Phan Thanh Giản, nằm giữa rừng cây xanh, nhìn ra tứ phía là màu xanh ngút ngàn của những cánh đồng lúa vùng tứ giác Long Xuyên.

Trên núi Nhỏ có một hòn đá chơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Truyền thuyết kể rằng: xưa kia, có một người lên núi ẩn tu, nhưng lòng trần chưa rủ sạch, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ nhà, nhớ vợ. Sau đó, ông chết đi... Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá, giống như chuyện Hòn Vọng Phu ở miền Trung và miền Bắc, nên gọi núi này là núi Vọng Thê.

về vùng thất sơn

Nếu như Hạ Long nổi tiếng với những vịnh đẹp, Hà Nội Với nghìn năm Văn Hiến , Hội An nổi tiếng với phố cổ rêu phong. Phan thiết với những bải tắm đẹp , với hàng trăm Resort nằm ven biển, Tp.HCM với Nhà Thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, bến cảng Nhà Rồng nơi vị cha già kính yêu của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc… Hà Tiên với hòn Phụ Tử, Thạch Động Thôn Vân, chùa Hang, Đông Hồ Ấn Nguyệt ….. Thì An Giang lại nổi tiếng, được nhiều người biết đến với Chùa Bà,chùa ông…. và Thất Sơn(bảy núi) cũng là 1 điểm đến thù vị .

Bảy Núi còn có tên là Thất Sơn, các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tôn xưng là Bửu Sơn, gồm bảy ngọn núi không liên tục, đột khởi trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ, thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

“Ai ơi về lại An Giang

biết bao điều lạ hân hoan đón chờ Thất Sơn hùng vĩ nên thơ

Kìa kênh Vĩnh Tế đôi bờ lúa xanh”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhắc đến Bửu Sơn Kì Hương vậy Tín đồ Bửu Sơn kì Hương là gì : Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương là một tôn giáo nhập thế, một tôn giáo yêu nước có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chính trị và tôn giáo tại Nam Kỳ từ giữa thế kỷ 19. Hậu thân của giáo phái này là các giáo phái Phật giáo Hòa Hảo, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.. Bửu Sơn Kỳ Hương được khai sáng năm 1849 bởi một người tục danh Đoàn Minh Huyên. (14 tháng 11 năm 1807 - 10 tháng 9 năm 1856), thường được các tín đồ và người dân nơi vùng miền này, gọi tôn ông là "Phật Thầy Tây An".đạo hiệu: Giác Linh, quê ở Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Các tín đồ và người dân nơi vùng miền này, gọi tôn ông là "Phật Thầy Tây An".

Vụ mất mùa và đại dịch năm 1849 - 1850 ở miền Nam đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ đến chỗ cải sửa tánh tình, biết điều nhân nghĩa, ngay thảo với mẹ cha, kính thờ Trời Phật. Người tin theo ông ngày một đông, nên ngay vào năm 1849, ông sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, rồi từ đó cho đến năm 1856, ông đến vùng đất phía tây Thất Sơn và Láng Linh, dựng chùa, lập trại ruộng và đi dạo khắp vùng miền này.

Vừa đi vừa rao giảng đạo, lại vừa có những cách trị bệnh kỳ hoặc như cho bệnh nhân uống nước lã, uống nước tro giấy vàng bạc, ăn bông hoa cúng Phật... nên nhà cầm quyền nghi ngờ ông ngầm hoạt động chính trị hoặc là gian đạo sĩ. Thế là ông bị bắt giam tại Châu Đốc, rồi vì không đủ chứng cứ nên viên quan cai trị phải thả ông, nhưng buộc ông phải đến tu ở chùa Tây An để dễ kiểm soát.

Chùa Thới Sơn, được coi như là Tổ đình của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức kể thêm chi tiết:

Vào khoảng năm 1847, Đoàn Minh Huyên đi hành đạo ở vùng Tòng Sơn (nay thuộc Lấp Vò, Đồng Tháp) và cốc Ông Kiến (nay là Tây An cổ tự, Chợ Mới, An Giang), ông bị triều đình bắt giam rồi đưa về ở chùa Tây An, Châu Đốc; buộc ông phải chính thức xuất gia thọ giới theo nghi lễ chánh thức của Phật giáo. Vì vậy, ông phải thọ giới tì kheo với thiền sư Hải Tịnh, được ban pháp danh là Minh Huyên, hiệu Pháp Tạng và trở thành vị thiền sư thuộc thế hệ thứ 38 của phái thiền Lâm Tế tông. (thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác trụ trì đời thứ nhất - Thiệu Trị thứ 7 năm 1847, và có thể vì vậy dân chúng gọi tôn ông là "Phật thầy Tây An") cho đến khi ông qua đời.

Ông mất lúc 49 tuổi . Hiện mộ ông ở phía sau chùa Tây An, không đấp nấm theo lời dặn dò của ông.

Mặc dù mất sớm, nhưng Đoàn Minh Huyên đã làm được rất nhiều việc như: chữa bệnh miễn phí, khẩn hoang thành lập nhiều "trại ruộng" và am tu hành, để có chỗ cho tín đồ hành đạo và tự tay làm lấy miếng ăn, chứ không nên cứ nương nhờ vào bá tánh, và sau này những nơi ấy đều trở thành những căn cứ chống quân Pháp. Đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương

Hương tức là mùi thơm lạ.

Chủ trương của giáo phái: Tín đồ lấy đạo Phật làm căn gốc, không cần “ly gia cắt ái”, không đầu tròn áo vuông, không thờ tượng cốt, chỉ treo tấm "trần điều" (mảnh vải đỏ, tượng trưng cho tinh thần vô vi, cho ngôi Tam bảo), không ăn chay, không gõ mõ tụng kinh, không xuống tóc cạo râu. Vật phẩm dâng cúng chỉ hương hoa và nước lã đơn sơ. Chỉ cần giảng và nghe giáo lý, chứ không cần ghi chép... Và theo giáo lý của ông thì người “cư sĩ tại gia” cốt tránh ác làm lành, rửa lòng trong sạch, giữ tâm thanh tịnh và hằng thực thi “Tứ ân”: Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân Tam bảo, ân đồng bào nhân loại. Nhờ sự canh tân về giáo lý, tín điều như trên, nên thu hút được

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 68 - 72)