NGŨ HỒ SƠN (NÚI DÀI NĂM GIẾN G)

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 73 - 75)

Núi Dài năm Giếng còn được gọi là Núi Dài Nhỏ hay Ngũ Hồ Sơn. Với độ cao 265 m, chu vi 8.751 m, đây là ngọn núi cao đứng hàng thứ tư trong Bảy Núi. Núi thuộc thị trấn Nhà Bàng, riêng vách phía Tây và phía Đông thuộc địa phận xã An Phú, xã Văn Giáo. Tất cả đều thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.

Sở dĩ có tên Núi Dài Năm Giếng vì trên núi có năm nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước. Ở đây có đồi Ma Thiên Lãnh, có hang rộng chứa hàng nghìn người. Năm 1969, một tiểu đội tiền tiêu của Ðoàn 61, chủ lực Miền, đóng chặn cửa vào căn cứ Ô Tà Sóc, bị máy bay địch ném bom làm sập miệng hang. Bảy chiến sĩ bị kẹt trong hang, lúc đầu đơn vị tiếp lương thực bằng cách dùng ống tre đưa cơm cháo, thức ăn... Mấy ngày sau, vì địch càn quét liên tục, đơn vị phải di chuyển về U Minh, nên "chia tay" với các anh. Sự hy sinh dũng cảm ấy đã hơn ba mươi năm, nhưng như còn là một nỗi đau quặn thắt từng ngày trong lòng mọi người dân địa phương. Ðể ghi nhớ các anh, và giữ yên chỗ các anh nằm lại mãi mãi. Ngày kỷ niệm 27-7-1997, ngành lao động, thương binh và xã hội tỉnh An Giang, cùng địa phương xã Lương Phi, huyện Tri Tôn mở đường lên chót đồi này xây dựng bia tưởng niệm các anh. Thời gian qua có biết bao du khách về nguồn đều lên để cúng viếng các liệt sĩ anh hùng. Ðã có nhiều áng văn chương, thơ ca, nhạc cổ ca ngợi

sự hy sinh ấy, như:

"Hãy ngồi thêm chút nữa bạn ơi

Nhang sắp tàn, thắp thêm tuần nhang nữa Ðồi rộng quá, làn khói thì bé nhỏ

Gió có đưa vào chỗ các anh nằm..." (Thơ Nguyễn Thị Trà Giang)

Trong quần thể của căn cứ Ô Tà Sóc có hơn mười địa danh từ chân suối lên gần đỉnh như đội Bảo Vệ, hang Quân Y, Dân Y, hang Tuyên Huấn, Ðiện đài, Phụ Nữ, Cơ Yếu... và điện Trời Gầm làm văn phòng, hội trường Tỉnh ủy chứa gần cả trăm người ăn ở, sinh hoạt. Ðây cũng là đỉnh cao của căn cứ, nằm trải dài theo lòng suối thiên nhiên cùng hang động kỳ bí, quanh co uốn khúc...

Núi tuy hiểm trở nhưng có nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trĩu trái quanh năm, như: ổi, xoài, bưởi, mận, sầu riêng, thanh long v.v...Cho nên có người mô tả nhìn theo hướng mỏ Két của núi Két, phía trước mặt là dãy Ngũ Hồ Sơn, có thể ví như một hòn non bộ khổng lồ tuyệt đẹp.

Ngoài ra, núi Dài Năm Giếng còn có nguồn tài nguyên là đá xây dựng thuộc nhóm sáng màu mịn hạt và đá ốp lát dùng để trang trí...

III. PHỤNG HOÀNG SƠN ( NÚI CÔ TÔ )

Cô Tô nằm trong hệ thống dải Thất Sơn thuộc địa phận huyện Tri Tôn (An Giang), cao 614 m. Núi có cấu tạo giống như một mâm trứng đá. Những khối đá, hòn đá to, nhỏ xếp chồng lên nhau, còn gọi là “lò ảng”.

Tích xưa kể lại rằng: các nàng tiên thường hay xuống vùng Thất Sơn những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm các nàng chơi trò ném đá. Sáng hôm sau, nơi ấy xuất hiện một trái núi nhỏ nằm lẻ loi, đá chồng chất lên nhau thành muôn vạn dáng hình kỳ vĩ! Cũng có sách nói rằng, xa xưa, núi Tô là nơi trú ngụ của loài chim phượng hoàng.

Núi Cô Tô cao 614 m, dài 5.800 m, rộng 3.700 m. Vách phía đông bắc ngửa mặt về thị trấn Tri Tôn (Xà Tón ngày xưa), núi có nhiều danh lam thắng cảnh như Mũi Hải, Tam Cấp, Vồ Hội, Sân Tiên, Pháo đài...

Nổi danh là đồi Tức Dụp (Tức Chóp - nước quanh năm, nghĩa theo tiếng Khmer).Ngày nay còn có tên là ngọn "đồi hai triệu USD" vì Mỹ - ngụy và chư hầu đã đánh vào ngọn đồi trong suốt thời gian 128 ngày đêm, nhưng không chiếm được căn cứ của huyện Tri Tôn. Chúng tuyên bố đã chi phí vào đây tương đương hai triệu USD. Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được bỗng nghe tiếng róc rách chảy và phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần trời đất rồi múc nước suối về phum, sóc. Đồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn nghìn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cộng sản. Khi bị khủng bố, nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng trời Phật nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng.

Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của Huyện ủy Tri Tôn và Tỉnh ủy An Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn từ miền bắc vượt Trường Sơn qua Cambodia tỏa xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ.

Phát hiện Tức Dụp là đầu não của căn cứ cách mạng, đế quốc Mỹ và quân ngụy quyền đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng ngọn đồi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà những

chiến sĩ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.

Sau Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968, đế quốc Mỹ và quân ngụy quyền quyết tâm xóa sổ Tức Dụp. Trung tướng Escar chỉ huy hơn 18.000 lính Mỹ, Nam Triều Tiên và quân ngụy Sài Gòn với sự tham gia của không quân, pháo binh, thiết giáp, tuyên bố sẽ nghiền nát Tức Dụp trong 3 ngày.

Khi đó lực lượng cách mạng trong các hang chưa tới 40 người. Bình quân mỗi chiến sĩ cách mạng với vũ khí nhẹ phải chống lại gần 500 tên giặc có B52, thiết giáp, pháo binh yểm trợ! Bình quân mỗi mét vuông của đồi Tức Dụp có 9 tên giặc chiếm giữ!

Các chiến sĩ giải phóng quân kiên cường bám vào các vách đá, vòm hang, mọi ngõ ngách, với súng trường và lựu đạn tự chế đã giữ vững trận địa suốt 128 ngày đêm, gây cho giặc nhiều tổn thất nặng nề.

Tức Dụp ngày nay Đã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng nhưng dấu tích các trận đánh phá của kẻ thù vẫn hằn sâu trên các tảng đá bị bắn phá loang lổ. Chỉ có cỏ cây là ngày mỗi trưởng thành và tươi xanh mầu hy vọng. Đồi Tức Dụp thuộc xã An Minh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Cambodia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Đường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động với hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, vẫn mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn. Đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao. Nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối. Mỗi hang một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Riêng hội trường C6 có sức chứa trên 150 người. Sàn có khi là đá, có khi là ván và tre ghép lại. Khí hậu lúc nào cũng mát rượi và thoáng như có máy điều hòa.

Hồ Soài SoNằm ở sườn phía Đông núi Cô Tô là một hồ nước có vẻ đẹp hoang sơ, nước lúc nào cũng xanh biếc và phẳng lặng. Hồ rộng chừng 5 ha, có dung tích khoảng 400.000 m3, được sử dụng tưới tiêu cho hàng trăm hecta ruộng rẫy và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng phụ cận.

Hiện nay, nơi Núi Tô có nhiều công trường khai thác đá. Và có thể nói số lượng đá khai thác được liệt vào hạng nhiều nhất đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, không khí nơi đây đầy khói bụi, những vạt núi đẹp đẽ dần dà bị khoét nham nhở và không gian tĩnh mịch vốn có không còn nữa, bởi tiếng thuốc nổ thi thoảng lại vang rền cùng tiếng máy xúc đá, tiếng máy xe vận tải đá thi nhau chạy như mắc cửi…

Một phần của tài liệu tài liệu thuyết minh mỹ tho châu đốc (Trang 73 - 75)