VII. THUỶ ĐÀI SƠN (NÚI NƯỚC)
2.3 Kênh Vĩnh Tế hoàn thành năm nào?
Theo Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế trong cuốn Những nhân vật lịch sử Việt nam NXB khoa học xã hội , Hà Nội 1992 , 1400 cuốn, tại trang 709 cho rằng : Năm 1820 vua Minh mạng cho đào con kênh Châu Đốc – Hà Tiên . Năm 1836 Minh Mạng cho đúc cửu đỉnh , trong đó có hình Kênh Vĩnh Tế.
Còn nhà văn Sn nam thì viết : Kênh Vĩnh Tế lúc đầu giao cho Thoại Ngọc Hầu đốc suất ( 1818; sau tiếp đến Lê Văn Duyệt 1823, tiếp theo là Trưng tấn Bửu đốc suất , đến 1924 thì hoàn thành . Như vậy qua ba Ông mới xong Kênh Vĩnh Tế.
Châu Bích Thuỷ cho năm đào kênh là 1818 đào Kênh Thoại Hà nối Thoại Sơn – Rạch giá dàI 30 km rộng 50 mét; và Kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc – Hà Tiên dài 97 km rộng 50 mét ; nhưng không nói năm nào hoàn thành con kênh này.
Hạnh Nguyên viết bắt đầu đào kênh này vào năm 1819 , huy động 8 vạn nhân công đến 1823 thì hoàn thành ;
Lê Ngọc Bích thì cho khoảng thời gian từ 1819 đến 1924 . Số liệu có chệnh lệch từ 5-6-7 năm.
Như vậy Kênh Vĩnh Tế đào sau kênh Thoại Hà và nó hoàn tất năm 1824. Điều đó có thể nhận định Miếu bà Chúa Xứ có sau năm 1824.
2.4 Về ảnh hưởng của Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại đối với Lễ Vía Bà ở Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam?
đã thành lệ hàng năm đến Lễ Vía Bà thì bà con cô bác vùng Vĩnh Tế đúng vào ngày 25 tháng 4 âm lich thì thỉnh Sắc Thần ở Sơn Lăng Thoại Ngọc Hầu đến Miếu này dự lễ Vía Bà; Rồi y hẹn đến 16 giờ ngày 27-4 âm lịch lại tổ chức lễ hồi sắc Thần về Sơn lăng Thoại Ngọc Hầu . Sau đó thì Lễ Vía bà Chúa Xứ kết thúc.
Được biết nghi lễ nghiêm trang này đã thực hiện qua nhiều thế hệ . Chúng ta có thể tiếp cận “ bí ẩn “ này qua đoạn văn bia ở Lăng Thoại Ngọc Hầu bên Núi Sam : Ông có chí muốn làm cho vùng đầy cỏ rậm rạp này, biến thành làng xóm trù mật, nên đã vẽ địa đồ dâng lên làm quy hoạch đào kênh rửa mặn… Sau đó cho xây dựng hệ thống thuỷ lợi , khi đào kênh rạch ở đây… được nhà vua ban cho tên Vĩnh Tế”.
Qua đó chúng ta biết ảnh hưởng của Thoại Ngọc Hầu thật sự thấm sâu vào tâm thức và tín ngưỡng dân gian lớn lao đến nhưòng nào !