Gắn kết giữa học nghề, đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 98)

Tổ chức liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề trong và ngoài địa bàn nhằm đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Lao động học nghề, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo (3 chủ thể) cần chủ động liên kết với nhau cùng tháo gỡ bài toán thiếu hụt nhân lực (lao động trình độ, kỹ thuật). Cả ba chủ thể trên cần tìm đường đi của mình thật đúng đắn và hiệu quả; cần tạo một chất "keo" bám sát với nhau để giải quyết "băn khoăn" của mình là cần “kết nối thông tin đào tạo, tìm việc làm và sử dụng lao động”. Không nên "mạnh ai nấy làm", cần giải quyết những tồn tại, yếu kém trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo.

Các cơ sở dạy nghề đều có lý do riêng khi bàn sâu về vấn đề này. Các trường nghề là nơi tạo ra “sản phẩm” (người lao động có tay nghề), còn doanh nghiệp là “khách hàng”. Thay vì chủ động hợp tác đào tạo để có sản phẩm tốt thì doanh nghiệp chỉ muốn “xài chùa”, được thì tốt, nếu không quay sang đổ lỗi cho đào tạo yếu. Không bao giờ trường nghề chạy theo kịp doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp thay đổi máy móc, công nghệ liên tục; trong khi trang thiết bị dạy nghề ngày càng lạc hậu, lấy đâu ra kinh phí để đầu tư mua sắm thiết bị mới.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo cần liên kết chặt chẽ và toàn diện với các doanh nghiệp. Các hoạt động liên kết này có thể tóm tắt như trong bảng 4.12.

Vấn đề là giữa nhà đào tạo, nhà tuyển dụng cần chủ động hơn nữa trong việc liên kết đào tạo. Vì từ trước đến nay, đào tạo theo đơn đặt hàng ở Việt Nam vẫn mang tính tự phát chứ chưa được nhân rộng và thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên. Nên chăng phải thiết lập mối quan hệ trách nhiệm với nhau.

Doanh nghiệp muốn có nhân lực tốt nên chủ động đặt hàng với nhà đào tạo, cùng với nhà trường đầu tư cho đào tạo mới giải quyết được bài toán thiếu hụt nhân lực.

Bảng 4.12. Quan hệ liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ

Hoạt động của nhà trường Nội dung liên

kết Hoạt động của doanh nghiệp

Tổ chức tuyển sinh theo qui

định Tuyển sinh

Tuyển mới hoặc gửi công nhân đến cơ sở đào tạo để tham gia khoá học Tổ chức hội nghị, chỉ đạo xây

dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình

Cử đại diện tham gia, góp ý sửa đổi mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu thực tiễn của sản xuất

Bố trí giáo viên của trường Nhân sự Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thực tập sản xuất

Quản lý toàn bộ quá trình đào tạo tại trường và chỉ đạo giám sát thực tập tại xưởng của doanh nghiệp

Tổ chức, quản lý

Tham gia phối hợp giám sát đào tạo tại trường, tổ chức quản lý thực tập sản xuất tại xưởng của doanh nghiệp

Ngân sách và các khoản thu

hợp lệ Tài chính

Đóng góp bằng khấu hao thiết bị, nhà xưởng, tiền công dạy thực tập sản xuất hoặc tiền mặt

Toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường

Cơ sở vật chất - trang thiết bị

Nhà xưởng và các dây chuyền sản xuất hiện có

Tổ chức chỉ đạo toàn bộ các kỳ thi

Đánh giá tốt nghiệp

Phối hợp tổ chức thi thực hành tại xưởng của doanh nghiệp

Tìm kiếm thị trường việc làm, cung cấp thông tin, giới thiệu các địa chỉ tin cậy cho học sinh tốt nghiệp

Việc làm

Tiếp nhận một số học sinh tốt nghiệp (theo nhu cầu của doanh nghiệp)

Nguồn:Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 96 - 98)