Đầu tư tài chính, ngân sách cho các khóa đào tạo nghề ở huyện Lục Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 84)

4.1.10.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện giai đoạn 2010 - 2014 là 11,5%, cao hơn bình quân chung của tỉnh (8%/năm); trong đó: Nông - lâm nghiệp thuỷ sản tăng 4,7%; Công nghiệp - TTCN và xây dựng tăng 15,2%; Thương mại, dịch vụ tăng 3,4%. Một số ngành có mức tăng trưởng cao đó là ngành cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng …

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Năm 2014, tỷ trọng công nghiệp - TTCN và xây dựng đạt 20,5%; Thương mại, dịch vụ đạt 6,5% Nông - Lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 49%. Trong 5 năm 2010 - 2014, khu vực sản xuất công nghiệp đã tạo thêm 6.549 việc làm, chiếm 50% tổng số việc làm mới của huyện. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực, có nhiều mô hình mới hiệu quả, thương mại dịch vụ phát triển khá. 4.1.10.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện năm 2014 là 111.750 người; số lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân là 93.199 người chiếm 83,4%.

Cơ cấu lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2010 - 2014 đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Năm 2014 cơ cấu lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân như sau:

- Nông lâm nghiệp, thuỷ sản: 73.939 người, chiếm 71,4% - Công nghiệp - xây dựng: 19.054 người, chiếm 18,4% - Dịch vụ: 10.562 người, chiếm 10,2%

Giai đoạn 2010 - 2014 giải quyết việc làm cho 18.363 lao động, trong đó: - Thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp: 698 người

- Thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp: 11.165 người - Xuất khẩu lao động: 6.500 người.

Lao động qua đào tạo là 31.290 người chiếm 28% tổng số lao động trong độ tuổi, tăng 11% so với năm 2010.

4.1.10.3. Kinh phí cho khóa đào tạo nghề

Trong 5 năm từ năm 2011 đến 2015 Phòng Lao động TB&XH huyện Lục Nam phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,… tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho 27 xã trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào các nghề như: Kỹ thuật điện, cơ khí, chăn nuôi thú y, trồng rau an toàn, May công nghiệp... cụ thể như sau: Tổng kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề là gần 2 tỷ đồng. Trong đó: - Hỗ trợ học nghề 909 người: Với số tiền trên 1,8 đồng;

- Hỗ trợ tiền ăn trưa cho đối tượng 1: 165 người x (24 ngày/tháng x 3 tháng) x 15.000 đồng/người/ngày = 178,2 triệu đồng.

Số hộ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm năm 2012 là 57 hộ (57 dự án), tạo công ăn việc làm cho 642 lao động, với số tiền 12,985 tỷ đồng. Qua đó giúp cho người lao động, các hộ gia đình phát triển sản xuất, tạo thu nhập ổn định cuộc sống.

* Kinh phí thực hiện theo Quyết định 1956: 3 năm 2013-2015 - Chi dạy nghề cho lao động nông thôn : 2.987,378 triệu đồng.

Trong đó:

+ Năm 2013: 397,435 triệu đồng; + Năm 2014: 1.058,215 triệu đồng; + Năm 2015: 1.531,728 triệu đồng. - Chi tiết theo các nội dung hoạt động: + Chi công tác điều tra: 327 triệu đồng.

+ Chi công tác tuyên truyền: 70,435 triệu đồng. + Hỗ trợ đào tạo nghề: 2.331,733 triệu đồng. + Hỗ trợ tiền ăn: 258,210 triệu đồng.

* Tổng kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2013- 2015 chia theo các nguồn:

Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 5 triệu đồng + Ngân sách Tỉnh: 2.916,943 triệu đồng + Ngân sách huyện: 65,435 triệu đồng * Tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính:

- Kinh phí thực hiện 3 năm 2013-2015 đạt tỷ lệ 48,89% so với kế hoạch giao (Kinh phí được giao: 6.110,435 triệu đồng; Kinh phí đã thực hiện: 2.987,378 triệu đồng).

- Việc thực hiện các quy định của Nhà nước và Tỉnh về tài chính trong lĩnh vực đào tạo nghề theo Quyết định 1956, đảm bảo thực hiện theo đúng chế độ, chính sách quy định của Nhà nước và Tỉnh. Chỉ tiêu các nghành thực hiện theo đúng KH tại QĐ 510;QĐ 1777 của Chính Phủ.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng LĐ LĐ qua ĐT Hình 4.7. Tổng hợp tỷ lệ lao động qua đào tạo 5 năm của huyện Lục Nam

(2011 – 2015)

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Lục Nam (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 81 - 84)