Về kết qủa đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 86)

Thực hiện đường lối đổi mới, cơ cấu kinh tế của Lục Nam đã có sự chuyển dịch quan trọng: Các thành phần kinh tế phát triển; nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và lĩnh vực mới đã xuất hiện. Thực tế đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của sản xuất.

Tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, trên hệ thống đài truyền thanh của xã, thị trấn về hoạt động dạy nghề và chuyên mục dạy nghề, việc làm. Hàng tháng thường xuyên cập nhật về chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về công tác dạy nghề. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; người lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được chính sách về đào tạo nghề.

UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động- TB&XH chủ động phối hợp với Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động- TB&XH tỉnh tổ chức tập huấn điều tra khảo sát nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện, kết quả:

+ Số người có nhu cầu học nghề 22.137 người, trong đó: Cao đẳng nghề 952 người; Trung cấp nghề 1.293 người; Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 19.792 người.

+ Tổng số lao động trong độ tuổi 121.472 người; Số người lao động thường xuyên có việc làm 105.521 người, đạt 86,8%; Số lao động đã qua đào tạo nghề 42.637người, đạt 35,1%. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 2015 CĐN TCN SCN và DNTX

Hình 4.8. Kết quả đào tạo nghề trong giai đoạn 5 năm (2011 đến 2015) của huyện Lục Nam

Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Lục Nam (2015) Trong 05 năm 2011- 2015; Số lao động được đào tạo nghề 15.742 lao động, đạt 104,9% so với mục tiêu cả giai đoạn (bảng 4.12), trong đó:

+ Cao đẳng nghề 653 người, đạt 130,6% so với mục tiêu cả giai đoạn, Trong đó các nghề đào tạo: Quản lý dữ liệu 153 lao động, Điện tử - điện lạnh 173 lao động, ngành kỹ thuật 327 lao động.

+ Trung cấp nghề 1.543 người, đạt 118,9% so với mục tiêu cả giai đoạn, trong đó các nghề: Tin học 128 lao động; Điện tử - điện lạnh 255 lao động; nghề

kỹ thuật 466 lao động; May 283 lao động; Y, dược 124 lao động; Nông, lâm, nuôi trồng thủy sản 287 lao động.

+ Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 13.546 lao động, đạt 102,6% so với mục tiêu cả giai đoạn, trong đó: Tin học 806 lao động; Ngoại ngữ 1.882 lao động; Kỹ thuật 1.976 lao động; May 2.451 lao động; Tiểu thủ công nghiệp 842 lao động; Nông, lâm, thủy sản 2.046 lao động; Vận tải 826 lao động; Xây dựng 975 lao động; Một số nghề khác như: đào tạo chế biến thực phẩm, nấu ăn, chế biến lâm sản, bán hàng siêu thị 1.702 lao động.

Các hình thức dạy nghề được đa dạng hoá như: Đào tạo tập trung tại cơ sở dạy nghề, đào tạo lưu động tại các thôn, bản, đào tạo tại trang trại, đồng ruộng, nơi sản xuất, tại doanh nghiệp, kèm cặp tại các cơ sở truyền nghề…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 86)