Quan điểm, mục tiêu, nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 31)

của Đề án 1956

Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) về Giáo dục & đào tạo; Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt qui hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2001-2010; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:

* Mục tiêu tổng quát

- Được thực hiện theo 3 giai đoạn từ 2009-2020, đào tạo cho khoảng hơn 10 triệu lượt người, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

* Nội dung chủ yếu của Đề án về đào tạo nghề

Nội dung hoạt động ĐTN cho nông dân bao gồm các yếu tố chủ yếu sau: (1) Chủ trương chính sách về đào tạo nghề; (2) Tổ chức thực hiện đào tạo nghề; (3) Nguồn lực cho đào tạo nghề; (4) Hình thức, nội dung đào tạo nghề; (5) Kết quả đào tạo nghề; (6) Đánh giá kết quả đào tạo nghề; (7) Sự tham gia và phối hợp trong tổ chức ĐTN cho nông dân, cụ thể:

Chủ trương chính sách về ĐTN cho nông dân: là các chính sách liên quan đến việc khuyến khích và thúc đẩy phát triển hoạt động đào tạo nghề.

ĐTN cho lao động nông thôn (LĐNT) là việc làm có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, do đó đã nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng. Tư tưởng bao trùm của các chủ trương, đề án của Đảng và Nhà nước về ĐTN cho nông dân và lao động nông thôn là góp phần tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại trong nông nghiệp tạo ra những lao động có kiến thức, có kỹ năng sản xuất hiện đại, có khả năng thích ứng với sự cạnh tranh quốc tế trong sản xuất nông nghiệp.

Nguồn lực phục vụ hoạt động ĐTN cho nông dân bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề, giáo viên dạy nghề và kinh phí phục vụ hoạt động ĐTN cho nông dân.

Tổ chức thực hiện ĐTN cho nông dân là tổ chức thực hiện các công việc là tuyên tuyền tư vấn học nghề cho nông dân, khảo sát nhu cầu học nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và tổ chức các lớp ĐTN nông nghiệp, phi nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn.

Nội dung ĐTN cho nông dân là xác định rõ nội dung ngành nghề đào tạo và hình thức ĐTN nông nghiệp, phi nông nghiệp cho nông dân, thời gian, địa điểm đào tạo.

Kết quả ĐTN cho nông dân là tăng được số nông dân được đào tạo các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp gắn với nhu cầu thực tế của địa phương, sau khi đào tạo ít nhất 70% số nông dân có được việc làm, tăng năng lực ĐTN cho nông dân.

Đánh giá kết quả ĐTN là chỉ rõ những mặt đã đạt được trong hoạt động ĐTN trên mỗi phương diện và những mặt còn hạn chế trong hoạt động ĐTN cho nông dân.

Phối hợp và hỗ trợ trong hoạt động ĐTN cho nông dân đó là sự tham gia phối hợp và hỗ trợ các cấp, ban ngành, các tổ chức xã hội trong hoạt động ĐTN cho nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 31)