Chính sách, quản lý Nhà nước về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 98)

Vai trò của chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương cũng cần được nâng cao, phân rõ trách nhiệm, bảo đảm lao động học nghề nói chung và nông dân đi học nghề nông nghiệp nói riêng phải phù hợp với quy hoạch và có khả năng phát triển tại địa phương, phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo nghề. Sau khi được đào tạo, cần có đánh giá hiệu quả của việc học nghề.

Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở dạy nghề ở các công ty, doanh nghiệp đào tạo công nhân đảm bảo yêu cầu của tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ cụ thể từng doanh nghiệp. Vì đây là phương thức đào tạo rẻ, kinh tế và có nhiều tiềm năng.

Chính sách đối với các cơ sở dạy nghề.

- Chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập.

- Ưu tiên quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở dạy nghề hoặc cho thuê đất, thuê nhà xưởng để mở cơ sở dạy nghề với giá ưu đãi.

- Các cơ sở dạy nghề được phép mua các trang thiết bị cũ, được thanh lý của các doanh nghiệp để làm thiết bị giảng dạy và thực hành.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Đề tài “Đào tạo nghề cho lao động nông trên địa bàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang". đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đào tạo nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Bên cạnh đó đề tài cũng nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo nghề ở trong và ngoài nước nhằm rút ra các bài học áp dụng thực tiễn đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 trên địa bàn huyện Lục Nam.

Để đánh giá thực trạng và tìm giải pháp tốt nhất về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 trên địa bàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng các cơ sở đào tạo nghề tại huyện Lục Nam, bằng việc thu thập các thông tin số liệu và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 10 Cán bộ giáo viên dạy nghề, 05 Cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề, 05 chủ doanh nghiệp sử dụng lao động, 50 học sinh đang học nghề và 50 học sinh đã qua học nghề, tổng hợp và phân tích số liệu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

1. Về thực trạng cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện có 6 cơ sở (trong đó có 01 trường trung cấp nghề, 01 trung tâm GDTX của huyện và 04 doanh nghiệp được cấp giấy phép đào tạo nghề).

2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề: Các cơ sở dạy nghề đã có trụ sở làm việc riêng nhưng cơ sở vật chất nghèo nàn không đủ đáp ứng cho thực hành, chỗ ở, thư viện…; Giáo viên dạy nghề trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chưa có giáo viên có trình độ sau đại học, tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học còn thấp. Ngoài ra, chính sách đãi ngộ cho giáo viên chưa thỏa đáng, đa số vẫn là giáo viên hợp đồng nên chưa phát huy được tiềm năng và nhiệt huyết của họ; Về nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo nghề Trong thời gian qua, các trường đã tập trung cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng được phần nào sự thay đổi phát triển của các ngành kinh tế; Tài chính cho đào tạo nghề chủ yếu là do cấp trên cấp, chưa vận động được nội lực của địa phương.

3. Một số hạn chế trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 trên địa bàn huyện Lục Nam: Quản lý nhà nước về công tác

đào tạo nghề cho LĐNT còn hạn chế; Chưa có chiến lược dài hạn, đồng bộ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Các cơ sở dạy nghề còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng nhất là các cơ sở đào tạo nghề tư nhân; kinh phí đào tạo nghề vẫn dựa vào ngân sách nhà nước là chủ yếu. Sự phối hợp của các cấp các ngành chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả trong việc giám sát hoạt động đào tạo nghề. Công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động; đã có sự liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp sử dụng lao động nhưng hiệu quả chưa cao.

4. Đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau:

- Đối với các cơ sở dạy nghề: Nhanh chóng sắp xếp, bố trí lại các cơ sở dạy nghề cho hợp lý; Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viêc dạy nghề và cán bộ quản lý có trình độ, chất lượng đảm bảo cho công tác; Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo; Tăng cường nguồn lực tài chính.

- Đối với học sinh học nghề: Xác định rõ nhu cầu, động cơ và năng lực của bản thân để lựa chọn ngành, nghề phù hợp. Quá trình học phải kiên trì, chịu khó và phải biết vận dụng vào thực tiễn; Nắm rõ chính sách của nhà nước như cấp học bổng, trợ cấp và miễn giảm học phí theo quy định.

- Đối với doanh nghiệp tiếp nhận lao động: Các doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề để nâng cao trình độ, phù hợp chuyên môn của lao động cần tuyển dụng.

- Chính sách, quản lý nhà nước về Dạy nghề: Phân rõ trách nhiệm cho các ngành, các cấp trong công tác ĐTN; Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân mở các cơ sở dạy nghề; Mở rộng quan hệ hợp tác dạy nghề để tiếp nhận công nghệ tiên tiến và hội nhập; Có chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề và học sinh sau khi học nghề.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Cần phát huy vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Nhà nước cần quan tâm, có chính sách khuyến khích kịp thời đối với việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các chính sách thích hợp như cấp đất, miễn giảm thuế để phát triển các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề dân lập, tư thục và đưa các cơ sở này vào hệ thống đạo tạo chuẩn để góp phần tăng nhanh lực lượng lao động kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Tăng cường kinh phí đảm bảo các điều kiện vật chất cho các cơ sở dạy nghề; tăng cường quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo, đa dạng hoá hình thức, nội dung đào tạo như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, kèm cặp, truyền nghề tại gia đình, tại các cơ sở sản xuất, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ, lưu động, chú trọng những ngành nghề mũi nhọn tại địa phương, đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động...

5.2.2. Đối với các cơ sở đào tạo nghề

Phải chủ động trong việc xác định đúng mục tiêu đào tạo của mình, thông qua việc tìm hiểu, dự báo thị trường lao động và nhu cầu của các doanh nghiệp, các KCN. Cần đầu tư và đẩy mạnh công tác cải tiến nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo và tăng cường trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành và cơ sở thực tập; tăng cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.

5.2.3. Đối với lao động học nghề

Lao động học nghề cần nhận thức đúng đắn về học nghề, lựa chọn những ngành, nghề phù hợp với trình độ và nhận thức của mình; phải tìm hiểu nhu cầu đầu ra của ngành học. Bên cạnh đó lao động cần tìm hiểu thêm về thị trường lao động (trong nước và quốc tế) để khi học nghề xong có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp.

5.2.4. Đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề, với Ban quản lý khu công nghiệp (KCN) để kết hợp mở các khóa đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tuyển được lao động như ý, cũng như giảm chi phí trong khâu đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động – TB và XH - TCDN - Các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành về dạy nghề. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

2. Bộ Lao động – TB và XH (2011). Báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2010. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Cục Thống kê Bắc Giang (2015) - Niêm giám thống kế tỉnh Bắc Giang năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014,2015.

4. E.A.Klimov (bản dịch tiếng việt 1971). Nay đi học, mai làm gì?, ĐHSP HN. 5. Hoàng Văn Phai, “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay: Vấn

đề cần quan tâm”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2011.

6. Hoàng Phê (2003).Từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nẵng,Đà Nẵng.

7. Ngô Văn Hải, Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động nông thôn trong sự nghiệp CNH và HĐH đất nước Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tê nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội -2002.

8. Nguyễn Minh Đường (2009). Vấn đề bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình lao động đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội”.

9. Nguyễn Việt Hải (2014). Luận văn “Hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” bảo vệ tại Học viện nông nghiệp việt nam năm 2014.

10. Nhà xuất bản từ điển bách khoa (2011). Từ điển bách khoa việt nam. 11. Nguyễn Thiện Giáp (2013). Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt.

12. Phan Chính Thức (2003). Những giải phát triển ĐTN góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH, Hà Nội.

13. Quốc hội (2006). Luật dạy nghề nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

14. Quốc hội (2008). Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

15. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2015 tỉnh Bắc Giang.

16. Sở Lao động – TB và XH tỉnh Bắc Giang (2013). - Báo cáo kết quả điều tra cung – cầu lao động tỉnh Bắc Giang năm 2010, 2011, 2012, 2013.

17. Sở Lao động – TB và XH tỉnh Bắc Giang (2014) - Báo cáo tổng kết công tác Dạy nghề - GQVL 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

18. Sở Lao động – TB và XH tỉnh Bắc Giang (2014) - Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh học nghề năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

19. Sở Lao động – TB và XH tỉnh Bắc Giang (2015). - Báo cáo công tác XKLĐ năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

20. Thủ tướng Chính phủ (2011). Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020.

21. Tỉnh ủy Bắc Giang (2011). Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015.

22. UBND tỉnh Bắc Giang (2009). Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

23. UBND tỉnh Bắc Giang (2010). Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020”.

24. UBND tỉnh Bắc Giang (2012). Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

25. UBND tỉnh Bắc Giang, Báo cáo “Tổng kết thực hiện nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 09/11/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vể phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015”.

Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho cán bộ, giáo viên dạy nghề NỘI DUNG KHẢO SÁT:

Anh/Chị hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu ( ) vào mục mà

Anh/Chị đồng ý nhất

( A: Rất tốt; B: Tốt; C: Bình thường; D: Không tốt)

TT Xin cho biết ý kiến của bạn về các mục sau: A B C D I. Về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng của CSDN

1 Đánh giá của anh (chị) về trụ sở làm việc của Trường (CSDN)

nơi mình công tác    

2 Diện tích khuôn viên của Trường (CSDN) nơi anh (chị) làm việc đã đảm bảo chưa? Có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động

đào tạo nghề    

II. Về các công trình xây dựng

3 Các công trình xây dựng phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện, khu giáo dục thể chất có đáp ứng tốt được việc

học tập không?    

III. Về trang thiết bị dạy nghề

4 Có đủ phương tiện, thiết bị dạy lý thuyết và thực hành đáp ứng

phân phối chương trình, tiến độ giảng dạy cho các nghề đào tạo     5 Trang thiết bị dạy nghề của trường hiện đại, phù hợp với công

nghệ sản xuất thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có

thể bắt tay ngay vào công việc sau khi tốt nghiệp    

IV. Về chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy

6 Mục tiêu đào tạo của chương trình dạy nghề rõ ràng?    

7 Chương trình dạy nghề phù hợp hiện nay là phù hợp?    

8 Nội dung của chương trình dạy nghề bảo đảm đạt được mục

tiêu của ngành học?    

9 Thời lượng của chương trình đào tạo đủ để phát triển kiến thức

kỹ năng theo mục tiêu đào tạo?    

10 Chương trình dạy nghề cung cấp đủ kiến thức chuyên môn,

đáp ứng yêu cầu của môi trường làm việc?    

11 Chương trình dạy nghề có đủ giáo trình tài liệu hỗ trợ học tập?    

13 Thời lượng các học phần thực hành đủ để hình thành các kỹ

năng nghề nghiệp chuyên môn?    

V. Về cán bộ, giáo viên dạy nghề

14 Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, đảm bảo

về chất lượng?    

15 Công việc được giao hiện nay có đúng với trình độ và nguyện

vọng của (A/C) không?    

16 Khả năng sử dụng máy tính và các công cụ hỗ trợ phục vụ cho

công việc và giảng dạy của (A/C) đã tốt chưa?    

VI. Đánh giá về sinh hoạt đoàn thể, đời sống của học sinh, sinh viên

17 Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường (ký túc xá, thư viện, căng tin, nhà đa năng) có đáp ứng đủ nhu cầu của học

sinh, sinh viên hay không    

18 Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, thể dục thể

thao, văn hóa văn nghệ đã được quan tâm đúng mức chưa     19. Các ý kiến khác: ………... ………..……… ………...……… ………...……... ...

Phụ lục 2: Bảng hỏi dành cho học sinh, sinh viên A. THÔNG TIN CÁ NHÂN:

1. Giới tính: Nam/ Nữ 2. Tuổi:………..

3. Nghề theo học hiện nay:... 4. Trình độ nghề theo học hiện nay (TC, CĐ, ĐH):………thời gian học:..…tháng . 5. Xếp học lực năm vừa qua (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu):……….

B. NỘI DUNG KHẢO SÁT:

Anh/Chị hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu( ) vào mục mà Anh/Chị

đồng ý nhất

( A: Rất tốt; B: Tốt; C: Bình thường; D: Không tốt)

TT Xin cho biết ý kiến của bạn về các mục sau: A B C D I. Về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng của CSDN

1 Đánh giá của anh (chị) về trụ sở làm việc của Trường (CSDN)

nơi mình đang theo học    

2 Diện tích khuôn viên của Trường (CSDN) nơi anh (chị) đang theo học đã đảm bảo chưa? Có ảnh hưởng thế nào tới quá trình

học nghề của anh (chị)?    

II. Về các công trình xây dựng

3 Phòng học và trang thiết bị đáp ứng tốt cho giảng lý thuyết     4 Các công trình xây dựng phòng học lý thuyết, xưởng thực

hành, thư viện, khu giáo dục thể chất có đáp ứng tốt được việc

học tập không?    

III. Về cán bộ, giáo viên (GV) và phương pháp giảng dạy

5 Đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, đảm bảo

về chất lượng?    

6 Bài giảng rõ ràng, dễ tiếp thu, có liên hệ thực tế và cập nhật     7 Áp dụng tốt phương pháp giảng dạy để truyền đạt kiến thức    

8 Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ HSSV    

9 Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy    

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 98)