Đánh giá đào tạo nghề cho người lao động ở huyện Lục Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 76)

4.1.3.1. Trình độ tay nghề

Theo lý thuyết cũng như thực tế, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn, tỉnh nào có trình độ của nguồn lao động tốt hơn sẽ có năng suất lao động tốt hơn, và một quốc gia có trình độ của nguồn lao động cao hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn và thu nhập cao hơn (Mincer, 1974). Trình độ chuyên môn của nguồn lao động được đo lường

Ông Hà Quốc Hợp (Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam) cho biết: “Cần cù, chịu khó là những điểm mạnh của người lao động Lục Nam, tuy nhiên cũng như ở đại đa số các vùng miền khác, họ phần lớn là lao động phổ thông, người dân tôc thiểu số. Nhiều người sang đất khách với hành trang quá ít về ngoại ngữ, kiến thức, đặc biệt là pháp luật nước sở tại, nên việc vi phạm, phá bỏ hợp đồng cũng đã xảy ra. Do vậy, cần được các các cấp, các ngành và Sở Lao động TB&XH đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực XKLĐ.” Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hà Quốc Hợp - Chủ tịch UBND huyện Lục Nam năm (2015)

thông qua số lượng lao động đã qua đào tạo. Theo cách phân loại như vậy, trình độ chuyên môn của nguồn lao động huyện Lục Nam được chia thành mấy nhóm như sau: chưa qua đào tạo, công nhân kỹ thuật không có bằng, công nhân kỹ thuật có bằng, có trình độ SCN, TCN, và nhóm cao đẳng và đại học.

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật năm 2013: tỷ lệ lao động qua đào tạo 20,5% (qua đào tạo nghề là 21%); trong đó: SCN/CNKT chiếm 12,3%, TCN chiếm 2,12%, Cao đản nghề chiếm 0,45%, trung học chuyên nghiệp 1,42%, cao đẳng 1,75%, đại học 1,83% và trên đại học 0,01%.

Hộp 4.2. Ý kiến của một Giám đốc công ty có trụ sở tại huyện Lục Nam

Theo kết quả điều tra của Đề tài trong tháng 4 năm 2015 đối với 50 lao động đã qua đào tạo nghề tại 5 doanh nghiệp trên địa bàn huyện thấy, người lao động trong các doanh nghiệp tại huyện Lục Nam vẫn có tới 38,8% số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp này chưa hề qua các lớp đào tạo nghề. Trong số lao động đã qua đào tạo nghề, tỷ lệ cao đẳng và đại học trở lên - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1 - 0,5 - 1. Có thể nói đây là một cơ cấu lao động chưa hợp lý và sử dụng thiếu hiệu quả. Đối với các lao động phổ thông, khi được tuyển dụng chỉ có 32,5% số lao động phổ thông được đào tạo nghề, với thời gian đào tạo trung bình 4,2 tháng, có nhiều trường hợp được đi đào tạo tới 10 tháng. Như vậy, tỷ lệ lao động phổ thông có qua đào tạo chỉ chiếm ít hơn 1/3 trong tổng số lao động phổ thông cần thiết. Vấn đề này đòi hỏi phải có phương pháp và điều kiện thích hợp để bồi dưỡng nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng này.

Đào tạo công nhân kỹ thuật là nhu cầu rất cấp thiết ở các công ty trên địa bàn Lục Nam. “Mỗi năm, công ty có nhu cầu cần tuyển thêm từ 300-500 lao động mới, mà 1/3 trong số này đòi hỏi phải được trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật một cách chính thức và có hệ thống từ các trường đào tạo công nhân kỹ thuật, khoảng 1/3 do chúng tôi tự đào tạo bằng cách hướng dẫn làm việc, số còn lại làm các công việc phổ thông không nhất thiết phải đào tạo”.

Tuy nhiên, khó khăn nhất là các CSDN tại địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của công ty về ngành nghề đào tạo, về yêu cầu chất lượng. “Một vài ngành nghề phải gửi xuống Hà Nội đào tạo, rất tốn kém, còn một số khác đào tạo tại địa phương nhưng chất lượng chưa đáp ứng được”

Kết quả từ điều tra người sử dụng lao động cho biết trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động một cách khách quan hơn. Theo đó, 65% cán bộ làm trong các phòng ban của các doanh nghiệp có trình độ từ Cao đẳng trở lên khi mới tuyển dụng phải đào tạo lại, trong đó đào tạo lại do không đúng ngành nghề đã học là 37,5%; 12,5% đào tạo lại là do người lao động làm việc đúng ngành nghề đào tạo nhưng không đáp ứng được công việc. Kết quả này cũng tương tự cho lao động kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, công nhân kỹ thuật, và người lao động nói chung mới tuyển dụng. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng lần lượt là 55,7% đối với lao động kĩ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, 25,5% đối với công nhân kĩ thuật và 37,5% đối với người lao động mới tuyển dụng.

Bảng 4.9. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng Tỷ lệ đào tạo lại (%)

Cán bộ phòng ban có trình độ cao đẳng trở lên 65,0 Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên 55,7

Lao động tuyển dụng mới 37,5

Công nhân kỹ thuật 25,5

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra cung – cầu lao động tỉnh Bắc Giang năm (2013) Kết quả này cho thấy đào tạo không theo tín hiệu của thị trường dẫn tới người lao động phải làm trái ngành, trái nghề và kết quả là doanh nghiệp sử dụng lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đối với những người làm việc đúng ngành nghề thì nội dung đào tạo hoặc kiến thức trang bị cho người học chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, do đó đào tạo lại là việc các doanh nghiệp đều phải làm. Kết quả này còn được cụ thể hơn trong bảng đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam trong thời gian qua.

Lao động đã tốt nghiệp trường nghề được đánh giá là có kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức tốt, nhưng khả năng thực hành thì yếu hơn nhiều. Điều này có nghĩa là các lao động được trang bị lý thuyết tốt nhưng thời gian cho thực hành, phương tiện, hoặc nội dung thực hành chưa đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của xã hội. Theo kết quả này, có ba tiêu thức mà lao động huyện Lục Nam nói riêng và lao động tỉnh Bắc Giang nói chung cần khắc phục đó là: sức khỏe, kỹ thuật thực hành nghề nghiệp, và thứ ba là lựa chọn chuyên môn đúng với ngành nghề đào tạo.

Bảng 4.10. Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp huyện Lục Nam

Đánh giá trên thang điểm 5

Có kiến thức chung tốt 3,5

Thực hành tốt 2,9

Năng lực làm việc tập thể tốt 3,5

Tuân thủ các nội quy công ty 3,8

Có ý thức tự giác 3,5

Có ý thức nâng cao trình độ/kỹ năng 3,6

Tích cực tham gia hoạt động tập thể 3,8

Chuyên môn phù hợp với yêu cầu 3,0

Tiếp thu kiến thức mới nhanh 3,5

Có sức khỏe đáp ứng công việc 2,7

Đánh giá chung 3,2

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra cung – cầu lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang (2013) 4.1.3.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lao động

Một khía cạnh khác là khả năng gắn bó lâu dài với công ty, nơi công tác của người lao động. Theo kết quả điều tra cung cầu lao động tại huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang trong tháng 5 năm 2013, người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có sự hợp tác gắn kết với doanh nghiệp. Có tới 39,1% số người lao động có ý định và mong muốn làm việc cho doanh nghiệp đến hết đời, và 41,4% số lao động muốn làm việc đến khi doanh nghiệp không còn cần họ nữa. Đây có thể nói là một điểm mạnh của nguồn nhân lực huyện Lục Nam, thể hiện thái độ lao động rất đúng mực. Nếu doanh nghiệp hiểu được nguyện vọng của người lao động thì nhóm những người chờ cải thiện tình hình về chế độ cho người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn, và do đó có lợi hơn cho cả người lao động và giới doanh nghiệp trên địa bàn và sau cùng là sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Kết quả điều tra phản ánh qua biểu đồ 4.1.

13.79 5.74

39.08 41.38

Sẵn sàng làm việc cả đời tại đây Làm đến khi họ không dùng mình nữa

Tiếp tục làm việc nếu doanh nghiệp cải thiện chế độ cho nhân viên Làm tạm thời, tìm được công việc tốt hơn sẽ chuyển đi

Hình 4.1. Khả năng gắn bó của người lao động với công ty/đơn vị công tác

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra cung – cầu lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang (2013) Về phía người sử dụng lao động, kết quả điều tra người sử dụng lao động cho thấy có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ có người lao động thôi việc trong năm 2013. Trong số các doanh nghiệp có người thôi việc này, lý do thôi việc chính là nghỉ vì gia đình, sức khỏe... chiếm 60%, và 40% còn lại là do lao động tự bỏ việc. Các doanh nghiệp ghi nhận, trong năm 2013 không có ai bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật lao động, do không đáp ứng được yêu cầu công việc mà chủ yếu là do lao động tự ý bỏ việc.

Đây cũng là một điểm yếu của nguồn lao động nói chung trên phạm vi cả tỉnh và cũng là một điểm yếu của nguồn lao động huyện. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra người lao động có tới 7,4% số người lao động bị hình phạt (không đến mức đuổi việc) do uống rượu, đi làm muộn, và vi phạm nội quy của Công ty ví dụ như hút thuốc lá không đúng nơi quy định, mặc đồng phục, có phản ánh không tốt từ phía khách hàng của doanh nghiệp…

Hộp 4.3. Thái độ lao động qua ý kiến nhận xét của Doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra lần theo dấu vết học sinh tại các trường trọng điểm năm 2015, phần lớn người lao động được phỏng vấn cho rằng chuyên môn kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại (71,4%). Đây là một dấu hiệu khả quan của chất lượng đào tạo. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ tính trên số người đã có việc làm mà chưa kể đến những người chưa tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa, đào tạo nghề thường mang tính đặc thù, phạm vi nghề được đào tạo thường rất hẹp, gói gọn trong một nghề cụ thể (ví dụ thợ tiện, thợ may …). Những người học nghề nếu không được làm đúng nghề thì khả năng tận dụng những kiến thức đã học vào những công việc khác thường thấp hơn so với những hình thức đào tạo khác nên tỷ lệ 28,6% người được đào tạo làm không đúng chuyên môn vẫn còn là một con số đáng kể.

4.1.3.3. Mức độ liên kết của các đơn vị đào tạo nghề với doanh nghiệp

Những mối liên kết được thiết lập giữa các đơn vị đào tạo nghề với phía doanh nghiệp hiện nay hầu hết là mang tính tự phát do nhu cầu của đơn vị dạy nghề và doanh nghiệp, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Chưa có các loại văn bản pháp qui tạo hành lang pháp lý và ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo nghề nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn.

Thực hiện tốt sự liên kết với doanh nghiệp hay nói cách khác là củng cố mối quan hệ "trường - ngành"; sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ phía trường mà còn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người học và xã hội. Củng cố quan hệ "Thái độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của người lao động với công việc cũng như với tổ chức. Một người có thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội thì đôi khi lại có hại cho xã hội. Thái độ làm chủ, là cái thiếu nhất của người lao động Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng".

“Khi tôi mới chuyển lên đây công tác, tôi có nghĩ rằng lao động ở đây cần cù và chăm chỉ, nhưng thực tế thì không hẳn là vậy. Một số không nhỏ lao động ở đây không cần cù, cũng không chăm chỉ, ý thức kỷ luật thì còn tệ hơn.”

Nguồn: Phỏng vấn sâu một Giám đốc Công ty có trụ sở tại thị trấn Đồi Ngô- Lục Nam – Bắc Giang (2015)

này là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Các trường cần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác với phía doanh nghiệp về mọi mặt để tranh thủ mọi nguồn lực từ đối tượng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 70 - 76)