Đối với lao động học nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 95)

Xác định rõ nhu cầu, động cơ và năng lực của bản thân để lựa chọn, đăng ký học một ngành, nghề phù hợp. Quá trình học phải thật sự kiên trì, chịu khó và phải biết vận dụng vào thực tiễn.

Người lao động học nghề tận dụng tốt những chính sách của Nhà nước như cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo quy định tại Quyết định số 510/QD-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang, Về việc giao kế hoạch chi tiết vốn chương trình mục tiêu Quốc Gia việc làm dạy nghề lao động nông thôn năm 2015.

- Đối tượng 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;

- Đối tượng 2: Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo được hỗ trợ với mức tối đa không quá 2,5 triệu đồng/người/khóa học.

- Đối tượng 3: Lao động nông thôn khác được hỗ trợ với mức tối đa không quá 2 triệu đồng/người/khóa học.

- Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì được UBND tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của đề án này nhưng tối đa không quá 3 lần.

- Hỗ trợ về tín dụng:

+ Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

+ Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 95)