Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới đào tạo, dạy nghề.

Thu thập từ Internet để có các thông tin về tình hình đào tạo, dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trong cả nước và những tư liệu liên quan đến đề tài.

Thu thập từ Chi cục thống kê, Phòng Lao động, TB & XH, Trung tâm dạy nghề của huyện về các thông tin và tình hình kinh tế xã hội của huyện. Các thông tin công bố công khai của các cơ quan, tổ chức như: Báo và các tạp chí chuyên ngành, đài truyền hình, truyền thanh… Phương pháp này thường áp dụng để nghiên cứu công tác đào tạo, dạy nghề từ đó tìm được hướng đi đúng đắn trong việc hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động; để lao động nâng cao được tay nghề, tìm được việc làm phù hợp.

Thu thập từ những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách bao gồm các nghị quyết TW, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển đào tạo và dạy nghề.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

- Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, thảo luận, phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ, giáo viên dạy nghề; học sinh, sinh viên đang học nghề; người lao động tại các doanh nghiệp đã qua đào

tạo nghề; chủ sử dụng lao động của các doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia của nhóm đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Công cụ chính được sử dụng trong thu thấp thông tin là bảng hỏi các đối tượng.

- Đối tượng khảo sát là:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Tôi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ở các đối tượng sau:

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp điều tra tại huyện Lục Nam Đối tượng điều tra Đơn vị tính Tổng

số

Số lượng mẫu điều tra

1- Cán bộ, giáo viên dạy nghề Người 10 10

2- Học sinh, sinh viên đang học nghề Người 50 50

3- Người lao động đã qua học nghề Người 50 50

4- Cán bộ Quản lý Nhà nước về dạy nghề Người 5 5

5- Chủ sử dụng lao động của các doanh nghiệp doanh nghiệp 5 5 - Các cơ sở có tham gia dạy nghề tại huyện Lục Nam;

- Lao động nông thôn tham gia học nghề.

- Các doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo. - Chọn mẫu điều tra: Trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hiện nay nhu cầu học nghề của các đối tượng (các độ tuổi) là rất lớn. Do vậy, để đảm bảo bảo tính đại diện của mẫu chúng tôi điều tra các đối tượng theo bảng 3.5 theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên) đó là: Học sinh phổ thông (HSPT), lao động sản xuất trực tiếp (LĐSXTT), lao động chờ việc (LĐCV); Bên cạnh đó, chúng tôi còn thực hiện điều tra doanh nghiệp (gồm 3 doanh nghiệp) và 5 cán bộ quản lý về dạy nghề trên địa bàn huyện Lục Nam.

3.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.

3.2.3. Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với các số liệu điều tra thu thập được. Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, kết quả điều tra sẽ được đánh giá, phân tích thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả.

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp dự báo trên cơ sở thực trạng đào tạo nghề trên địa bàn huyện Lục Nam.

- Phương pháp phân tích kinh tế được dùng đê phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương đã đạt được trong những năm qua từ đó đề ra định hướng mục tiêu phát triển cho những năm tiếp theo.

- Phương pháp bình quân gia quyền được sử dụng để đánh giá mức độ và hiệu quả của một quá trình.

- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu về lao động, việc làm và kết quả dạy, học nghề cho lao động nông thôn qua các năm và từng loại hình đào tạo, từng lĩnh vực để làm rõ xu hướng và quá trình biến động của kết quả đào tạo nghề của huyện, để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lục Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi sẽ tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài. Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực đào tạo, người sử dụng lao động và người đi học nghề; xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý về đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng nhu cầu, về tổ chức, cơ chế quản lý, về chính sách và về hoạt động đào tạo nghề tại cơ sở. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về thực trạng hoạt động và xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng của công tác đào tạo nghề đối với lao động nông thôn được chính xác và khách quan hơn.

- Phương pháp phân tích SWOT:So sánh điểm mạnh điểm yếu của các cơ sở dạy nghề với nhau.

- Phương pháp PRA: Là một trong các phương pháp tiếp cận đê thiết kế thực hiện, theo dõi và đánh giá nhanh của sự phát triển nông thôn.

3.2.4. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau trong quá trình nghiên cứu:

- Đánh giá cho điểm chất lượng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn huyện Lục Nam thông qua việc phát phiếu điều tra in sẵn tới 5 nhóm đối tượng theo các mức độ: rất tốt, tốt, bình thường và không tốt.

- Các chỉ tiêu phản ánh và phân tích kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

+ Số lao động được đào tạo/tổng số lao động nông thôn; + Mức đầu tư cho đào tạo nghề/Lao động nông thôn; + Mức chi phí học nghề/người học;

+ Số lao động sau khi học có việc làm/tổng số lao động tham gia học nghề;

+ Số lao động nông thôn đi làm phải đào tạo lại nghề/tổng số lao động nông thôn đi làm.

- Số lượng lao động được học nghề hàng năm là tổng số lao động ra trường tại các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.

+ Tỷ lệ lao động được đào tạo = Số lđ có CMKT/Tổng lđ (%);

+ Số lđ có việc làm sau đào tạo = Tổng lđ sau đào tạo - lđ chưa tìm được việc;

+ Số lđ làm đúng nghề được đào tạo là số tổng số lao động làm đúng CMKT;

+ Tỷ lệ lđ có việc làm đúng nghề được đào tạo = Số lđ đúng CMKT/ Tổng số lđ trong cùng một ngành nghề(%);

+ Quỹ thời gian lđ là thời gian có thể huy động cho hoạt động sản xuất.

T = N x T1

Trong đó : T là quỹ thời gian lao động N là số người thuộc lực lượng lao động

- Bình quân nhân khẩu/ hộ = ∑ NK sống trên địa bàn/ ∑ hộ trên địa bàn. - Bình quân diện tích đất/ khẩu = Tổng diện tích đất/ Tổng số nhân khẩu. - Tỷ suất sức lao động (%): H= (Số lao độngtt huy động /Số lao độngcó knlđ )* 100. - Tỷ lệ lao động có tay nghề (%) = (Tổng số lđ có tay nghề/ Tổng số lđ)* 100. - Tỷ lệ người có việc làm (%) = (Số người có việc làm/ Lực lượng lđ)* 100.

PHẦN4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT HUYỆN LỤC NAM 4.1.1. Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Lục Nam

4.1.1.1. Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Lục Nam

Trước đây, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Lục Nam vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, do các ngành chức năng của tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và triển khai thực hiện với một số ngành nghề phổ thông, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ khi có đề án 1956, với sự chỉ đạo sát sao công tác đào tạo nghề của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm huyện các Trung tâm dạy nghề đã được thành lập và cấp giấy phép đào tạo dài hạn. Ngoài Trường Trung cấp nghề, các Trung tâm Dạy nghề công lập thì đã có 02 Trung tâm dạy nghề tư nhân, 02 công ty được cấp giấy phép dạy nghề, cụ thể theo bảng 4.1.

4.1.1.2. Quy mô đào tạo nghề ở huyện Lục Nam

Căn cứ nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm huyện đã giao Phòng Lao động- TB&XH phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn các cơ sở dạy nghề đã được Sở Lao động- TB&XH tỉnh thẩm định năng lực dạy nghề và khả năng giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo, cụ thể theo bảng 4.2.

4.1.1.3. Phân tích các yếu tố cơ bản của các đơn vị đào tạo nghề

a, Giáo viên Dạy nghề

Giáo viên đào tạo nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở thiết bị dạy học. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng giảng dạy, đào tạo nghề.

Dạy nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học viên vào học nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hoá khác nhau. Cấp trình độ đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (bán lành nghề, lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau.

Bảng 4.1. Các cơ sở Dạy nghề trên địa bàn huyện Lục Nam

TT Tên cơ sở dạy nghề Địa chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ sơ gồm có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề gần nhất Thời hạn GCN (hoặc thẩm quyền cấp phép) Báo cáo thực trạng 1 Trường TCN Xương Giang TT Đồi Ngô – Lục Nam - Bắc Giang GCN số 155/2011 ngày 07/11/2011 Dài hạn x 2 TT GDTX - DN h.Lục Nam TT Đồi Ngô - Lục Nam GCN số 191/2014 ngày 03/01/2014 dài hạn x 3 Cty TNHH Nông nghiệp Việt Số 237, Thanh Xuân, TT Đồi Ngô, Lục Nam GCN số 159/2011 ngày 28/7/2011 dài hạn x 4 Cty TNHH TV&DV KH NN I TT DĐồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang GCN số 213, ngày 29/12/2014 hạn 31/12/2020 x 5 TTDN Xương Giang (TNHH CUNL Phương Lan) TTĐồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang GCN số 216/CNĐK -LĐTBXH, ngày 10/2/2015 dài hạn x 6 TTDN Mạnh Hùng (CTy Hùng Hiệp) Ngã tư Cầu Lồ - Phương Sơn - Lục Nam - Bắc Giang 215/CNĐKHĐ- LĐTBXH, ngày 03/2/2015 dài hạn x

Nguồn: Phòng Dạy nghề- Sở Lao động - TB&XH tỉnh Bắc Giang (2016) Năng lực của giáo viên dạy nghề tốt thì mới có thể dạy các học viên được tốt bởi vì các học viên nắm được lý thuyết, bài giảng được học viên tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên dạy nghề.

Tuy nhiên, lực lượng giáo viên chính thức được biên chế lâu dài rất ít, còn lại lực lượng giáo viên dạy nghề hiện nay đa số là giáo viên dạy theo dạng hợp đồng. Tổng số giáo viên tại 06 cơ sở dạy nghề của huyện là 127 người trong đó giáo viên cơ hữu là 27 người.

Về chất lượng:

+ Trình độ Đại học: 38 người, chiếm 29.9%; + Trình độ Cao đẳng: 21 người, chiếm 16.6%; + Trình độ Trung cấp: 68 người, chiếm 53.5%

Bảng 4.2. Năng lực đào tạo nghề của một số doanh nghiệp có khả năng đào tạo nghề trên địa bàn huyện

TT Đơn vị Ngành, nghề

đào tạo

Số lượng

1 Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang

Điện tử - điện lạnh 120 Sơn, gò, hàn, cơ khí 284

2 Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang. kỹ thuật gò, hàn 260

3 Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội, Điện tử- điện lạnh 290

4 Trường Cao đẳng nghề cơ điện Bắc Ninh Điện tử - điện lạnh 244 5 Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm -

Quảng Ninh

Kỹ thuật hầm lò, khai

thác mỏ 287

6 Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc Quản lý dữ liệu 176

7 Trường Cao đẳng dệt may thời trang Hà Nội Kỹ thuật may 203

8 Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang Tin học 228

9 Trường Trung cấp y- dược Bắc Giang Y, dược 124

11 Trường trung cấp nghề cơ giới đường bộ Hải Dương

Kỹ thuật hàn

250

12 Trường trung cấp nghề Bắc Ninh Điện tử - điện lạnh 255

13 Trường Cao đẳng nông lâm Đông Bắc Chăn nuôi, thú y 187

14 Trung tâm dạy nghề Mạnh Hùng

Sửa chữa xe máy 90

Sửa chữa máy nổ nông

nghiệp 280 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

May công nghiệp 320

chăn nuôi thú ý 450

15 Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động -TB&XH tỉnh Bắc Giang

May công nghiệp

TT Đơn vị Ngành, nghề đào tạo

Số lượng

16

Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề Lục Nam

May công nghiệp 370

Gò, hàn 180

Sửa chữa điện dân dụng 290

Chăn nuôi, thú y 300 Trồng trọt 475 Tin học 255 Nghề cơ khí 230 17 Công ty TNHH TM và Dịch vụ Cường Dũng - Thành phố Bắc giang

May công nghiệp 240

Cơ khí 210

chăn nuôi thú y 150

18 Trung tâm dạy nghề Công Đoàn - thuộc Liên Đoàn lao động tỉnh

Nghề hàn 240

Điện dân dụng 160

May công nghiệp: 270

19 Trung cấp nghề Xương Giang Lái xe ô tô: 826

20 Trung tâm dạy nghề Hội nông dân tỉnh Trồng hoa, cây cảnh 90 21 Trung tâm dạy nghề thuộc Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh: đào tạo Nghề trồng trọt 242 22 Trung tâm dạy nghề Hữu nghị Bắc Giang May công nghiệp 308

23 Xí nghiệp may Lục Nam May công nghiệp 1451

24 Công ty trách nhiệm một thành viên Chung Nga

may công nghiệp 338

Trồng nấm 60

25 Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Ngoại ngữ 1882

Tổng cộng 13.065

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Lục Nam (2016) Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và giáo viên dạy nghề, các cơ sở dạy nghề đã chủ động cử cán bộ tích cực tham gia các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ; Năm 2013 Sở Lao động – TB&XH tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề của tỉnh, trong đó giáo viên của các trung tâm của huyện tham gia và đã có thêm 09 giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; Trong tổng số 127 giáo viên dạy nghề thì có 94 người có trình độ đại học, cao đẳng và nghiệp vụ dạy nghề chiếm 74%.

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề của huyện Lục Nam đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đào tạo nghề của huyện. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chưa có giáo viên có trình độ sau đại học, tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học còn thấp. Ngoài ra, chính sách đãi ngộ cho giáo viên

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 51)