Phân tích khả năng tiếp nhận lao động của DN và XKLĐ qua đào tạo trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 70)

trên địa bàn huyện Lục Nam

4.1.2.1. Khả năng tiếp nhận lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam

Theo số liệu điều tra và báo cáo của 6 doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện (không điều tra các doanh nghiệp thuộc ngành bưu điện, vận tải đường sắt) cho thấy:

Bảng 4.7. Cơ cấu bậc thợ công nhân kỹ thuật ở Lục Nam

Chỉ tiêu Bậc 2- 3 Bậc 4-5 Bậc 6 Bậc 7 Tổng số

Số lượng lao động (người) 4.559 5.026 878 101 10.564

Tỷ lệ (%) 39 42.83 7,45 0,8 100

Nguồn: Phòng Đào tạo nghề - Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Giang (2014) Tổng số công nhân kỹ thuật là 10.564 người được phân bổ vào các ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp (công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ) 66% (6.992 người); nông lâm nghiệp, thuỷ sản 6,4% (869 người ); ngành XDCB 14,6% (1.570), ngành GTVT 7% (747 ngưòi ), ngành du lịch và các ngành dịch vụ khác 6% (586 người).

Trong tổng số 10.564 lao động công nhân kỹ thuật được xếp theo trình độ tay nghề như sau: Bậc 2- 3 có 39% (4.559 người), bậc 4-5 có 42.83% (5.026 người), bậc 6 có 7,45% (878 người), bậc 7 có 0,8% (101 người). Như vậy so với yêu cầu thực tế thì thợ có trình độ lành nghề, thợ bậc cao có nhiều kinh nghiệm lâu năm rất ít. Nguyên nhân là do những năm 2008 - 2014 các doanh nghiệp tiến hành sắp xếp lại sản xuất cho người lao động đủ năm công tác nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, chạy ra ngoài làm (chủ yếu là thợ bậc cao), mặt khác chế độ đãi ngộ và khuyến khích thợ bậc cao chưa được các doanh nghiệp quan tâm hoặc không có nhu cầu sử dụng nên không tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Theo báo cáo (chưa đầy đủ) của các doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp đóng trên địa bàn huyện Lục Nam về sử dụng lao động như sau:

Số lao động được đào tạo ra đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam theo đúng ngành nghề đào tạo là chưa cao (công nghiệp - xây dựng 62%, thương mại - dịch vụ chiếm 56%, nông nghiệp chiếm 27%) trung bình chỉ đạt 48,33%. Số lao động được đào tạo ra đang làm việc tại các doanh nghiệp này không đúng ngành nghề đào tạo (công nghiệp - xây dựng 18%, thương mại - dịch vụ chiếm 32%, nông nghiệp chiếm 29%) trung bình đạt tới 26,33%; điều này chứng tỏ các cấp, các ngành đào tạo nghề cũng như lao động học nghề cần xem xét và định hướng đúng việc đào tạo và việc học nghề, tránh phải làm trái ngành nghề, gây thiệt hại, lãng phí thời gian công sức tài chính. Không nên lấy việc học nghề và đào tạo nghề lấp chỗ trống.

Nghề đào tạo được phân theo 02 nhóm nghề chủ yếu như sau:

Nhóm 1: Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn gồm các nghề: May công nghiệp, Sửa chữa xe máy, Điện dân dụng, Gò - Hàn, Sửa chữa máy nông nghiệp,... Trên 70% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm ổn định, mức thu nhập bình quân từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng, một số lao động nghề Cơ khí (Gò-Hàn, Tiện, Nguội) đạt mức thu nhập bình quân từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Nhóm 2: Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp ngay tại địa phương, lao động nông thôn được đào tạo các nghề: trồng trọt, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy

sản,... Trên 80% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp đã biết vận dụng những kiến thức đã học vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, biết cách chăm sóc vật nuôi cây trồng và phòng chống một số dịch bệnh thông thường nên đã mạnh dạn đầu tư tăng quy mô sản xuất từ 5 đến 15 lần, thu nhập tăng từ 3 đến 6 lần.

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp- dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 14,6% năm 2010 lên 19% năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 16,1% năm 2010 lên 19,7% năm 2015, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 69,3% năm 2010 xuống còn 61,2% năm 2015.

Bảng 4.8. Sử dụng lao động sau đào tạo của các doanh nghiệp (năm 2015)

Chỉ tiêu

Các doanh nghiệp Công nghiệp - xây

dựng Thương mại - dịch vụ Nông nghiệp Đúng ngành Trái ngành Còn thiếu Đúng ngành Trái ngành Còn thiếu Đúng ngành Trái ngành Còn thiếu Số lượng (Người) 5.080 1.475 1.639 2.480 1.702 1.089 4.263 5.578 5.946 Tỷ lệ (%) 62 18 20 47 32 21 27 35 38 Tổng số (Người) 8.194 5.271 15.787

Nguồn: Phòng Lao động - TB&XH huyện Lục Nam (2015) Ngoài ra các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện cũng đang thiếu một lực lượng lớn lao động (khoảng 6 ngàn lao động) cần được đào tạo chuyên môn và tay nghề. Đây là cơ hội rất tốt để các cơ sở đào tạo nghề nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh việc đào tạo nghề theo đúng chuyên ngành cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam.

Đối với các học viên học nghề những người được học nghề ngắn hạn và những người được bồi dưỡng phổ cập nghề (chủ yếu là nông dân lao động thuần

nông) hầu hết thường làm đúng theo ngành nghề đào tạo. Họ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, họ còn có thể tự tạo việc làm với những nghề đã được đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề. Nhưng đối với lực lượng công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ được đào tạo dài hạn thì sau khi kết thúc khoá đào tạo nghề, họ không dễ dàng tìm được việc làm thích hợp. Số lao động đào tạo ra vào các cơ quan Nhà nước và tự tìm được việc làm chiếm khoảng 60%, còn 40% là không tìm được việc làm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

- Trình độ học viên sau khi kết thúc khoá đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động.

- Sự mất cân đối giữa lượng học viên được đào tạo so với nhu cầu thực tế của thị trường. Xảy ra sự mất cân đối này là do:

+ Thông tin về thị trường lao động không thông suốt với thực tế để các cơ sở đào tạo nghề có thể điều chỉnh được lượng học viên đầu vào.

+ Có sự chồng chéo giữa các ngành nghề đào tạo gây ra sự dư thừa lao động ở một số ngành nghề.

+ Thị trường lao động có sự biến động trong khoảng thời gian từ khi học viên xác định được ngành nghề để học tới khi học viên kết thúc khoá học và bắt đầu đi tìm việc làm.

- Đào tạo nghề chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, với chiến lược kinh tế vùng, chưa gắn với sản xuất và thị trường sức lao động.

- Việc mở rộng tràn lan các loại hình đào tạo cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Các trường, các ngành học... mở rộng hoặc thu hút chỉ tiêu tuyển sinh tuỳ ý, theo thị hiếu của người học dẫn tới tình trạng có những chuyên ngành khác đã thiếu lại càng thiếu.

4.1.2.2. Xuất khẩu lao động sau đào tạo trên địa bàn huyện Lục Nam

Hiện nay, chủ trương của Đảng là xuất khẩu lao động (XKLĐ) qua đào tạo; đây là hướng đi hiệu quả trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động; những năm qua, với việc các doanh nghiệp XKLĐ tích cực khai phá thị trường, số lượng lao động Việt Nam nói chung và lao động ở huyện Lục Nam nói riêng sang làm việc tại các nước ngày càng tăng. Là một trong những huyện có

người lao động đi xuất khẩu cao nhất tỉnh Bắc Giang. Trung bình mỗi năm, huyện Lục Nam có khoảng 580 lượt người lao động đi XKLĐ, đến nay đưa tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài lên hơn 2.000 lượt. Hiện đang có khoảng 6.500 lao động làm việc ở nước ngoài đặc biệt là Hàn Quốc, tiền gửi về khoảng 1,5 đến 2,0 triệu USD/năm, góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế của địa phương.

Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những thị trường truyền thống đối với XKLĐ ở Lục Nam. Song thời gian gần đây, nhu cầu đi XKLĐ tại Malaysia, Đài Loan ngày càng ít mà chủ yếu tập trung vào các nước Nhật Bản, Hàn Quốc theo con đường vừa học vừa làm, đây là những thị trường tương đối chặt chẽ đối với việc lựa chọn lao động có tay nghề cao. Để đáp ứng được các yêu cầu trên của phía đối tác, Sở Lao động TB&XH tỉnh Bắc Bắc đã phối hợp với Tổng cục Dạy nghề triển khai xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực lao động có tay nghề trong các lĩnh vực: Khai khoáng, luyện cán thép, cơ khí đóng tàu, nông nghiệp và nhiệt điện.

Hộp 4.1. Ý kiến của chủ tịch UBND huyện Lục Nam về Lao động đi XKLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 66 - 70)