Một số giải pháp phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 95)

ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN LỤC NAM

4.3.1. Đối với các cơ sở đào tạo nghề

4.3.1.1. Nhanh chóng sắp xếp, bố trí các cơ sở đào tạo nghề

Để làm được việc này, trước hết cần tiến hành khẩn trương một số công việc: - Rà soát lại điều kiện và khả năng của từng cơ sở trên tất cả các phương tiện, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề:

+ Mặt bằng của cơ sở;

+ Hệ thống phòng học và các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu; + Hệ thống các cơ sở làm việc của cán bộ giáo viên;

+ Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên;

+ Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu học tập của giáo viên và học sinh phù hợp với chương trình Nhà nước

- Thông qua việc điều tra xã hội học đối với số học viên đã tốt nghiệp ra cơ sở cũng như đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng số học viên do các cơ sở đào tạo ra để đánh giá một cách thực chất chất lượng đào tạo của các cơ sở trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí lại các cơ sở đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp đóng tại địa phương.

Việc bố trí, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở rất phức tạp, bởi lẽ nó đụng chạm đến nhiều vấn đề lớn như:

+ Đất đai để xây dựng trường, cơ sở hay đơn vị dạy nghề.

+ Tài chính để xây dựng trường, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.

+ Việc làm của cán bộ, giáo viên, vị trí của mỗi con người trong các trường và thu nhập của họ.

Trước mắt, trong năm 2016 đề nghị tỉnh cho khởi công xây dựng đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục và mua sắm trang thiết bị hiện đại cho Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam phù hợp với các nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian tới.

4.3.1.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề và cán bộ quản lý Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề là quá trình liên tục, phải được tiến hành thường xuyên. Do vậy, phải có kế hoạch dự báo nhu cầu giáo viên, để cấp quản lý huyện Lục Nam có định hướng trước nhu cầu tuyển sinh ở từng trường, từng môn cũng như có sự cân đối ở tầm vĩ mô bảo đảm đủ số lượng giáo viên trước từng năm học.

Trong thời gian tới cần bố trí đủ biên chế cho các cơ sở dạy nghề công lập theo quy định cứ 20 học sinh có 01 giáo viên dạy nghề, phấn đấu đến năm 2018 có ít nhất 10 giáo viên cơ hữu cho Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện.

Đối với các cơ sở dạy nghề tư nhân cũng cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho các giáo viên là những thợ giỏi, nghệ nhân để họ có thêm kỹ năng, kỹ xảo, nghiệp vụ về sư phạm, để học kết hợp tốt giữa kinh nghiệm, năng lực của bản thân với nghiệp vụ sư phạm truyền đạt cho người học đạt hiệu quả cao.

Kết hợp giải pháp cơ bản lâu dài với giải pháp tình thế, nhất thời (ký hợp đồng với những giáo viên nghỉ hưu có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết nghề nghiệp tiếp tục giảng dạy...).

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, các cơ sở dạy nghề của huyện cần chủ động mời và ký hợp đồng với những người có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn:

+ Thạc sỹ, kỹ sư có chuyên môn phù hợp; cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, người lao động có tay nghề 3/7 hoặc tương đương trở lên;

+ Nghệ nhân (được cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phong tặng); + Nông dân sản xuất giỏi (là thành viên chủ chốt của hộ nông dân đạt danh

hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở trở lên theo Quy định số 135-QĐ/HND ngày 04/4/2008 của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).

Những người dạy nghề chưa có Chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng Kỹ năng dạy học thì chỉ được tham gia dạy thực hành hoặc truyền nghề cho người lao động.

Có chính sách, chế độ bổ nhiệm và phân phối đồng bộ sao cho đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành được nhiệm vụ dạy học đúng với chuyên môn đào tạo của mình.

+ Tiến hành đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên, giảm số cán bộ hành chính để tăng thêm cán bộ giảng dạy có trình độ và đảm bảo cơ cấu, chủng loại đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề trong hiện tại và tương lai.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

+ Đòi hỏi cần quan tâm đồng bộ từ tuyển chọn - đào tạo trong các trường sư phạm - đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên thường xuyên trong các trường đào tạo. Giáo viên dạy nghề phải có trình độ chuyên môn, thành thạo về thực hành để có thể dạy lý thuyết kết hợp với thực hành. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên là nhiệm vụ thường xuyên, có như thế việc dạy nghề mới đảm bảo chất lượng.

+ Về công nghệ mới, hướng bồi dưỡng công nghệ mới cho giáo viên tập trung vào những công nghệ đã và sẽ áp dụng vào địa phương, trang thiết bị hiện đại, vật liệu mới trong các ngành công nghiệp. Các trường, cơ sở dạy nghề cần chủ động phối hợp với các cơ sở sản xuất để đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng về công nghệ mới cho các giáo viên dạy nghề.

Để có thể xây dựng được đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, bảo đảm chất lượng đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng nhằm phát huy tiềm năng và nhiệt huyết của đội ngũ này.

- Đổi mới hệ thống chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề.

+ Đội ngũ giáo viên, cho dù ở bậc học nào, họ là người đại diện cho trí tuệ của dân tộc. Do đó, về nguyên tắc họ phải được xã hội trân trọng. Sự trân trọng không phải chỉ trên phương diện tinh thần là được xã hội tôn vinh mà còn phải được trân trọng trong phân phối và thụ hưởng các quyền lợi vật chất, trước mắt là chế độ tiền lương.

+ Hệ thống tiền lương của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập; tiền lương không đủ nuôi sống bản thân người giáo viên, nên chưa làm cho đội ngũ cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc mà họ gánh vác. Song nó lại là cơ sở nảy sinh ra nhiều tiêu cực trong xã hội. Trong tình hình chung đó, đội ngũ giáo viên là những người có mức thu nhập thấp và có cuộc sống đạm bạc nhất trong hệ thống viên chức Nhà nước. Chính vì thế mà các hiện tượng tiêu cực cũng đã xâm nhập và phát triển khá mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng.

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang áp dụng chế độ đãi ngộ (tiền lương, thù lao) đối với giáo viên như sau: Người dạy nghề được trả tiền công với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ;

- Chính sách bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên:

Để có thu nhập, giải quyết nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, không ít giáo viên đã phải giảng liên tục 3 ca trong mỗi ngày. Giáo viên không còn thời gian đi thực tế, đọc tài liệu tham khảo và nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn.

Rõ ràng nếu Nhà nước không sớm giải quyết một cách căn bản chế độ đãi ngộ với giáo viên nói chung, giáo viên đào tạo nghề nói riêng, các trường không tính toán kỹ quy mô đào tạo của mình cứ chạy theo số lượng như hiện nay, thì sự xuống cấp về chất lượng đào tạo là điều khó tránh khỏi.

- Chính sách khen thưởng:

Giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề công lập được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật lao động và được ghi trong hợp đồng lao động.

Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề.

Giáo viên dạy nghề có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân.

động viên họ tích cực trong lao động, công tác, học tập. Việc tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục thực chất cũng là nhằm mục đích đó. Tuy nhiên, để nhận được huy chương này, nam giới phải có 30 năm, nữ giới phải có 25 năm làm việc trong nghề. Do điều kiện lịch sử để lại, những người có số năm như quy định đa phần đã về hưu hoặc sắp về hưu, vì thế tác dụng động viên còn hạn chế.

4.3.1.3. Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo

Đổi mới giáo trình, nội dung phương pháp đào tạo theo hướng mềm hoá, đa dạng hoá chương trình, tạo điều kiện cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đa dạng và tạo cơ hội học tập cho thanh niên. Sử dụng các phương pháp tiên tiến trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, kế thừa, phát triển trên một nền học vấn rộng. Loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực thực hành nghề, năng lực tự học phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.

Nhà nước, các trường và cơ sở đào tạo nghề cần tập trung xây dựng một số chương trình đào tạo theo hướng:

- Phần cơ bản cho tất cả các ngành, nghề. - Một số nghề phổ biến cần có nội dung chuẩn.

- Phần cơ sở (chủ yếu là phần cứng) cho một số ngành, nghề phổ biến và những ngành nghề mũi nhọn đã tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Theo đó xây dựng các chuẩn đánh giá.

- Phần chuyên môn, thích ứng cho các cơ sở sử dụng nhân lực đảm bảo hoặc căn cứ vào các hợp đồng đào tạo.

- Cần xây dựng một trung tâm xây dựng chương trình (bộ phận đủ mạnh để xây dựng nội dung chương trình, sách giáo khoa cho đào tạo nghề nghiệp).

Từ nay đến năm 2018 đào tạo nghề phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng theo 2 hướng:

- Đào tạo nghề dài hạn: Đào tạo dài hạn (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo lại) để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

- Đào tạo và đa dạng hoá đào tạo nghề bằng nhiều hình thức: Tổ chức theo lớp, dạy kèm cặp trong doanh nghiệp, truyền nghề... để rèn luyện kỹ năng hành nghề; tập huấn chuyển giao công nghệ và truyền lại cho người học nghề những

công nghệ mới, những bí quyết nghề nghiệp. Nâng dần chất lượng dạy nghề ngắn hạn để có khả năng hành nghề sau khi đào tạo.

Đào tạo ngắn hạn phải bám sát các nhu cầu hiện tại của xã hội. Thời gian qua, loại hình dạy nghề ngắn hạn đã có những đóng góp nhất định trong quá trình giải quyết việc làm và đảm bảo cuộc sống cho người lao động với những đối tượng thật đa dạng: Học sinh phổ thông thôi học, bỏ học; bộ đội xuất ngũ, lao động hợp tác quốc tế trở về; một số người thuộc diện tệ nạn xã hội đã hoàn lương...

4.3.1.4. Tăng cường nguồn lực về tài chính

Việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như:

- Trình độ của đội ngũ giáo viên.

- Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

- Khả năng và trình độ của người học.

- Cơ cấu nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy...

- Ngoài ra Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng cơ sở dạy nghề. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở dạy nghề và tài trợ cho dạy nghề. Cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người mất việc làm được xét giảm, miễn thuế.

Bảng 4.11. Dự kiến kinh phí cần đầu tư công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lục Nam giai đoạn 2014 - 2018.

ĐVT: triệu đồng Năm

Danh mục đầu tư 2014 2015 2016 2017 2018 Cộng

Xây dựng cơ sở vật chất 1.000 7.000 8.000 8.000 3.000 27.000

Mua sắm thiết bị 500 1.000 1.000 1.000 1.000 4.500

Hỗ trợ dạy nghề 700 1.500 1.700 2.000 2.000 7.900

Biên soạn chương trình, giáo trình 70 70 70 210

Cộng 2.200 9.570 10.770 11.000 6.070 39.610

Nguồn: Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang (2015)

Nguồn đầu tư này phải đa dạng, phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách Nhà nước, các khoản đóng góp của người học, của người sử dụng lao động...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 95)