Các chính sách có liên quan đến đào tạo nghề ở Việt Nam và tỉnh BắcGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 36)

- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua.

- Nghị định số 73/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.

- Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

- Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiếu số nội trú.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015.

- Nghị quyết số 43-NQ/TU ngày 22/02/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc ban hành 5 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2011–2015.

- UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 08/2/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 05/4/2010 của UBND huyện Lục Nam về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm huyện Lục Nam.

2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động ở một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực

2.2.2.1. Kinh nghiệm ĐTN ở Trung Quốc

a. Mở rộng đào tạo nghề ở cấp phổ thông

Trung Quốc hiện nay là nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, các sản phẩm tung ra thị trường ngày càng phong phú đa dạng và có mặt trên khắp thị trường thế giới. Thành công này là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó phải kể đến đó là vấn đề ĐTN nâng cao chất lượng lao động phục vụ nhu cầu của đất nước (Nguyễn Việt Hải, 2014).

Trung Quốc đã mở rộng giáo dục nghề ngay ở bậc trung học với tất cả các trường phổ thông trong cả nước. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt đội ngũ lao động có chuyên môn và tỷ lệ thất nghiệp cao và sức ép về vấn đề tuyển sinh đại học lớn.

Giáo dục nghề ở cấp trung học bao gồm hệ thống các trường dạy nghề mới và các trường kỹ thuật hiện có. Các trường dạy nghề mới có thể là do các trường phổ thông chuyển đổi sang. Học sinh ở các trường nghề này vẫn có thể thi vào đại học nhưng trên thực tế thì có rất ít học sinh ở các trường này dự thi đại học nên cũng giảm được áp lực khi thi đại học. Chương trình học của các trường này thì bao gồm cả các môn phổ thông và các môn học nghề. Nhưng kiến thức phổ thông thường ở mức thấp hơn so với các trường phổ thông.

b. Đào tạo nghề ở nông thôn

Ở khu vực này, ĐTN rất linh hoạt cả về thời gian và nội dung và cách tổ chức các khoá học. Khoá học được tổ chức tại các trường hoặc các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nội dung chương trình học. Các khoá học được đưa ra dựa trên nhu

cầu việc làm của địa phương. Do chính sách lao động của nhà nước đòi hỏi các vị trí làm của người lao động phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chương trình ĐTN ở nông thôn nhằm mục đích phát triển nông thôn do có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Vì vậy ĐTN cho lao động nông là cần thiết cho việc phát triển xã hội (Nguyễn Việt Hải, 2014).

c. Xây dựng hệ thống quản lý đào tạo nghề liên kết với doanh nghiệp sản xuất

Hệ thống quản lý đạo tạo nghề ở Trung Quốc được tổ chức theo hệ thống quản lý kinh tế của nước này. Nó được sự quản lý các cấp chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp cũng trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý dạy nghề. Các doanh nghiệp liên kết với các trường dạy nghề để đào tạo đội ngũ lao động cho mình. Đồng thời cũng tạo tâm lý yên tâm cho người lao động khi ra trường sẽ có việc làm. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp tổ chức mở các trường dạy nghề, khó dạy nghề (Nguyễn Việt Hải, 2014).

2.2.2.2. Đào tạo nghề trong các công ty Nhật Bản

Trước những thay đổi của thị trường lao động trong nước và quốc tế các công ty Nhật Bản đã có thay đổi trong phương thức đào tạo công nhân để đáp ứng yêu cầu thị trường, giúp người lao động thích ứng với đòi hỏi của khoa học công nghệ và yêu cầu đặt ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công ty lớn ở Nhật Bản đã mở rộng các chương trình giáo dục đào tạo cho người lao động tư ngay khi bắt đầu bước vào công ty và trong suốt quá trình làm việc. Còn các công ty vừa và nhỏ chủ yếu dựa vào các trung tâm ĐTN và các trường đào tạo nghề (Nguyễn Việt Hải, 2014).

ĐTN là một khâu quan trọng trong việc phát triển nhân lực ở các công ty Nhật Bản. Ở Nhật khái niệm “đào tạo nghê” có liên quan đến “ĐTN công cộng” và được hiểu là hình thức giáo dục kỹ năng nghề nghiệp tiến hành dưới sự bảo trợ của bộ phận quản lý lao động. Bên cạnh đó cũng có một chương trình giáo dục tương tự dưới sự quản lý giáo dục gọi là “giáo dục nghề nghiệp”. Đầu những năm 90 thế kỷ XX, xã hội Nhật Bản đã có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, già hoá dân số, gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, số phụ nữ tham gia vào sản xuất kinh doanh tăng... đã làm tăng tầm quan trọng của kiến thức nghề nghiệp và khả năng đáp ứng công việc. Vì thế khái niệm nghề truyền thống đã được mở rộng trên cả phạm vi và nội dung.

2.2.2.3. Kinh nghiệm từ mô hình đào tạo và dạy nghề của Na Uy

Hệ thống ĐTN của Na Uy khá toàn diện và ít khiếm khuyết khi kết hợp quá trình ĐTN với chương trình giáo dục phổ thông. Sự kết hợp hài hòa và khoa học này đã tạo cơ hội cho những người thợ có điều kiện học lên bậc cao hơn để nâng cao tay nghề. Đây quả thực là mô hình ĐTN rất thiết thực và thành công, đáng để các trung tâm dạy nghề cũng như các doanh nghiệp Việt Nam học tập theo (Nguyễn Việt Hải, 2014).

Na Uy được xem là quốc gia sở hữu nhiều mô hình dạy nghề tiên tiến trên thế giới, lại giàu kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống dạy nghề, chính vì vậy trong nhiều năm qua chất lượng ĐTN tại quốc gia này liên tục tăng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển. Đặc biệt, nguồn nhân lực của Na Uy đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế, đóng góp khoảng 75% GDP. Nhận thức được tầm qua trọng của công tác ĐTN cũng như vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, từ những năm 1994 cho đến nay, Chính phủ Na Uy liên tục có những cải cách về giáo dục - đào tạo, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này. Trong công tác đào tạo và dạy nghề, mối quan hệ các bên (doanh nghiệp, người lao động và nhà trường) được Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp với mức 12.000 Euro cho 2 năm học thực tập ở doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp hỗ trợ ở mức 40% lương cơ bản ở năm đầu và 60% ở năm thứ hai.

Điều cốt lõi ở đây là hầu hết các cơ sở dạy nghề ở Na Uy đều có được sự liên kết chặt chẽ đối với các đối tượng liên quan, đặc biệt là có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức giới chủ, Công đoàn và đại diện cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phương. Về nội dung chương trình ĐTN sẽ do các tổ chức 3 bên cấp quốc gia có nhiệm vụ xây dựng giáo trình dạy nghề và tổ chức đào tạo nghề. Nội dung đào tạo được soạn thảo dựa trên nguyên tắc “xây dựng kiến thức cơ bản về đọc, viết, làm toán, khoa học, ngoại ngữ và các kĩ năng thực tiễn”. Hầu hết các nội dung của chương trình ĐTN đều dựa trên triết lý của Cựu Thủ tướng Na Uy - Gro Harlem Brundtland: “Mục tiêu chung của tất cả hệ thống giáo dục ĐTN là phải cung cấp được kiến thức đồng bộ giữa lý thuyết và thực hành để người học có thể ứng dụng những kinh nghiệm thực tế vào cuộc sống”. Với hiệu quả, chất lượng ĐTN cao cùng nhiều tính năng ưu việt, mô hình ĐTN của Na Uy rất được các đối tác, các doanh nghiệp ủng hộ và tin cậy. Thêm vào đó, trong tình hình “khát” lao động như hiện nay, các chủ doanh nghiệp ở quốc

gia này rất quan tâm đến việc thực tập sinh và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các học viên hoàn thành khóa học của mình.

2.2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực ở một số nước ASEAN

Các nước ASEAN nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của quốc gia cũng như phát triển kinh tế, nên các quốc gia ASEAN đã chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí là phổ cập giáo dục và tăng cường đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục sẽ mang lại những hiệu quả to lớn. Khi người lao động đạt được trình độ tri thức và kỹ năng nhất định họ sẽ có đủ khả năng chuyên môn để hoàn thành công việc được giao. Trong những năm vừa qua thành tựu mà các nước ASEAN đạt được trong phát triển kinh tế xã hội có sự đóng góp rất lớn của công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Các nước ASEAN đều chú trọng đến phổ cập giáo dục trong nhân dân và tăng cường đào tạo cho người lao động. Nhưng kinh nghiệm đào tạo của mỗi nước có nét riêng và rất phong phú (Nguyễn Việt Hải, 2014). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Malaixia

Mailaixia thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc kéo dài trong 11 năm: 6 năm ở bậc tiểu học, 3 năm trung học, 2 năm học ở trường trung học (trung cấp) hay một trường dạy nghề. Số học sinh học song trung cấp có thể thi tiếp học ở bậc đại học. Đến năm 1980 chính phủ đã giải quyết cơ bản việc phổ cập giao dục (97% trẻ em trong độ tuôi đến trường hết lớp 5). Chính phủ cũng dành khoản tiền khá lớn mở khoá học bổ túc cho người lớn tuổi. Chương trình dạy được cải tiến phù hợp với học sinh thuộc các nhóm tộc, đặc biệt là cho trẻ em theo đạo hồi. Ngoài kiến thức về hồi giáo thì học sinh còn được học thêm kiến thức về khoa học xã hội. Ngoài ra chính phủ còn dành một khoản ngân sách để gửi học sinh và cán bộ đi đào tạo và thực tập ở nước ngoài, gúp họ tiếp thu được kiến thức tiên tiến, góp phần tạo cơ sở cho nền giáo dục Malaixia hội nhập và theo kịp trình độ giáo dục quốc tế. Đồng thời tích cực đào tạo và giúp cho người lao động nắm được công nghệ sản xuất tự động hoá, công nghệ điện tử, công nghệ thông tin (Nguyễn Việt Hải, 2014).

Những chính sách tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Malaixia đã thu được nhiều thành quả trong giải quyết các vấn đề về việc làm và vấn đề xã hội.

b) Thái Lan

Thái Lan cũng rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Kinh nghiệm nổi bật của Thái Lan trong đào tạo nguồn nhân lực là tạo điều kiện cho các vùng dân cư, nhất là đối với các vùng có mức sống thấp có thể tiếp cận được với cơ hội giáo dục. Nhà nước đã tuyên truyền giáo dục đến mọi người dân để họ cho con đi học, đồng thời nhà nước phổ cập miễn phí và cưỡng bức kéo dài trong 6 năm. Bên cạnh hệ thống các trường công nhà nước khuyến khích các trường tư. Ngoài ra Chính phủ quan tâm rất lớn đến giáo dục ở bậc đại học, đã xây dựng Luật Đại học vào năm 1969, nhiều trường đại học đã ra đời giải quyết nhu cầu học đại học của học sinh. Chất lượng đào tạo giao dục đại học ở Thái Lan được đánh giá rất cao (Nguyễn Việt Hải, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 36)