Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)

Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với các số liệu điều tra thu thập được. Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, kết quả điều tra sẽ được đánh giá, phân tích thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề đối với lao động nông thôn thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả.

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp dự báo trên cơ sở thực trạng đào tạo nghề trên địa bàn huyện Lục Nam.

- Phương pháp phân tích kinh tế được dùng đê phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương đã đạt được trong những năm qua từ đó đề ra định hướng mục tiêu phát triển cho những năm tiếp theo.

- Phương pháp bình quân gia quyền được sử dụng để đánh giá mức độ và hiệu quả của một quá trình.

- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu về lao động, việc làm và kết quả dạy, học nghề cho lao động nông thôn qua các năm và từng loại hình đào tạo, từng lĩnh vực để làm rõ xu hướng và quá trình biến động của kết quả đào tạo nghề của huyện, để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lục Nam.

- Phương pháp chuyên gia: Chúng tôi sẽ tra cứu kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài. Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực đào tạo, người sử dụng lao động và người đi học nghề; xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý về đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng nhu cầu, về tổ chức, cơ chế quản lý, về chính sách và về hoạt động đào tạo nghề tại cơ sở. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về thực trạng hoạt động và xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng của công tác đào tạo nghề đối với lao động nông thôn được chính xác và khách quan hơn.

- Phương pháp phân tích SWOT:So sánh điểm mạnh điểm yếu của các cơ sở dạy nghề với nhau.

- Phương pháp PRA: Là một trong các phương pháp tiếp cận đê thiết kế thực hiện, theo dõi và đánh giá nhanh của sự phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)