Chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)

Nội dung, chương trình dạy nghề từng bước đổi mới phù hợp với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Các CSDN đã xây dựng xong chương trình đào tạo nghề trình độ TCN, CĐN cho các nghề đào tạo trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - TB&XH. Các CSDN đã chú ý đến việc xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo cho các nghề đào tạo.

Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, kỹ năng các CSDN đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức, an toàn vệ sinh lao động, ý thức công dân và tác phong công nghiệp cho người lao động. Nội dung đào tạo đã tiếp cận với thực tế, tuy nhiên so sánh với trình độ khu vực để đảm bảo nâng cao yêu cầu năng lực cạnh tranh của nhân lực trong tỉnh với yêu cầu ngày càng cao, nhất là các nghề đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được các ngành đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao.

Hình 4.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy

Nguồn: Khảo sát của Đề tài (2016) Đề tài khảo sát 60 người là cán bộ, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên đang học nghề tại 4 CSDN tại huyện Lục Nam; với 530 lượt lựa chọn các câu hỏi về chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy đã có 32 lượt đánh giá rất tốt (chiếm 6%), 217 lượt đánh giá tốt (chiếm 41%), 254 lượt đánh giá bình thường (chiếm 48%), 27 lượt đánh giá không tốt (chiếm 5%).

Theo đánh giá của 5 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; có 04/05 người (chiếm 80%) cho rằng các CSDN đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, giáo trình đào tạo nghề (01 người cho rằng chưa nghiêm túc và đẩy đủ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 79 - 80)