Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 39)

Trong những năm qua, trên phạm vi quốc gia nói chung, Bắc Giang nói riêng đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về hoạt động đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực (đề tài khoa học, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên luận, bài báo, hội nghị, hội thảo ….) nhưng mỗi công trình, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu, đánh giá về hoạt động đào tạo nghề trên các giác độ khác nhau, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; đặc biệt là trên địa bàn huyện Lục Nam.

Nhiều tài liệu giáo trình về quản lý đào tạo nghề đã được biên soạn và phát hành như:

- Năm 1999, trường Đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội với đề tài: “Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”, đề xuất các giải pháp nâng cao tay nghề cho công nhân trong các ngành trọng điểm của Hà Nội.

- Những vấn đề cơ bản để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đến năm 2010. Đề tài cấp Bộ, 2000-2002. Cao Văn Sâm (Chủ nhiệm).

- “Định hướng nghề nghiệp và việc làm” (2004) của Tổng cục Dạy nghề. - Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015. Đề tài cấp Nhà nước, 2004. Cao Văn Sâm (Chủ nhiệm).

- “Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp” (2005) của PGS.TS Nguyễn Viết Sự.

- Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng. Đề tài cấp Bộ, 2009. Cao Văn Sâm (Chủ nhiệm).

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước do PGS, TS Đỗ Minh Cương chủ nhiệm nghiên cứu “ Định hướng phát triển lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu CNH đất nước giai đoạn 2001 -2010”; đề tài này đã đưa ra được khá nhiều giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2001 – 2010.

- "Công nghệ giáo dục nghề nghiệp" năm 2012 của Tổng Cục dạy nghề. - Đào tạo nghề thời hội nhập: Dạy cái doanh nghiệp cần!. Bài viết đã phân tích rất kỹ về nội dung đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn mở cửa hội nhập, Nguyễn Huyền (2007).

- UBND tỉnh Bắc Ninh (2008), Nâng cao chất lương lao động từ công tác đào tạo nghề. Đã phân tích làm rõ vai trò của đào tạo nghề đối với chất lượng lao động.

- Mạc Văn Tiến (2010), Phát triển dạy nghề hiện đại hội nhập với khu vực và thế giới. Bài viết đã tổng kết được những kết quả đã đạt được trong đào tạo nghề tại Việt Nam và định hướng khắc phục những hạn chế về hoạt động đào tạo nghề.

Đề tài nghiên cứu ở bậc sau đại học có một số tác giả:

- Đặng Kim Sơn (2008), Phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp. Tác giả đã phân tích thực trạng, những vấn đề tồn tại trong nguồn nông dân và đề ra những giải pháp quan trong đào tạo nghề cho đối tượng nông dân.

- Đỗ Đình Trường (2008), Quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên với doanh nghiệp”. Tác giả đã

phân tích và xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề. - Vũ Thị Phương Oanh (2009), Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng biện pháp tăng cường sự liên kết giữa trường dạy nghề với doanh nghiệp. Đã đề ra một số giải pháp tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

- Nguyễn Mạnh Sang, (2010), Nghiên cứu hướng dạy nghề cho lao động nông thôn tại các cơ sở đào tạo nghề tỉnh Thái Bình. Tác giả đã nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng đã xác định tại các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Thái Bình.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên a, Vị trí địa lý a, Vị trí địa lý

Huyện Lục Nam là một trong 7 huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 27 km. Huyện nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo quyết định số 24-TTg ngày 21-1-1957 của thủ tướng chính phủ. Phía bắc của huyện giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, phía nam là huyện Chí Linh - Hải Dương và Đông Triều - Quảng Ninh, phía đông là huyện Lục Ngạn và Sơn Động, phía tây giáp huyện Lạng Giang và Yên Dũng.

Huyện có diện tích 597km2 và dân số là 213.363 người . Huyện có 2 thị trấn là Đồi Ngô và Lục Nam và 25 xã, huyện ly là thị trấn Đồi Ngô nằm trên quốc lộ 31.

b, Địa hình

Trên địa bàn có hai dãy núi Yên Tử và Huyền Đinh chạy qua theo hình lòng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam, đã chia địa hình huyện thành 03 vùng rõ rệt: vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm trũng. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 35,5%; đất lâm nghiệp chiếm khoảng 44% (toàn huyện hiện có 26.300 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên, rừng tái sinh là 14.300 ha); đất chuyên dùng khoảng 10%.

- Vùng rẻo cao: Nằm về phía Đông Nam huyện, bao gồm 4 xã: Bình Sơn, Lục Sơn, Trường Sơn, và Vô Tranh, chiếm 32% diện tích toàn huyện. Đất đai ở vùng này chủ yếu là đồi núi có độ dốc từ 15-25o. Thế mạnh của vùng là phát triển cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

- Vùng miền núi: bao gồm các xã: Đông Hưng, Đông phú, Nghĩa Phương, Trường Giang, Đông Phú, Tam Dị, Bảo Sơn, Chu Điện, Phương Sơn, Huyền Sơn. Chiếm 39% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất đai trong vùng có độ dốc từ 8-15o ngoài sản xuất cây lương thực vùng này cũng sản xuất cả cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

- Vùng đồi núi thấp và chiêm trũng bao gồm 13 xã thị trấn còn lại, chiếm 29% diện tích đất tự nhiên, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, dân cư sống tập chung. Đây là vùng sản xuất cây lương thực chủ yếu của huyện.

Hình 3.1 Bản đồ huyện Lục Nam

3.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi

Về giao thông: huyện có hệ thống giao thông tương đối đầy đủ bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông. Giao thông đường bộ của huyện bao gồm những tuyến đường sau:

- Quốc lộ 31 chạy từ Tây sang Đông với chiều dài qua huyện 17 km; - Quốc lộ 37 chạy dọc từ Bắc xuống Nam với chiều dài qua huyện là 28 km; - Tỉnh lộ 293 dài 35 km chạy từ Chằm (Tiên Hưng) đi Đồng Đỉnh (Bình Sơn);

- Tỉnh lộ 298 với chiều dài qua huyện là 19 km (từ Mai Sưu đi Đèo Bụt); - Ngoài các tuyến trên, toàn huyện còn có 61 km đường huyện lộ, 145 km trục đường xã, 29 km đường chuyên dùng lâm nghiệp và hơn 600 km đường giao thông thôn xóm, nội đồng được phân bổ đều khắp trên toàn huyện.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Lục Nam được phân bố khá hợp lý và thuận tiện. Tuy nhiên, chất lượng đường còn thấp, bề mặt nhiều tuyến đường hẹp, mặt đường xấu hạn chế khả năng lưu thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Tình hình đất đai và phân bổ dân cư trên địa bàn huyện

Nhìn vào biểu 3.1 ta thấy rằng nhìn chung trong 3 năm từ năm 2013 đến 2015 diện tích đất không có biến động đáng kể. Mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm từ 1,5 đến 3 ha chuyển sang diện tích đất ở và đất chuyên dùng. Ngoài ra trong diện tích đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm của huyện tương đối ổn định. Diện tích đất chuyên dùng và đất thổ cư có xu thế tăng lên. Tuy nhiên nhìn chung dân cư trên địa bàn huyện vẫn phân bổ rất phân tán đặc biệt là vùng miền núi và vùng rẻo cao, khoảng cách giữa các hộ với nhau và với đường trục chính khá xa. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu về giao thông đi lại của nhân dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt học sinh ở vùng rẻo cao và miền núi phải nội trú tại các cơ sở dạy nghề trong quá trình học tập dẫn đến tình trạng khó khăn thêm khó khăn. Tuy được trợ cấp tiền đi lại và học tập theo chương trình của đề án 1956 nhưng vẫn rất khó khăn.

Bảng 3.1. Tình hình biến động đất đai của huyện Lục Nam

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

DT (ha) CC(%) DT (ha) CC(%) DT (ha) CC(%)

Tổng diện tích tự nhiên 59.715 100% 59.715 100% 59.715 100%

I. Đất nông nghiệp 19.261,22 32,26 19.261,35 32,31 19.258,21 32,30

1. cây hàng năm 11.548,21 19,34 11.418,07 19,12 11.418,07 19,10

2. Cây lâu năm 6.669,62 11,17 6.669,68 11,17 6.669,68 11,20

3. Mặt nước NTTS 481 0,81 495,02 0,83 504,4 0,84

4. Đất trồng cỏ chăn nuôi - - - -

5. Đất nông nghiệp khác 562,39 0,94 708,58 1.187 666,06 1,12

II. Đất lâm nghiệp 27.372,46 45,84 27.342,33 45,79 27.375,45 45,80

1. Rừng kinh tế 18.456,42 30,91 18.456,42 30,91 18.456,42 31,00 2. Rừng phòng hộ 8.916,04 14,93 8.885,91 14,88 8.919,03 14,90 III. Đất ở 7.872 13,78 7.879,50 13,81 7.881 13,86 IV. Đất chuyên dùng 5.203,52 8,71 5.203,52 8,71 5.207,22 8,84 V. Diện tích bỏ hoang 5,8 0,01 5.8 0,01 5,8 0,01 Một số chỉ tiêu 1. DT đất nông nghiệp/LĐ 2. DT đất nông nghiệp/ hộ 32

3.1.3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện

Dân số huyện Lục Nam có tốc độ tăng trung bình 1,02%; từ 207.375 người năm 2013 lên 213.363 người năm 2015. Với sự phát triển của các khu dân cư mới số người sống ở các thị tứ, thị trấn cũng tăng lên, số người sống ở nông thôn giảm đi. Cùng với đó là sự giảm đi của các hộ, lao động làm ngành nông nghiệp, số hộ, lao động làm những ngành phi nông nghiệp tăng lên. Cụ thể là: năm 2013 số hộ làm các ngành nghề phi nông nghiệp là 3.480 tăng lên 3.794 hộ năm 2015, lao động phi nông nghiệp mỗi năm tăng từ 600 đến 800 lao động.

Số khẩu trên một hộ của huyện khá cao trung bình trên toàn huyện có từ 4,12 đến 4,2 khẩu trên hộ. Lao động của hộ tương đối dồi dào trung bình 2,3 lao động trên một hộ điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của hộ.

3.1.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm tới 66,64% năm 2013 và 67,5% năm 2015. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2013 là 34,05% tổng giá trị và năm 2015 là 28,2% tổng giá trị.

Các ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản những năm qua cũng tương đối phát triển, giá trị tăng lên về số tuyệt đối khá cao từ 128.249 triệu đồng năm 2013 lên 387.546 triệu đồng năm 2015 tuy nhiên đóng góp vào giá trị sản xuất của toàn huyện vẫn thấp năm 2013 chiếm 13,56% năm 2015 là 17,2%.

Ngành thương mại, dịch vụ những năm vừa qua liên tục tăng lên trên địa bàn huyện đóng góp về giá trị tuyệt đối tăng từ 187.195 triệu đồng năm 2013 lên 347.162 triệu đồng năm 2015. Tuy nhiên giá trị ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện lại giảm qua các năm, cụ thể là năm 2013 giá trị ngành thương mại dịch vụ chiếm 19,8% trong tổng giá trị toàn huyện nhưng năm 2015 chỉ còn 15,4% trong tổng giá trị toàn huyện.

Nhìn chung thu nhập chủ yếu của huyện Lục Nam là từ ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Điều này cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của của huyện còn chậm chạp. Nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn huyện là một vấn đề quan trọng và gấp rút để phục vụ chiến lược chuyển đổi nền kinh tế của huyện nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Lục Nam

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

SL (%) SL (%) SL (%)

Tổng số dân 207.375 100,00 211.058 100,00 213.363 100,00

I. Dân số phân chia theo khu vực

1. Khu vực thành thị 10.343 4,99 10.455 4,95 11.008 5,16

2. Khu vực nông thôn 197.007 95,01 200.603 95,05 202.355 94,84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II tổng số lao động 116.130 100,00 116.640 100,00 116.842 100,00

1. Lao động nông nghiệp 108.685 93,58 108.712 93,20 106.248 90,94

2. Lao động phi NN 7.445 6,42 7.928 6,80 10.594 9,06 III. Tổng số hộ 50.330 100 50.468 100,00 50.692 100,00 1. Tổng số hộ NN 46.850 93,14 46.882 92,90 46.898 92,52 2. Số hộ phi NN 3.480 6,86 3.586 7,10 3.794 7,48 IV. Một số chỉ tiêu 1. số nhân khẩu/ hộ 4,12 4,18 4,2 2.Số lao động/ hộ 2,31 2,31 2,3 3. Lao động NN/hộ NN 2,3 2,31 2,26

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lục Nam (2015)

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2013 2014 2015 NN,LN,NN CN, XD TM, DV

Hình 3.2. Giá trị sản xuất của huyện Lục Nam (đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lục Nam (2015) 3.1.3.4. Tình hình thu chi tài chính của huyện Lục Nam

Giá trị sản xuất của huyện cho thấy, ngành nông nghiệp chiếm vị trí lớn nhất trong nên kinh tế của huyện. Do vậy các khoản thu trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền phí và lệ phí. Do ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại và dịch vụ của huyện chưa phát triển mạnh nên thu thuế ngoài quốc doanh của huyện chỉ đạt 2.286 triệu đồng năm 2013 và tăng lên là 4.423 triệu đồng năm 2015 chiếm trung bình 2% trong tổng thu của huyện và chiếm khoảng 10% trong tổng thu trên địa bàn huyện Nguồn thu chủ yếu trong ngân sách huyện phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, thu từ ngân sách cấp trên của huyện chiếm từ 75% đến 83% trong tổng thu ngân sách của huyện.

Các khoản chi của huyện được thể hiện qua biểu 3.4 như sau: Các khoản chi lớn nhất của huyện đầu tư vào sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa. Năm 2013 chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa là 57.066 triệu đồng chiếm khoảng 57% trong tổng chi ngân sách toàn huyện, năm 2015 chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa là 115.647 triệu đồng chiếm 54,4% tổng chi ngân sách toàn huyện. Chi phát triển kinh tế có xu hướng giảm, năm 2013 chi sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện là 10.615 triệu đồng chiếm 10% tổng chi ngân sách huyện, năm 2015 còn 8.353 triệu đồng chiếm 4% tổng chi ngân sách của

Bảng 3.3. Tình hình thu ngân sách huyện Lục Nam

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

GT(tr.Đ) CC (%) GT(tr.Đ) CC (%) GT(tr.Đ) CC (%)

I. Tổng thu trên của huyện 114.080 100,00 196.680 100,00 249.510 100,00

1. Thu trên địa bàn huyên 20.851 18.280 42.512 21,610 34.242 13,720

- thuế ngoài quốc doanh 2.286 2,000 4.339 2,210 4.413 1,760

- thuế sử dụng đất nông nghiệp 84 0,074 191 0,097 138 0,060

- thuế nhà đất 341 0,299 508 0,258 694 0,280

- tiền thuê đất 0 0 3 0,002 5 0,002

- phí, lệ phí 941 0,825 654 0,333 720 0,290

- tiền sử dụng đất 14.181 12,430 34.104 17,340 20,03 0,010

- thuế chuyển quyền sử dụng đất 126 0,110 449 0,228 852 0,340

- thu khác 2.894 2,530 2.273 1,160 3.170 1,270

2. Thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên 84.911 74,430 152.367 77,470 206.117 82,600

3. Thu kết dư 4.911 4,305 92 0,047 2.228 0,890

4. Thu khác 3.411 0,003 1.709 0,869 6.923 2,280

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lục Nam (2015)

huyện. Chi ngân sách xã năm 2013 là 17.276 triệu đồng tương đương với 17% tổng chi ngân sách huyện, năm 2015 là 63.057 triệu đồng chiếm 30% tổng chi ngân sách huyện. Chi ngân sách huyện cho cả sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa và chi ngân sách xã chủ yếu tập chung vào chi trả lương cho cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 39)