Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 78)

Đến năm 2014, trong số 84 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì 69 cơ sở đã có trụ sở làm việc riêng; 12/84 CSDN trực thuộc doanh nghiệp có trụ sở làm việc ngay tại doanh nghiệp. Trong đó 6 cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Lục Nam đều có trụ sở làm việc riêng.

Hình 4.2. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng

Nguồn: Khảo sát của Đề tài (2016) Đề tài đã tiến hành khảo sát đối với 10 người là cán bộ, giáo viên dạy nghề và 50 học sinh, sinh viên đang học nghề tại 4 CSDN trên địa bàn huyện Lục Nam trong tháng 3 năm 2016; với 120 lượt lựa chọn các câu hỏi về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng của các CSDN công lập trên địa bàn huyện đã có 40 lượt đánh giá tốt và rất tốt, 52 lượt đánh giá bình thường, 28 lượt đánh giá không tốt.

Cũng về vấn đề này, theo đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; có 4/5 người được hỏi (chiếm 80%) cho rằng diện tích đất đai của các CSDN công lập là vừa đủ đảm bảo, 01/05 người được hỏi cho rằng chưa đảm bảo.

Trong giai đoạn 2010 – 2016, hệ thống mạng lưới và quy mô trường, lớp học của các CSDN trên địa bàn huyện Lục Nam tiếp tục được củng cố, phát triển đa dạng và từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân

dân. Có gần 50% số CSDN được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các CSDN có đủ thiết bị thực tập cơ bản.

Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các CSDN còn hợp đồng liên kết thêm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, xưởng thực hành của các cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh.

Nhìn chung, các CSDN trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây nên đất đai vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất nghèo, nhà xưởng ít. Cơ sở vật chất của một số đơn vị dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Hình 4.3. Đánh giá của CBGV và HSSV về các công trình xây dựng

Nguồn: Khảo sát của Đề tài (2016) Trong năm 2015, đề tài tiến hành khảo sát đối với 10 người là cán bộ, giáo viên dạy nghề và 50 học sinh, sinh viên đang học nghề tại 4 CSDN công lập; với 130 lượt lựa chọn các câu hỏi về các công trình xây dựng (phòng học, xưởng thực hành…) của các CSDN trên địa bàn huyện Lục Nam đã có 8 lượt đánh giá rất tốt, 40 lượt đánh giá tốt, 42 lượt đánh giá bình thường, 40 lượt đánh giá không tốt.

Cũng về vấn đề này, theo đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; có 01/05 người (chiếm 20%) cho rằng các công trình xây dựng của các CSDN đã đảm bảo cho thực hiện hoạt động dạy nghề, 02/05 người (chiếm 40%) cho rằng đảm bảo về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, 01/05 người (chiếm 20%) cho rằng đảm bảo về chất lượng nhưng chưa đảm bảo về số lượng và 01/05 người (chiếm 20%) cho rằng chưa đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 78)