Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 90 - 92)

Trong khi công tác hạch toán chi phí NVLTT và chi phí NCTT tại Công ty đã tương đối hoàn thiện thì việc hạch toán chi phí SXC còn tồn tại một vài nhược điểm về thực hiện phân bổ công cụ dụng cụ và chi phí khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất. Nguyên nhân do Công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng sản phẩm mà lại sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng nên đã thực hiện đơn giản hóa quy trình phân bổ chi phí SXC (là chi phí gián tiếp) đến các đối tượng tập hợp chi phí. Dù đạt mục tiêu thuận tiện trong hạch toán nhưng vấn đề này ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Để khắc phục hạn chế này, Công ty có thể thực hiện theo các giải pháp được trình bày dưới đây.

Công ty khi tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mức độ hoạt động, chi phí sản xuất sẽ được nhận diện theo biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

Định phí SXC bao gồm: chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà xưởng, chi phí quản lý tại các PX sản xuất,...là các khoản chi phí thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Giải pháp hoàn thiện kế toán định phí sản xuất được nêu ở đây là về chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng tại Công ty.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về Hàng tồn kho có quy định như sau: Chi phí SXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Nếu mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.

Thực tế tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình, Công ty đã đầu tư các loại máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và có công suất hoạt động ở mức khá cao. Việc sử dụng và khai thác thiết bị máy móc được triển khai căn cứ vào nhu cầu của thị trường và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, do vậy, có những thời điểm hầu như năng lực sản xuất của máy móc thiết bị vẫn chưa được khai thác tối đa.

Ví dụ, quý IV/2018, chỉ riêng dây chuyền sản xuất nang mềm có công suất hoạt động vượt định mức là 130%, còn dây chuyền sản xuất thuốc dạng viên (các loại) và mỡ cream năng lực sản xuất chỉ được khai thác lần lượt là 80% và

60%. Như vậy có nghĩa là đã phát sinh phần định phí SXC thấp hơn công suất bình thường, nhưng Công ty vẫn thực hiện tập hợp toàn bộ chi phí khấu hao dây chuyền sản xuất thuốc dạng viên và thuốc mỡ – cream cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan.

Phương pháp hạch toán này không những vi phạm quy định tại VAS 02 mà còn làm sai lệch tăng giá thành sản phẩm hoàn thành, có thể kéo theo các phân tích, đánh giá việc thực hiện chi phí, giá thành sản phẩm tại Công ty kém hiệu quả.

Để khắc phục những vấn đề nêu trên, cần thực hiện các bước hạch toán sau: - Thực hiện giải pháp đã nêu tại mục đề xuất hướng hoàn thiện tài khoản, sổ và báo cáo kế toán quản trị, đó là Công ty nên mở sổ chi tiết, tài khoản chi tiết để theo dõi chi phí sản xuất chung theo định phí và biến phí.

- Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên sổ theo dõi định phí SXC và công suất thực tế của dây chuyền sản xuất để tiến hành so sánh.

+ Trong trường hợp công suất của dây chuyền sản xuất nhỏ hơn công suất bình thường, kế toán cần xác định phần định phí sản xuất chung được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm theo công thức:

Định phí SXC được kết chuyển để tính giá thành SP = Công suất thực tế x Tổng định phí sản xuất chung Công suất bình thường

(Công suất khai thác thực tế là tổng số lượng đơn vị sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong toàn bộ số ca sản xuất, công suất bình thường được tính dựa trên năng lực sản xuất tối đa nhân với (x) số ca sử dụng dây chuyền công nghệ trong tháng. Ví dụ, năng lực sản xuất tối đa dây chuyền nang mềm là 60.000 đơn vị sản phẩm/ca)

+ Phần biến phí SXC còn lại không được kết chuyển vào các đối tượng tính giá thành thì Công ty tính ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.

Việc phân loại chi phí theo mức độ hoạt động và bóc tách phần định phí SXC được hay không được phân bổ vào chi phí chế biến giúp cho Công ty nắm bắt được hiện trạng việc sử dụng và khai thác máy móc, thiết bị sản xuất để từ đó xây dựng được các phương án và kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm tránh lãng phí nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 90 - 92)