Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 74)

XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THÁI BÌNH 4.2.1. Ưu điểm

- Về việc xây dựng, tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tinh giảm gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn vững vàng, làm việc có trách nhiệm; công việc được bố trí phù hợp với từng bộ phận và nhân viên trong phòng, đảm bảo sự nhịp nhàng, ăn khớp trong công việc, đáp ứng nhu cầu về thông tin kế toán cho việc quản trị tại Công ty.

hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo phục vụ cho công tác kế toán tài chính của Công ty được thực hiện đúng với Luật và chế độ kế toán hiện hành quy định.

Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting trong công tác hạch toán, qua đó, làm giảm đáng kể khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán, đồng thời nâng cao độ tin cậy và tính chính xác của thông tin mà kế toán cung cấp. Ngoài ra, thông tin kế toán được cung cấp cho nhà quản trị các cấp tại Công ty cũng được thực hiện kịp thời và nhanh chóng hơn.

Việc mở các tài khoản kế toán chi tiết được mã hóa khoa học, do đó, công tác phân loại, hệ thống hóa hoặc kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện dễ dàng hơn.

- Về kế toán quản trị nguyên vật liệu: Công ty luôn chủ động trong công tác tìm kiếm và nghiên cứu các nguồn NVL phục vụ cho sản xuất, chế biến sản phẩm với mục tiêu đảm bảo chất lượng, ổn định cả về mặt lượng và mặt giá cả, qua đó tránh tình trạng sản xuất bị gián đoạn hoặc giá thành sản phẩm bị biến động lớn do tác động của giá NVL.

Công ty thực hiện phân loại, theo dõi chi tiết từng loại NVL, xây dựng quy trình kiểm soát việc xuất dùng vật tư chặt chẽ. Sự phối hợp hiệu quả giữa Phòng TC-KT, Phòng cung ứng – XNK vật tư, các kho vật tư với PX sản xuất đã phục vụ tốt cho công tác quản trị vật tư, giúp cho nhà quản lý Công ty có những quyết định hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng NVL gây ứ đọng vốn.

- Về kế toán quản trị lao động tiền lương: Công ty áp dụng các phương pháp tính lương cho từng đối tượng lao động tại Công ty tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh; Công ty đã xây dựng được mức đơn giá tiền lương sản phẩm hoàn thiện và quy chế khen thưởng dựa trên năng suất lao động cũng như đóng góp của người lao động trong tập thể có tính khích lệ cao.

- Về kế toán quản trị TSCĐ: công tác quản lý và hạch toán TSCĐ được thực hiện bằng chương trình quản lý chi tiết, chi phí khấu hao được phản ánh chính xác và kịp thời. TSCĐ được theo dõi trong suốt quá trình được sử dụng, được đánh giá tình hình bảo quản, năng lực công suất khai thác giúp cho nhà quản lý đề ra được các biện pháp sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

- Về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất được phản ánh đầy đủ, kịp thời, có sự so sánh giữa các kỳ, phần nào ó đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chi phí, tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

+ Phân loại và nhận diện chi phí sản xuất: Công ty thực hiện hạch toán chi phí sản xuất về cơ bản có 3 khoản mục là chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC; cách phân loại này được đánh giá là phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng như công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

+ Tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT: Khi xuất dùng vật tư để sản xuất sản phẩm, Công ty đã xác định ngay đối tượng tập hợp chi phí trên các chứng từ liên quan, do đó, chi phí NVLTT được tập hợp có tính chính xác cao.

+ Tập hợp và phân bổ chi phí SXC: Chi phí SXC được tập hợp chung cho toàn bộ Công ty sau đó phân bổ cho từng sản phẩm theo PX và từng sản phẩm. Do khoản mục chi phí này liên quan đến nhiều nơi sử dụng và khó xác định cụ thể cho từng PX nên việc hạch toán phí SXC cho toàn Công ty giúp cho việc xác định nguyên nhân cũng như mức độ tác động của chi phí SXC đến giá thành sản phẩm để đề ra các biện pháp tác động thích hợp.

- Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT và áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp. Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm, đặc điểm quy trình công nghệ và tình hình thực tế của Công ty.

- Việc Công ty lựa chọn tính giá thành sản phẩm theo tháng phù hợp với chu kỳ sản xuất ngắn và do khối lượng sản xuất trong tháng là lớn, cần có sự theo dõi thường xuyên, mặt khác, thông tin về sản phẩm do đó cũng được cung cấp nhanh chóng, kịp thời.

- Về công tác tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin tương lai về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Công tác xây dựng định mức chi phí và dự toán chi phí sản xuất đã đi vào nề nếp, phần nào phục vụ cho việc quản lý và kiểm soát chi phí; định mức vật tư được xây dựng đảm bảo an toàn về mặt chất lượng cho sản phẩm thuốc sản xuất ra.

4.2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty - Lập kế hoạch quản trị chi phí và dự toán chi phí - Lập kế hoạch quản trị chi phí và dự toán chi phí

Để đánh giá tổng quát về tình hình lập kế hoạch quản trị chi phí và dự toán chi phí trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình, tác giả đã tiến hành phỏng vấn điều tra các thành viên của hội đồng quản trị, ban giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, các bộ phận liên quan và các công nhân viên hiện đang làm việc tại công ty. Tổng số phiếu phát ra là 50 thu về được 50 phiếu. Tổng hợp ý kiến đánh giá được thể hiện qua bảng số liệu 4.24.

Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác lập kế hoạch, dự toán chi phí

TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Định mức các loại chi phí 50 100

Phù hợp 42 84

Chưa phù hợp 8 16

2 Số lượng thành viên tham gia công tác lập dự toán 50 100

Phù hợp 44 88

Chưa phù hợp 6 12

3 Tính kịp thời trong công tác lập dự toán 50 100

Kịp thời 35 70

Chưa kịp thời (chậm) 15 30

4 Các căn cứ để tính chi phí trong dự toán 50 100

Phù hợp 38 76

Chưa phù hợp 12 24

5 Các chi phí trong dự toán đầy đủ phù hợp 50 100

Phù hợp 21 42

Chưa phù hợp 29 58

6 Chất lượng của dự toán 50 100

Tốt 29 53

Chưa tốt 21 47

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo số liệu điều tra cho thấy 84% số ý kiến đánh giá cho rằng các định mức của các chi phí hiện nay là phù hợp so với yêu cầu thực tế tình hình kinh doanh sản xuất tại công ty tuy nhiên vẫn còn 16% cho là chưa phù hợp.

Số lượng thành viên tham gia vào công tác lập dự toán theo đánh giá chung tại thời điểm hiện tại là tương đối phù hợp. Việc lập dự toán cũng được hoàn thiện theo đúng thời gian quy định kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý 88%. Căn cứ lập dự toán chưa được đánh giá cao về mức độ phù hợp 76%. Nên công ty cần theo sát thực tế hơn để lập dự toán sát với thực tế hơn.

Qua bảng số liệu trên thấy tính phù hợp 42% của các khoản chi phí ở dự toán so với thực tế chưa cao, chưa sát với thực tế chi phí phát sinh tại công ty.

Trong dự toán chi phí, chất lượng dự toán được đầy đủ các khoản chi phí không cao, theo kết quả điều tra là 53% cho rằng công tác này là tốt, ngoài ra còn 47% ý kiến đánh giá chưa tốt, do dự toán chi phí chưa đầy đủ các khoản mục phí

phát sinh thực tế.

- Tổ chức thực hiện chi phí

Tổ chức thực hiện chi phí phải dựa trên những căn cứ và quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của công ty và dự toán đã được duyệt của năm đó. Các bộ phận được chuyển cho dự toán của bộ phận mình để dựa vào đó thực hiện sao cho tiết kiệm chi phí theo sát tình hình thực tế và dự toán. Qua tổng hợp phiếu điều tra cho bảng kết quả đánh giá về tình hình tổ chức thực hiện chi phí như sau:

Bảng 4.25. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chi phí

TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1

Tính đầy đủ trong các ghi chép về chi phí phát sinh 50 100

Phù hợp 50 100

Chưa phù hợp 0 0.0

2

Tính kịp thời trong các ghi chép về chi phí phát sinh 50 100

Kịp thời 37 74

Chưa kịp thời 13 26

3

Tình hình thực hiện các chi phí trong dự toán 50 100

Phù hợp 34 68

Chưa phù hợp 16 32

4

Đánh giá chung về thực hiện chi phí 50 100

Phù hợp 38 76

Chưa phù hợp 12 24

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo số liệu bảng 4.25 cho thấy 100% số ý kiến được điều tra đều cho rằng việc thực hiện ghi chép các chi phí phát sinh được thực hiện đầy đủ theo các quy định về chế độ kế toán hiện hành. Các khoản chi phí phát sinh được tổng hợp theo từng khoản mục chi tiết, sau đó phân bổ tự động vào các tài khoản chi phí theo tỷ trọng của từng loại chi phí này trong tổng chi phí phát sinh tại mỗi đơn vị trực thuộc mang lại tính chính xác cao.

Tính kịp thời trong ghi chép chi phí được đánh giá tương đối 74% kịp thời còn lại chưa kịp thời. Tình hình thực hiện các chi phí thực tế so với dự toán chưa phù hợp cao chiếm 68%, còn lại là thực hiện chi phí thực tế phát sinh khác với dự toán.

Việc thực hiện theo các căn cứ trong quản trị chi phí như dự toán được phê duyệt, kế hoạch kinh doanh của công ty, đã được công ty thực hiện tương đối tốt qua đó đã làm giảm đáng kể một chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Hệ thống tài khoản kế toán được mở chi tiết, cụ thể, rõ ràng và có hướng dẫn áp dụng. Điều này giúp các nhân viên kế toán tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng tài khoản và hạch toán kế toán, tăng cường tính hiệu quả trong công việc kiểm tra của các nhân viên kế toán cũng như kế toán trưởng.

Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện quản trị chi phí tại công ty cũng có một số tồn tại, hạn chế như: Nội dung phân tích còn đơn giản, các khoản mục chi phí chưa được phân tích đầy đủ nên thông tin thu thập được chưa đáp ứng đượcnhu cầu quản lý một cách có hiệu quả.Việc phân tích chi phí tại đơn vị chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa thực hiện với kế hoạch chỉ nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị mà chưa phục vụ cho mục đích ra quyết định. Công ty chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát tất cả các công việc nên quá trình còn nhiều điểm yếu.

- Kiểm soát chi phí

Công tác kiểm soát chi phí cũng đã được chú trọng tại Công ty. Cách thiết lập một hệ thống chi phí từ trên xuống phân quyền quản trị cho các trung tâm liên quan đã khiến cho hệ thống trở nên chặt chẽ. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát chi phí tại công ty được thể hiện qua bảng 4.26.

Bảng 4.26. Tổng hợp ý kiến đánh giá về kiểm soát chi phí

TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1

Các quy định về thực hiện kiểm soát chi phí 50 100

Phù hợp 32 64

Chưa phù hợp 18 26

2

Các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí đã được phát hiện 50 100

Kịp thời 35 70

Chưa kịp thời 15 30

3

Hiệu quả của bộ phận kiểm soát chi phí 50 100

Tốt 33 66

Chưa tốt 17 34

4

Bộ phận kiểm soát chi phí có phù hợp không 50 100

Phù hợp 36 72

Chưa phù hợp 14 28

5

Đánh giá chung về quản trị chi phí sản xuất tại công ty

đã phù hợp chưa 50 100

Phù hợp 30 60

Chưa phù hợp 20 40

Qua bảng 4.26 cho thấy các quy định về kiểm soát chi phí được đánh giá là phù hợp chiếm 64%, còn lại là chưa phù hợp. Các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí tại các xưởng đã được phát hiện tương đối đầy đủ và kịp thời 70% các chi phí phát sinh tại thời điểm nào thì được ghi nhận vào thời điểm đó và cho bộ phận phát sinh. Hiệu quả của bộ phận kiểm soát chi phí đánh giá không cao chỉ có 66% do kiểm soát chi phí chỉ mang tính chất so sánh dự toán với thực hiện. Đánh giá chung về quản trị chi phí sản xuất tại công ty phù hợp là 60% còn lại là chưa đạt yêu cầu nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty đã rà soát lại việc thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành để phổ biến đến bộ phận thực hiện, công bố công khai cho người lao động để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí, các trưởng bộ phận xem xét rõ nguyên nhân, trách nhiệm để báo cáo lãnh đạo và xử lý theo quy định, nếu có nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường thiệt hại.

Định kỳ, cuối mỗi quý phòng Kế hoạch, Kinh doanh, Kế toán, …. xem xét, so sánh chi phí sản xuất của đơn vị nhằm phát hiện những khâu yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí. Tuy nhiên, việc phân tích không sâu sắc, chỉ mang tính chất so sánh với kế hoạch, với định mức, tìm nguyên nhân,... Nói chung đơn vị đã tiến hành phân tích thông tin nhưng ở mức độ thấp, chưa mang lại hiệu quả cao.

Theo đánh giá từ cán bộ được điều tra cho thấy việc kiểm soát chi phí tại công ty chưa thực sự phát hiện đầy đủ các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí của công ty.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THÁI BÌNH

4.3.1. Cơ sở khoa học

4.3.1.1. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới

Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình đã đề ra phương hướng và mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới:

- Duy trì và giữ vững ngành nghề dược phẩm truyền thống và phát triển mở rộng thành một công ty đa dạng dược phẩm.

- Công ty sẽ đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật dảm bảo đủ năng lực sản xuất các mặt hàng khác…Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định sẵn có, Công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ sản xuất hiện có cho ngang bằng trình độ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Công ty cần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tạo được thế mạnh cạnh tranh khác biệt, uy tín xây dựng thương hiệu công ty tạo niềm tin cho khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 74)