Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 80 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1. Cơ sở khoa học

4.3.1.1. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới

Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình đã đề ra phương hướng và mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới:

- Duy trì và giữ vững ngành nghề dược phẩm truyền thống và phát triển mở rộng thành một công ty đa dạng dược phẩm.

- Công ty sẽ đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật dảm bảo đủ năng lực sản xuất các mặt hàng khác…Dựa trên ưu thế về nguồn tài chính ổn định sẵn có, Công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ sản xuất hiện có cho ngang bằng trình độ với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Công ty cần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tạo được thế mạnh cạnh tranh khác biệt, uy tín xây dựng thương hiệu công ty tạo niềm tin cho khách hàng. Tăng cường công tác tham gia đấu thầu các gói thầu trong và ngoài địa bàn Thành phố Thái Bình.

- Công ty sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị sản xuất mới cũng như áp dụng những nguyên liệu mới và biện pháp sản xuất tiên tiến. Công ty sẽ thường xuyên tham gia các chương trình xúc tiến ngành dược phẩm nhằm mục tiêu cập nhật các công nghệ dây chuyền tiên tiến.

- Phát triển nguồn nhân lực cho mảng dược phẩm: dựa trên lực lượng hiện có chủ yếu là đội ngũ cán bộ dược sỹ quản lý chuyên nghiệp tại các xưởng, các kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề, Công ty sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo. Công ty hướng tới mục tiêu ngày càng chuyên môn hóa sâu hơn nữa trong từng lĩnh vực sản xuất dược phẩm cho cả cán bộ quản lý và các lực lượng công nhân có tay nghề. Công ty sẽ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường Đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho Công ty từ nhân sự cấp cao đến những công nhân lành nghề.

- Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các xưởng và các khu vô trùng.

- Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức làm việc để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.

4.3.1.2. Các hạn chế trong công tác kế toán quản trị trong thời gian vừa qua

- Về tổ chức thực hiện công tác kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

+ Bộ máy kế toán vẫn chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về kế toán tài chính (thông tin thực hiện), chưa quan tâm nhiều đến yêu cầu thu thập và phân tích thông tin quản trị doanh nghiệp.

Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, nhân viên tại Phòng TC-KT đảm nhiệm các công việc của kế toán tài chính là chủ yếu những cũng đồng thời thực hiện xử lý và cung cấp các thông tin kế toán quản trị một cách đơn giản mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể.

+ Các thông tin về kế toán quản trị chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm do nhiều bộ phận tại doanh nghiệp phối hợp thực hiện nên thông tin được cung cấp chậm, kém hiệu quả trong công tác quản lý.

Ví dụ: Tại Công ty, việc tính lương và phân bổ hạch toán tiền lương do hai bộ phận khác nhau trong Công ty đảm nhiệm. Tiền lương do phòng Tổ chức- hành chính lập, phòng Kế toán dựa vào đó để tính toán phân bổ cũng như thanh toán tiền lương cho CBCNV. Cách thực hiện như trên gây khó khăn cho kế toán trong việc phân loại các chi phí để đưa vào các khoản mục chi phí thích hợp, vì vậy gây lãng phí thời gian và sức lực.

Ngoài ra, công tác xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm trong kỳ không có sự phối hợp giữa Phòng Đảm bảo chất lượng, Phòng Kế hoạch với Phòng Tài chính – Kế toán (định mức vật tư được lập chỉ căn cứ vào lượng NVL tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm mà thiếu đi thông tin về đơn giá một đơn vị NVL tiêu hao); do đó, làm giảm hiệu quả của công tác kiểm soát chi phí cũng như đánh giá việc thực hiện các chính sách về chi phí, giá thành tại Công ty.

+ Việc thu nhận và xử lý thông tin thực hiện về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm còn tồn tại một vài hạn chế sau:

✓ Công ty chưa thực hiện nhận diện và phân loại chi phí sản xuất theo biến phí và định phí, do đó chưa tính được giá thành sản xuất theo biến phí của từng sản phẩm và không áp dụng được mô hình chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Hạn chế này dẫn đến việc thiếu nguồn thông tin thích hợp quan trọng phục vụ cho các nhà quản trị Công ty trong việc ra các quyết định sản xuất kinh doanh.

✓ Việc hạch toán chi phí SXC của Công ty hiện tại ảnh hưởng đến công tác xác định giá thành sản phẩm trong kỳ. Do trên thực tế, có xảy ra trường hợp máy móc, dây chuyền công nghệ tại các PX hoạt động dưới công suất thiết kế

nhưng Công ty không bóc tách ra khoản định phí SXC được phân bổ hay không được phân bổ vào giá thành sản phẩm mà toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh đều được tính hết vào giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành làm giảm tính chính xác của chỉ tiêu giá thành và chưa phù hợp với chế độ hiện hành (cụ thể là VAS 02 – Hàng tồn kho).

✓ Công ty thực hiện tính giá thành sản phẩm theo giá thành sản xuất toàn bộ, trong khi thực hiện sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng. Do vậy, chỉ sử dụng tính giá thành theo phương pháp này không đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị Công ty khi phải đứng trước các quyết định mang tính chiến lược.

+ Việc thu nhận và xử lý thông tin tương lai về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm còn một vài hạn chế:

✓ Thực hiện xây dựng định mức chi phí sản xuất chưa đầy đủ. Ví dụ: định mức vật tư chưa thể hiện được về mặt giá trị như đã trình bày ở trên, gây khó khăn cho công tác lập dự toán; chi phí NCTT chưa lập được định mức phần tiền lương về thời gian.

✓ Chưa xây dựng được định mức giá thành sản phẩm, qua đó, nhà quản trị thiếu căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật được đề ra trong quá trình sản xuất.

✓ Việc lập dự toán chi phí sản xuất cũng gặp phải nhiều khó khăn do bản thân định mức chi phí được xây dựng chưa đầy đủ. Một vài khoản chi phí Công ty lập dự toán căn cứ chủ yếu vào các thông tin quá khứ có thể gây chênh lệch nhiều so với thực tế, làm giảm ý nghĩa kinh tế của việc lập dự toán.

- Về công tác phân tích và sử dụng thông tin kế toán quản trị về chi phí sản xuất

Do ngay từ khâu tổ chức thực hiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất đã tồn tại nhiều hạn chế nên việc phân tích, sử dụng thông tin kế toán quản trị cũng như lập các báo cáo quản trị tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình cũng chưa được chú trọng thực hiện.

+ Thông tin về chênh lệch giữa chi phí thực tế so với chi phí dự toán hay định mức chưa được phản ánh hoặc phản ánh chưa kịp thời gây hạn chế cho công tác điều hành Công ty.

+ Công ty không tiến hành phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí, qua đó không đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động đó.

Như vậy, nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng các giải pháp nhằm tăng khả năng kiểm soát chi phí sản xuất của Công ty.

+ Việc lập các báo cáo sản xuất tại từng PX còn chưa được hoàn thiện, chưa thể hiện được chi tiết các nguồn chi phí đầu vào và phân bổ chi phí đầu ra. Hạn chế này gây khó khăn cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng.

+ Công ty không tiến hành lập Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dạng lãi trên biến phí do không nhận diện chi phí theo biến phí và định phí, như vậy sẽ cản trở việc thực hiện phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận gây khó khăn trong việc đưa ra các quyết định lựa chọn phương án sản xuất của nhà quản trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 80 - 84)