Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 37 - 42)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

3.1.1.1. Các thông tin cơ bản về công ty

- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình - Tên tiếng Anh: Thaibiphar Joint Stock Company

- Trụ sở chính: 64 đường Hai Bà Trưng, Tp. Thái Bình - Giấy phép kinh doanh: 1000286456 - ngày cấp: 24/04/2002

3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình (tên giao dịch THAIBIPHAR) tiền thân là xí nghiệp liên hợp Dược Thái Bình, được liên hợp từ năm 1983 từ ba đơn vị: Xí nghiệp Dược phẩm, Quốc doanh Dược phẩm, trạm Dược liệu.

Năm 2002 chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần với các chức năng: sản xuất thuốc AV2 thực phẩm chức năng, phát triển dược liệu, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc.

Qua hơn hai chục năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã xây dựng được các Trung tâm kinh doanh thuốc khang trang hiện đại tại thành phố Thái Bình và các huyện thị. Cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc điều trị tới các cơ sở khám chữa bệnh và bán lẻ phục vụ nhân dân. Ngoài ra Công ty còn có văn phòng đại diện các đầu mối bán buôn và chăm sóc khách hàng ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

Công ty hiện có cả sản phẩm Đông dược và Tân dược, sản xuất 56 mặt hàng thuốc và Dược thực phẩm được Bộ y tế cấp giấy phép lưu hành toàn quốc. Các mặt hàng của Công ty đều được kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt trước khi ra thị trường.

Hiện nay Công ty đã xây dựng và khánh thành nhà máy sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP – WHO, kho sản xuất đạt tiêu chuẩn GSP – WHO.

3.1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính

-Thua mua, gieo trồng, chế biến dược liệu

-Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư y tế -Pha chế thuốc theo đơn

-Tư vấn sản xuất dược phẩm, thuốc đông y

-Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc Về lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm, Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình có số lượng sản phẩm tăng trưởng ở mức khá, trung bình có 5 sản phẩm mới mỗi năm; được cấp phép lưu hành hàng trăm sản phẩm ở nhiều nhóm dược phẩm, cả đông y và tây y.

- Sản xuất, mua bán thuốc phòng và chữa bệnh cho người. - Sản xuất, mua bán hoá chất, thiết bị, dụng cụ y tế.

- Sản xuất, mua bán vắc xin, sinh phẩm, mỹ phẩm. - Sửa chữa lắp đặt chuyển giao công nghệ, thiết bị y tế.

3.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty

Công ty tổ chức theo kiểu cơ cấu trực tuyến. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu có trách nhiệm điều hành các hoạt động của công ty. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc. Dưới giám đốc và phó giám đốc là các phòng ban chuyên môn và phân xưởng sản xuất. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Nguồn: Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình Chủ tịch HDQT kiêm tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng Kế hoạch kinh doanh PhòngT ài chính kế toán Phòng Nghiên cứu phát triển Phòng Đảm bảo chất lượng Phòng Kiểm tra chất lượng Phòng Tổ chức hành chính PX sản xuất Phòng Cơ điện xây dựng cơ bản

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban được thể hiện như sau:

- Chủ tịch hội đồng quản trị:

+ Quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư của công ty.

+ Có quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ công ty.

+ Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty.

+ Bổ nhiệm, giám sát hoạt động và mức lương của giám đốc và phó giám đốc, trưởng phó phòng các bộ phận.

+ Phải bồi thường vật chất về những thiệt hại do quyết định sai pháp luật, điều lệ công ty, nghị quyết hội đồng cổ đông.

- Giám đốc: Do HĐQT lựa chọn, là người đại diện trước pháp luật của công ty. Là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật và điều lệ công ty, nghị quyết đại hội cổ đông, HĐQT.

+ Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chức năng quyền hạn của mình. Ký các văn bản, hợp đông kinh tế, chứng từ hợp phám và điều lệ của công ty.

+ Lựa chọn, đề nghị HĐQT bầu, bãi nhiễm phó giám đốc, kế toán trưởng. + Ra quyết định, bổ nhiệm, bãi nhiệm các trưởng phòng, trưởng các bộ phận theo quyết định của HĐQT

+ Ký kết thoả ước lao động, hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động, xếp lương, nâng lương, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật.

+ Chịu trách nhiệm trước HĐQT về những sai phạm gây tổn thất cho công ty.

- Phó giám đốc: là người giúp việc đắc lực cho giám đốc trong việc điều hành và quản lý công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền. Phó giám đốc nhận mọi báo cáo từ các phòng ban cùng bàn bạc với giám đốc về những quyết định quan trọng.

- Chức năng các phòng ban

+ Phòng tổ chức hành chính: phòng này thức hiện chức năng trên lĩnh vực hành chính và công tác tổ chức cán bộ. Phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Phụ trách công tác tổ chức bộ máy các phòng ban trong công ty, theo dõi, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ của Nhà nước đối với người lao động. Hơn nữa phòng này

còn tham gia phụ trách tiếp nhận, luân chuyển, quản lý văn thư với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp đối tác, các địa phương cũng như trong nội bộ công ty. Tổ chức bảo vệ cơ quan, duy trì nội vụ an ninh trật tự, vệ sinh trong cơ quan, hướng dẫn kiêm tra cơ chế làm việc Công ty.

+ Phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm hạch toán kế toán toàn bộ

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên toàn bộ hệ thống hoá đơn chứng tù do các phong liên quan nộp lại. Xây dựng quy chế tài chính của công ty, tham mưu cho ban giám đốc xây dựng các kế hoach tài chính, các chiến lược kinh doanh.

Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng, có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Kế toán trưởng do giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởngm kỷ luật trên cơ sở phê duyện của Tổng công ty.

+ Phòng kinh doanh: có trách nhiệm phải tiếp nhận thông tin khách hàng, tìm kiếm và khai thác tất cả các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để ban giám đốc có thông tin chính xác, kịp thời cho nhưng quyết định trong quản lý kinh doanh.

+ Phòng nghiên cứu và phát triển: căn cứ vào thông tin phản hồi từ bộ

phận thị trường, căn cứ vào năng lực sản xuất và các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo công ty, hàng năm lê kế hoạch các sản phẩm mới và lộ trình thực hiện, trình lãnh đạo duyệt, lấy đó làm căn cứ để triển khai thực hiện. Tổ chức phổ biến kiến thức về sản phẩm mới cho nhân viên phong KHKD. Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc lựa chọn công nghệ, thiết bị sản xuất, xây dựng nhà xưởng phục vục ho đầu tư, xây dựng mới.

+ Phòng kiểm tra chất lượng: Chuyên trách về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật, kiêm tra chất lượng nguyên vật liệu ban đầu, nguyên liệu bao gói, bán thành phẩm, thành phẩm các sản phẩm của công ty theo quy chế của Nhà nước và Bộ y tế đã quy định.

+ Phòng đảm bảo chất lượng: Phụ trách giám sát và quản lý chất lượng toàn bộ quá trình sản xuất dược phẩm công ty. Viết, sửa đổi, quản lý, in, sao chép, phân phối phê duyệt hay huỷ bỏ các hồ sơ tài liệu của công ty. Phu trách dựa trên quy phạm GMP, tiến hành giám sát đôn đốc, kiểm tra quá trình sản xuất. Tiến hành phân tích, điều tra, đề xuất ý kiến sử lý các sự cố trong quá trình sản

xuất. Phụ trách giám sát và đôn đốc thực hiện tốt quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, WHO và các quy chế đã được ban hành.

+ Phòng cơ điện xây dựng cơ bản: Tiếp nhận, lắp đặt, quản lý thiết bị

máy, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực. Duy trì liên tục, ổn định của thiết bị sản xuất và thiết bị phụ trợ, các thiết bị khác trong công ty. Tham gia công tác thiết kế xây dựng cơ bản góp phần hoàn thiện môi trường sản xuất kinh doanh của công ty. Đảm bảo công tác an toàn lao động và phòng cháy nổ, tham gia các hoạt động phát triển của công ty.

+ Phân xưởng sản xuất: Là nơi tuyệt đối sạch sẽ, đủ tiêu chuẩn GMP,

WHO để sản xuất các mặt hàng của công ty. Sau khi có lệnh đã được ký duyệt của các phòng ban đưa xuống, phòng quản đốc có nhiệm vụ xem xét kiểm tra sau đó tiến hành sản xuất mặt hàng mà lệnh đã đưa ra. Đây là nơi chỉ có ai có nhiệm vụ mới ra vào vì thuốc là mặt hàng tuyệt đối sạch sẽ và vì nó có liên quan đến tính mạng con người.

3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Qua một số chỉ tiêu kinh tế 3 năm qua của Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình (bảng 3.1) cho thấy công ty đã rất cố gắng trong sản xuất kinh doanh. Với sự biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến tình hình nền kinh tế Việt Nam, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình nói riêng, Bảng 3.1. thể hiện một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính của Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình những năm vừa qua:

Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2016-2018

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Doanh thu thuần 1.384.902 1.388.227 1.401.024 2 LN từ HĐKD 175.844 202.930 201.011 3 Tổng LN kế toán trước thuế 175.881 203.596 201.026 4 LN sau thuế 141.492 164.391 163.005 Nguồn: Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình (2016-2018) Nhờ các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả như vận chuyển hàng hóa trên một tuyến đường, tiết giảm chi phí cho nhân viên đồng thời tăng năng suất lao động..., lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình vẫn giữ ở mức 163 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,84% so với năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình (Trang 37 - 42)