Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần
4.2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Công ty
- Lập kế hoạch quản trị chi phí và dự toán chi phí
Để đánh giá tổng quát về tình hình lập kế hoạch quản trị chi phí và dự toán chi phí trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình, tác giả đã tiến hành phỏng vấn điều tra các thành viên của hội đồng quản trị, ban giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, các bộ phận liên quan và các công nhân viên hiện đang làm việc tại công ty. Tổng số phiếu phát ra là 50 thu về được 50 phiếu. Tổng hợp ý kiến đánh giá được thể hiện qua bảng số liệu 4.24.
Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến đánh giá công tác lập kế hoạch, dự toán chi phí
TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Định mức các loại chi phí 50 100
Phù hợp 42 84
Chưa phù hợp 8 16
2 Số lượng thành viên tham gia công tác lập dự toán 50 100
Phù hợp 44 88
Chưa phù hợp 6 12
3 Tính kịp thời trong công tác lập dự toán 50 100
Kịp thời 35 70
Chưa kịp thời (chậm) 15 30
4 Các căn cứ để tính chi phí trong dự toán 50 100
Phù hợp 38 76
Chưa phù hợp 12 24
5 Các chi phí trong dự toán đầy đủ phù hợp 50 100
Phù hợp 21 42
Chưa phù hợp 29 58
6 Chất lượng của dự toán 50 100
Tốt 29 53
Chưa tốt 21 47
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo số liệu điều tra cho thấy 84% số ý kiến đánh giá cho rằng các định mức của các chi phí hiện nay là phù hợp so với yêu cầu thực tế tình hình kinh doanh sản xuất tại công ty tuy nhiên vẫn còn 16% cho là chưa phù hợp.
Số lượng thành viên tham gia vào công tác lập dự toán theo đánh giá chung tại thời điểm hiện tại là tương đối phù hợp. Việc lập dự toán cũng được hoàn thiện theo đúng thời gian quy định kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý 88%. Căn cứ lập dự toán chưa được đánh giá cao về mức độ phù hợp 76%. Nên công ty cần theo sát thực tế hơn để lập dự toán sát với thực tế hơn.
Qua bảng số liệu trên thấy tính phù hợp 42% của các khoản chi phí ở dự toán so với thực tế chưa cao, chưa sát với thực tế chi phí phát sinh tại công ty.
Trong dự toán chi phí, chất lượng dự toán được đầy đủ các khoản chi phí không cao, theo kết quả điều tra là 53% cho rằng công tác này là tốt, ngoài ra còn 47% ý kiến đánh giá chưa tốt, do dự toán chi phí chưa đầy đủ các khoản mục phí
phát sinh thực tế.
- Tổ chức thực hiện chi phí
Tổ chức thực hiện chi phí phải dựa trên những căn cứ và quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của công ty và dự toán đã được duyệt của năm đó. Các bộ phận được chuyển cho dự toán của bộ phận mình để dựa vào đó thực hiện sao cho tiết kiệm chi phí theo sát tình hình thực tế và dự toán. Qua tổng hợp phiếu điều tra cho bảng kết quả đánh giá về tình hình tổ chức thực hiện chi phí như sau:
Bảng 4.25. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chi phí
TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1
Tính đầy đủ trong các ghi chép về chi phí phát sinh 50 100
Phù hợp 50 100
Chưa phù hợp 0 0.0
2
Tính kịp thời trong các ghi chép về chi phí phát sinh 50 100
Kịp thời 37 74
Chưa kịp thời 13 26
3
Tình hình thực hiện các chi phí trong dự toán 50 100
Phù hợp 34 68
Chưa phù hợp 16 32
4
Đánh giá chung về thực hiện chi phí 50 100
Phù hợp 38 76
Chưa phù hợp 12 24
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo số liệu bảng 4.25 cho thấy 100% số ý kiến được điều tra đều cho rằng việc thực hiện ghi chép các chi phí phát sinh được thực hiện đầy đủ theo các quy định về chế độ kế toán hiện hành. Các khoản chi phí phát sinh được tổng hợp theo từng khoản mục chi tiết, sau đó phân bổ tự động vào các tài khoản chi phí theo tỷ trọng của từng loại chi phí này trong tổng chi phí phát sinh tại mỗi đơn vị trực thuộc mang lại tính chính xác cao.
Tính kịp thời trong ghi chép chi phí được đánh giá tương đối 74% kịp thời còn lại chưa kịp thời. Tình hình thực hiện các chi phí thực tế so với dự toán chưa phù hợp cao chiếm 68%, còn lại là thực hiện chi phí thực tế phát sinh khác với dự toán.
Việc thực hiện theo các căn cứ trong quản trị chi phí như dự toán được phê duyệt, kế hoạch kinh doanh của công ty, đã được công ty thực hiện tương đối tốt qua đó đã làm giảm đáng kể một chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Hệ thống tài khoản kế toán được mở chi tiết, cụ thể, rõ ràng và có hướng dẫn áp dụng. Điều này giúp các nhân viên kế toán tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng tài khoản và hạch toán kế toán, tăng cường tính hiệu quả trong công việc kiểm tra của các nhân viên kế toán cũng như kế toán trưởng.
Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện quản trị chi phí tại công ty cũng có một số tồn tại, hạn chế như: Nội dung phân tích còn đơn giản, các khoản mục chi phí chưa được phân tích đầy đủ nên thông tin thu thập được chưa đáp ứng đượcnhu cầu quản lý một cách có hiệu quả.Việc phân tích chi phí tại đơn vị chỉ dừng lại ở việc so sánh giữa thực hiện với kế hoạch chỉ nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị mà chưa phục vụ cho mục đích ra quyết định. Công ty chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát tất cả các công việc nên quá trình còn nhiều điểm yếu.
- Kiểm soát chi phí
Công tác kiểm soát chi phí cũng đã được chú trọng tại Công ty. Cách thiết lập một hệ thống chi phí từ trên xuống phân quyền quản trị cho các trung tâm liên quan đã khiến cho hệ thống trở nên chặt chẽ. Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát chi phí tại công ty được thể hiện qua bảng 4.26.
Bảng 4.26. Tổng hợp ý kiến đánh giá về kiểm soát chi phí
TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1
Các quy định về thực hiện kiểm soát chi phí 50 100
Phù hợp 32 64
Chưa phù hợp 18 26
2
Các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí đã được phát hiện 50 100
Kịp thời 35 70
Chưa kịp thời 15 30
3
Hiệu quả của bộ phận kiểm soát chi phí 50 100
Tốt 33 66
Chưa tốt 17 34
4
Bộ phận kiểm soát chi phí có phù hợp không 50 100
Phù hợp 36 72
Chưa phù hợp 14 28
5
Đánh giá chung về quản trị chi phí sản xuất tại công ty
đã phù hợp chưa 50 100
Phù hợp 30 60
Chưa phù hợp 20 40
Qua bảng 4.26 cho thấy các quy định về kiểm soát chi phí được đánh giá là phù hợp chiếm 64%, còn lại là chưa phù hợp. Các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí tại các xưởng đã được phát hiện tương đối đầy đủ và kịp thời 70% các chi phí phát sinh tại thời điểm nào thì được ghi nhận vào thời điểm đó và cho bộ phận phát sinh. Hiệu quả của bộ phận kiểm soát chi phí đánh giá không cao chỉ có 66% do kiểm soát chi phí chỉ mang tính chất so sánh dự toán với thực hiện. Đánh giá chung về quản trị chi phí sản xuất tại công ty phù hợp là 60% còn lại là chưa đạt yêu cầu nhằm phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty đã rà soát lại việc thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành để phổ biến đến bộ phận thực hiện, công bố công khai cho người lao động để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí, các trưởng bộ phận xem xét rõ nguyên nhân, trách nhiệm để báo cáo lãnh đạo và xử lý theo quy định, nếu có nguyên nhân chủ quan thì phải bồi thường thiệt hại.
Định kỳ, cuối mỗi quý phòng Kế hoạch, Kinh doanh, Kế toán, …. xem xét, so sánh chi phí sản xuất của đơn vị nhằm phát hiện những khâu yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí. Tuy nhiên, việc phân tích không sâu sắc, chỉ mang tính chất so sánh với kế hoạch, với định mức, tìm nguyên nhân,... Nói chung đơn vị đã tiến hành phân tích thông tin nhưng ở mức độ thấp, chưa mang lại hiệu quả cao.
Theo đánh giá từ cán bộ được điều tra cho thấy việc kiểm soát chi phí tại công ty chưa thực sự phát hiện đầy đủ các nguyên nhân làm tăng, giảm chi phí của công ty.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THÁI BÌNH