Thứ nhất, Nhà nƣớc cần ban hành các chính sách, nhất là chính sách tín dụng cụ thể nhƣ vốn, lãi suất, điều kiện vay vốn..., mềm dẻo, phù hợp thực tiễn tạo điều kiện cho DNNVV phát triển bền vững.
Từ thực trạng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNNVV nhƣ các phân tích ở trên, Nhà nƣớc cần xây dựng, hoàn thiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển DNNVV, tạo điều kiện cho các DN có khả năng đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.
Nhà nƣớc cần sớm điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, hạn chế tối đa nhập những mặt hàng trong nƣớc đã sản xuất đƣợc. Có cơ chế khuyến khích DNNVV nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại nhƣ tạo điều kiện vay vốn, chính sách thuế... Nhà nƣớc cần cụ thể hoá chủ trƣơng phát triển DNNVV bằng các chính sách, các văn bản hƣớng dẫn, hỗ trợ cụ thể, đồng bộ, kịp thời về tài chính, NH, thuế, lao động…
Thứ hai, Nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh. Tình trạng quản lý quá chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc khi thành lập các DN nhƣng lại buông lỏng khi đi vào hoạt động đã tạo nhiều kẽ hở dẫn tới các vi phạm pháp luật. Để giải quyết tính trạng này, Nhà nƣớc cần có những chính sách phù hợp để vừa có tính chất hỗ trợ, vừa quản lý DNNVV hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành.
Thứ ba, Nhà nƣớc cần nghiên cứu để đƣa ra chế độ kế toán phù hợp đối với thực tế DNNVV và phù hợp với Luật kế toán hiện hành. Tổng cục Thuế nên áp dụng hình thức phạt nặng bằng tiền đối với các DN khai báo không trung thực báo cáo tài chính, có biểu hiện buôn bán hoá đơn, trốn thuế,… đồng thời quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức kiểm toán tƣ nhân ra đời và phát triển.
Thứ tư, Nhà nƣớc cần rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý đầy đủ cho hoạt động NH.
Triển khai tốt thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, đƣa các thông tin giao dịch lên mạng để các NH có thể truy cập dễ dàng và đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho dân.
Các cấp, các ngành cần nhanh chóng hoàn thiện nhanh quy hoạch đô thị, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các cá nhân, các tổ chức để tạo điều kiện cho việc thế chấp NH. Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở diễn ra rất chậm, thủ tục nhiều tốn kém và gây nhiều phiền hà cho ngƣời dân,… Do vậy, để đẩy nhanh quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, Nhà nƣớc cần có những biện pháp khắc phục, tháo gỡ, phù hợp về thủ tục hành chính, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, quy hoạch đô thị.
Thứ năm, đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện, phối hợp giúp đỡ NH trong việc thẩm định cho vay, hoàn thiện thủ tục vay vốn, xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả đƣợc nợ NH.
Chính quyền phƣờng, xã và công chứng nhà nƣớc phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những xác nhận, chứng thực của mình.
Các cơ quan chức năng nhƣ Toà án, Viện kiểm soát, Công an, Cơ quan thi hành án, Thanh tra nhà nƣớc... cần phối hợp, hỗ trợ ngành NH trong việc thu hồi nợ nhất là đối với những khách hàng chây ì, lừa đảo.
Thứ sáu, Nhà nƣớc cần đẩy nhanh việc sắp xếp, cổ phần hoá các DNNVV để đẩy nhanh sự phát triển của TTCK. Đối với các DN chƣa đủ điều kiện niêm yết trên TTCK tập trung, Nhà nƣớc có thể thành lập TTCK phi tập trung. Nếu Nhà nƣớc chủ động xây dựng và có cơ chế quản lý phù hợp sẽ tạo điều kiện cho DNNVV thêm kênh huy động mới.