NHNN cần phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. Hiện nay NHNN đã có một trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên các thông tin trung tâm cập nhật chƣa đa dạng và chƣa đầy đủ, hiện còn rất nhiều thông tin về DN chƣa khai thác đƣợc từ trung tâm này hoặc số liệu khai thác đƣợc không cập nhật. Để hạn chế rủi ro đối với các NHTM trong hoạt động cho vay thì một trong các yêu cầu quan trọng là thông tin phải kịp thời và chính xác. Vì vậy trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN cần phải thu thập đầy đủ thông tin từ nền kinh tế và cung cấp những thông tin cần thiết cho hệ
thống NH nhằm mục đích giúp các NH có quyết định đúng đắn trong hoạt động tiền tệ tín dụng. Thông qua những thông tin cần thiết đƣợc cung cấp vể khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, khả năng hoàn vốn vay của các DN các NHTM sẽ lƣờng đƣợc những rủi ro có thể gặp phải trong việc cấp tín dụng đối với DN, nhất là đối với các DNNVV.
Để lành mạnh hoá hoạt động cho vay NH, chuẩn bị cho quá trình hội nhập quốc tế của ngành NH, NHNN đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 “Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH” và quyết định số 18/2012/QĐ-NHNN ngày 25/04/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 493. Quyết định này đƣợc xây dựng trên những chuẩn mức và thông lệ quốc tế chung nhất, có tham khảo tình hình thực tế Việt Nam, nhƣng vẫn có một vài quy định gây khó khăn cho hoạt động cho vay của NH: nhƣ việc quy định thời gian thử thách đối với các khoản nợ đƣợc chuyển từ nhóm nợ cao xuống nhóm nợ thấp hơn (đối với trung dài hạn là 06 tháng, đối với ngắn hạn là 03 tháng); các khoản nợ quá 10 ngày đƣợc chuyển ngay sang nợ nhóm 2 hoặc các khoản cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên...Những quy định này quá khắt khe, sẽ gây nhiều phiền hà cho TCTD đối với việc xử lý chuyển nhóm lên hay xuống các khoản vay của một khách hàng và với chính khách hàng bởi vì còn liên quan đến quy định tại khoản 2 của Điều này, và trực tiếp ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của TCTD do quy định về trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho các nhóm nợ. Nên chăng, NHNN giao quyền tự chủ hơn cho TCTD trong việc xem xét và đánh giá lại các khoản nợ còn lại của khách hàng để có sự phân nhóm phù hợp.
NHNN thƣờng xuyên và kịp thời ban hành cơ chế, quy chế của ngành NH đúng với quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn để hỗ trợ các NHTM trong việc tuân thủ pháp luật để nâng cao hiệu quả cho vay. Để hoạt động cho vay NH đƣợc an toàn, các NHTM đang rất cần đến sự hỗ trợ của NHNN trong việc hƣớng dẫn các quy định của pháp luật.
Nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động cho vay, nhất là đối với tín dụng đối với DNNVV. Muốn nhƣ vậy, trƣớc tiên hệ thống thông tin về tình hình DNNVV phải đƣợc các NHNN tỉnh, thành phố nắm chính xác và cập nhật. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa trình độ đội ngũ thanh tra của NHNN. Hoạt động cho vay của NH đối với DNNVV ngày một
mở rộng và phát triển, các sản phẩm tín dụng ngày một đa dạng do đó chất lƣợng của cán bộ thanh tra cũng cần đƣợc nâng cao hơn. Việc thanh tra giám sát chặt chẽ, chính xác công tác tín dụng sẽ giúp các NHTM ngăn chặn đƣợc các rủi ro cả từ nội bộ NH và từ phía khách hàng trong hoạt động cho vay.