mại ở Việt Nam
ở Việt Nam đang tìm kiếm các mô hình mới, các mô hình xếp hạng liên tục có thể áp dụng qua các chu kỳ kinh tế. Thêm vào đó là xây dựng một hệ thống đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp hỗ trợ các tổ chức tín dụng xây dựng các chính sách tín dụng thúc đẩy và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng và đề xuất những thay đổi phù hợp cho những phƣơng pháp đang đƣợc áp dụng.
Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN là quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam để quản lý hoạt động cho vay ngân hàng. Thông tƣ yêu cầu, cùng với các quy định khác, các ngân hàng phải xây dựng một phƣơng pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi đơn vị xin vay vốn, phƣơng pháp phải đƣợc hội đồng quản trị chấp thuận, đƣợc tích hợp với các hệ thống ngân hàng và thông báo cách tiếp cận lên Ngân hàng nhà nƣớc. Đây là bƣớc tiến đúng hƣớng để có đƣợc hoạt động quản lý cho vay đáng tin cậy.
* Ngân hàng Agribank
- Đổi mới đƣợc cách thức quản lý - quản trị kinh doanh - điều hành theo định hƣớng hƣớng tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế của toàn hệ thống. Chuyển đổi cơ cấu khách hàng, cơ cấu huy động vốn - tín dụng - dịch vụ.
- Tiếp tục tăng trƣởng và phát triển bền vững, lấy an toàn, chất lƣợng và thúc đẩy làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động. Tăng trƣởng và nâng cao chất lƣợng huy động vốn, tạo nền vốn ổn định với cơ cấu hợp lý để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trên địa bàn. Mở rộng quy mô tín dụng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, kiểm soát đƣợc rủi ro.
- Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu. Trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, quản lý tài sản nợ - tài sản có hữu hiệu để đạt hiệu quả kinh doanh cao.
- Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa những sai sót trong nghiệp vụ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định và vi phạm pháp luật.
- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo hƣớng nâng cao cả về chất lƣợng và số lƣợng. Nâng cao vai trò gƣơng mẫu của đội ngũ lãnh đạo, bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và tƣ tƣởng đạo đức cho từng cán bộ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong việc đóng góp cho sự phát triển chung. [Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát Triển Và Hội Nhập số 12 – tháng 09-10/2013]
* Ngân hàng Sacombank (Sài gòn Thƣơng Tín)
- Mở rộng tín dụng theo hƣớng tập trung vào các DNNVV có hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đầu tƣ cho các DNNVV có dự án trung, dài hạn mang tính khả thi, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ đặc thù kinh tế của thành phố.
- Nắm bắt kịp thời diễn biến của nền kinh tế, từng ngành nghề từ đó mở rộng và phát triển tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng gắn với hiệu quả hoạt động của các ngành nghề trên địa bàn. Thực hiện đầu tƣ theo dự án hoặc phối hợp đầu tƣ với các ngành kinh tế, đồng tài trợ với các NHTM khác.
- Thƣờng xuyên xác định đúng vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ và tiến hành trên tất cả các mặt hoạt động, giúp cho việc chấn chỉnh kịp thời những sai sót, khuyết điểm, nâng cao ý thức chấp hành chế độ, quy trình nghiệp vụ.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng bằng các biện pháp coi trọng công tác thẩm định trƣớc khi cho vay và hoàn tất công tác kiểm tra sau khi cho vay. Thƣờng xuyên tiến hành phân loại DNNVV để sàng lọc khách hàng cũng nhƣ tăng cƣờng tín dụng đối với khách hàng cụ thể. [Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Phát Triển Và Hội Nhập số 12 – tháng 09-10/2013]