Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 68 - 71)

4.2.1.1. Mục tiêu và chiến lược cho vay đối với DNNVV của Ngân hàng

Hiện nay, theo chính sách tín dụng của ACB - Chi nhánh Hà Nội chỉ quy định rất chung chung về các quy định liên quan đến cấp tín dụng đối với DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà chƣa hề đề cập đến cấp tín dụng theo

ngành nghề có sự so sánh với quy hoạch phát triển của các ngành, các vùng theo định hƣớng chung của Nhà nƣớc.

Trong quy trình cho vay có quy định rất rõ ràng về công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi giải ngân. Kiểm tra trƣớc khi cho vay chính là công tác thẩm định khoản vay để đƣa ra quyết định khoản vay có đƣợc NH chấp thuận cho vay hay không. Kiểm tra trong, sau khi cho vay là việc giám sát giải ngân vốn vay và định kỳ kiểm tra khách hàng sau khi giải ngân. Cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay và các điều kiện khác của khách hàng (tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng tài sản đảm bảo…). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công đoạn trong qui trình cho vay chƣa đƣợc quan tâm chặt chẽ, nhƣ phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, thẩm định dự án, đánh giá giá trị tài sản bảo đảm trƣớc khi cho vay thiếu những căn cứ khoa học, dựa vào kinh nghiệm chủ quan của cán bộ tín dụng là chủ yếu dẫn tới chất lƣợng thẩm định thấp. Hiện tại ACB - Chi nhánh Hà Nội chƣa có phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, những cuộc kiểm tra đƣợc thực hiện bởi cán bộ kiểm soát nội bộ của ACB đóng tại ACB - Chi nhánh Hà Nội. Do đó hầu nhƣ công tác tín dụng đều đƣợc giao phó cho bộ phận tín dụng tự kiểm soát. Chính điều này là thiếu sự khách quan và là nguy cơ dẫn đến những rủi ro về qui trình tín dụng.

Về công tác kiểm tra của cán bộ tín dụng chƣa chặt chẽ, đôi khi còn mang tính hình thức, không thƣờng xuyên nên khó có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trƣờng hợp sử dụng vốn sai mục đích cũng nhƣ đƣa ra quyết định thu nợ trƣớc hạn. Kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm giúp cho ACB - Chi nhánh Hà Nội thấy đƣợc giá trị hiện tại của tài sản đó có thể đƣa ra những cách thức xử lý cho phù hợp khi giá trị tài sản thay đổi. Việc lƣu giữ hồ sơ trong cho vay còn có tình trạng thiếu: hợp đồng kinh tế, hóa đơn bổ sung, biên bản kiểm tra xử lý nợ vay... Khi khách hàng không trả đƣợc nợ NH gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật khởi kiện có thể sẽ gặp khó khăn. Do đó, xử lý dƣ nợ tín dụng theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi cùng các chi phí phát sinh sẽ không đƣợc thực hiện, tất yếu dẫn đến hiệu quả cho vay thấp.

Công tác thu hồi nợ quá hạn và xử lý các khoản nợ xấu của khách hàng vẫn chỉ do cán bộ tín dụng phụ trách mà chƣa có một bộ phận độc lập giải quyết, vì vậy việc hiệu quả của việc thu hồi nợ quá hạn chƣa cao. Việc xử lý các khoản nợ vay có vấn đề cần một quy trình làm việc thƣờng xuyên, chặt chẽ, liên tục trong khi một cán bộ tín dụng vừa tiến hành cho vay nhiều khách hàng, giám sát

khoản vay, thu nợ thì không thể có đủ thời gian và công sức để tập trung vào việc xử lý nợ vay. Giao nhiều đầu việc cho một cán bộ phụ trách có ƣu điểm là mỗi cán bộ sẽ biết làm đƣợc nhiều công việc nhƣng có một nhƣợc điểm là mỗi công việc cán bộ tín dụng làm sẽ không đƣợc chuyên sâu đúng mức cần thiết.

4.2.1.2. Khả năng nguồn vốn cho vay

Nguồn thông tin mà NH cần thu thập đối với mỗi khoản vay bao gồm thông tin từ phía khách hàng và những thông tin mà NH thu thập đƣợc. Thông tin từ khách hàng mang tính chủ quan nên cán bộ tín dụng trƣớc nhu cầu ngày một cao nhằm giảm RRTD tới mức thấp nhất, NHNN đã thành lập trung tâm thông tin tín dụng để cung cấp thông tin về khách hàng vay vốn tại các NH. Những thông tin trên bao gồm thông tin về tình hình dƣ nợ hiện tại tại NH, lịch sử quan hệ tín dụng, tình trạng nợ, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm và mới đây nhất là dịch vụ đánh giá tín nhiệm DN. Tuy nhiên, những thông tin trên chƣa đủ và chƣa hoàn toàn chính xác để có thể đƣa ra quyết định trong quá trình duyệt món vay. Thông tin mà trung tâm thông tin tín dụng đƣa ra đôi khi chƣa cập nhật đầy đủ đến thời điểm hỏi tin dẫn đến thông tin không chính xác. Mặt khác, đó chủ yếu là những thông tin mang tính chất tĩnh, chƣa có sự đánh giá mang tính chất động về mọi hoạt động của DN. Các nguồn thông tin khác nhƣ Internet, từ đối thủ cạnh tranh, từ đối tác…cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không hoàn toàn tin cậy. Trong khi đó, ACB - Chi nhánh Hà Nội đến nay vẫn chƣa có bộ phận chuyên trách về vấn đề này.

4.2.1.3. Nhân lực

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại trong kinh doanh của các tổ chức đó là con ngƣời. Chất lƣợng của yếu tố này thể hiện ở lực lƣợng lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm sáng tạo, xử lý công việc nhanh nhạy và trung thực. Cán bộ tín dụng tại ACB - Chi nhánh Hà Nội có 100% trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ nhân viên trẻ thƣờng có ƣu điểm là tiếp thu nhanh nhạy cái mới, năng động, nhiệt tình trong công việc, tuy nhiên lại mắc một nhƣợc điểm lớn là chƣa có kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Vì mỗi một khoản vay đều do một cán bộ tín dụng phụ trách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng nên có nhiều vấn đề có thể nảy sinh mà cán bộ tín dụng không thể lƣờng trƣớc để xử lý tốt đƣợc. Những lỗi phát sinh của cán bộ tín dụng thƣờng là việc đánh giá không chính xác khách hàng, công tác thẩm định sơ sài, qua loa

dẫn đến sai lầm khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, khi phát sinh khoản nợ có vấn đề thì đôi khi chính cán bộ tín dụng cũng không tìm ra đƣợc hƣớng giải quyết nhanh và hiệu quả nhất. Điều này một phần do trình độ, nhƣng chủ yếu vẫn là do thiếu kinh nghiệm.

4.2.1.4. Hoạt dộng marketing truyền thông quảng bá

Mặc dù, thời gian vừa qua ACB - Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng quảng bá thƣơng hiệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣng việc quảng bá trên chƣa mang lại hiệu quả cao. Thƣờng đối với các DN, phòng Marketing là không thể thiếu nhằm tăng doanh số bán hàng và quảng bá thƣơng hiệu. Đối với các NH, sự ra đời của bộ phận này có phần chậm hơn, nhƣng tất yếu phải có nhất là khi tính cạnh tranh trong lĩnh vực NH ngày càng quyết liệt. Chức năng của phòng Marketing là nghiên cứu thị trƣờng bao gồm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đánh giá dịch vụ NH, từ đó đƣa ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhiều đối tƣợng khách hàng, xây dựng thƣơng hiệu NH phát triển. Nhƣng trên thực tế cho đến nay ACB - Chi nhánh Hà Nội vẫn chƣa có phòng Marketing và phát triển khách hàng. Điều này tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của NH nói chung, thu hút khách hàng tín dụng tiềm năng nói riêng, nhất là trong thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Vì vậy, việc quảng bá thƣơng hiệu và các sản phẩm dịch vụ của ACB - Chi nhánh Hà Nội còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 68 - 71)