Các yếu tố từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 71 - 80)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thúc đẩy cho vay đối với DNNVV tại ngân

4.2.2. Các yếu tố từ bên ngoài

4.2.2.1. Chính sách của Nhà nước

Nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển nên nhu cầu về vốn để phát triển nền kinh tế là rất lớn, các DN đặc biệt là DNNVV rất cần vốn để phát triển, tham gia vào phƣơng án sản xuất kinh doanh cũng nhƣ các dự án đầu tƣ. Nhƣng hầu hết các DNNVV đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của DN cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Tuy nhiên, vốn tài trợ cho các dự án phần lớn là vốn vay NH.

Môi trƣờng pháp lý về thế chấp, cầm cố tài sản chƣa đƣợc hoàn thiện nhƣ: Quy định chỉ có loại tài sản đăng ký quyền sở hữu mới đƣợc đem cầm cố thế chấp, trong khi Nhà nƣớc chƣa có luật sở hữu, chƣa có cơ quan nào cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quản lý quá trình dịch chuyển sở hữu tài sản

nên tất cả các tài sản của DNVVN đều không có giấy chuyển nhƣợng quyền sở hữu. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thu chi giám sát hay giải quyết tranh chấp phát mại tài sản thế chấp có nhiều điểm chƣa phù hợp, đặc biệt là thủ tục phát mại tại Toà án rất chậm chạp, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc giải quyết nợ tồn đọng của ACB Hà Nội

Tuy Nhà nƣớc đã có chính sách phát triển DNVVN nhƣng việc triển khai cho các tỉnh thành trong cả nƣớc chƣa đồng bộ, chƣa đúng mức và Hà Nội không phải ngoại lệ.

Môi truờng kinh tế xã hội Hà Nội ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: bão, lũ, dịch bệnh… xảy ra liên tục trong những năm gần đây.

4.2.2.2. Chính sách, hệ thống văn bản phát luật của NHNN Việt Nam

Trong xu hƣớng giảm lãi suất nói chung, NHNN đã qui định một số mức lãi suất đƣợc coi là cơ bản của NHTM (lãi suất tiền gửi dƣới 12 tháng, và lãi suất cho vay một số ngành nghề). Các mức lãi suất khác NHNN cho phép ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Đó là tín hiệu cho thấy NHNN sẽ chuyển nhanh sang điều hành lãi suất theo cơ chế thị trƣờng để đảm bảo mức lãi suất đa dạng, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Đ xem xét mức lãi suất hợp lý, chúng ta phải xem xét tới 3 loại lợi ích: lợi ích của ngƣời gửi tiền, lợi ích của ngƣời vay và lợi ích của ngân hàng. Hiện nay, theo các mức lãi suất NHNN qui định, ngƣời gửi tiền tiết kiệm VND (từ 1 tháng trở lên đến dƣới 12 tháng) đƣợc 5%, ngân hàng đƣợc 2% - 3% và doanh nghiệp vay phải trả 9% (cho các đối tƣợng theo quy định).

Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN, quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng Đồng Việt Nam;

Thông tƣ số 11/2011/TT-NHNN, Quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

Quyết định số 2619/QĐ-NHNN, Quyết định về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Quyết định số 1011/QĐ-NHNN, Mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Thông tƣ số 27/2009/TT-NHNN, Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng năm 2010 để thực hiện đầu tƣ phát triển sản xuất - kinh doanh

Thông tƣ số 24/2009/TT-NHNN, Quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ đầu tƣ phát triển địa phƣơng để thực hiện dự án đầu tƣ mới để phát triển sản xuất - kinh doanh.

Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật của Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung và NH Á Châu CN Hà Nội nói riêng chƣa cập nhật, chƣa kịp thời chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với những thay đổi cụ thể của tình hình phát triển kinh tế từng thời kỳ, gây ra không những sự lạc hậu lỗi thời của các cơ chế chính sách mà còn dẫn tới sự chồng chéo của các cơ chế chính sách này trong quá trình thực hiện ở ngân hàng nói chung và trong công tác huy động vốn nói riêng...gây cho quá trình hệ thống văn bản chính sách của Ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng Á Châu khó khăn, đặc biệt ngân hàng còn chịu chi phối của chính sách pháp luật nhƣ luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp,..làm cho công tác huy động vốn hạn chế đối với NH Á Châu CN Hà Nội.

Bảng 4.16. Tổng hợp các chính sách liên quan đến quản lí hoạt động cho vay

Tên văn bản Nội dung liên quan quản lí hoạt động cho vay

Khả năng tiếp cận văn bản của DAB

chi nhánh TB

Khó khăn trong thực hiện văn bản của DAB

chi nhánh TB

Thông tƣ số 01, Ngày 23/1/2009, NHNN

Hƣớng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Ngân hàng đã tiếp cận và thực hiện theo thông tƣ

Chỉ áp dụng cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống

Nghị định số

163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ

Giao dịch bảo đảm có quy định ƣu tiên thanh toán cho ngân hàng nhận tài sản bảo đảm theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ngân hàng đã tiếp cận

Ngân hàng và khách hàng khó khăn trong việc ký kết hợp đồng cầm cố một lần có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Với Thông tƣ 22/2011/TT-NHNN đƣợc NHNN

Quy đinh về cho vay đầu tƣ vào bất động sản Ngân hàng đã tiếp cận Thị trƣờng bất động sản vẫn không khởi sắc, các NHTM vẫn rất dè dặt cho vay lĩnh vực bất động sản. Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND

ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnhThái Bình, giai đoạn đến năm 2020.

Ngân hàng đã tiếp cận

Đây là một trong những điều kiện cần và rất quan trọng để ngân hàng có thể phát triển hoạt động cho vay, vì hoạt động của ngân hàng luôn tuân thủ theo chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc. Ngày 23/1/2009, NHNN có Thông tƣ số 01, hƣớng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Văn bản này chính thức tạo điều kiện để tín dụng tiêu dùng tìm hƣớng trở lại. Với văn bản trên, các khoản cho vay đƣợc thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, đƣợc xác định giới hạn tín dụng liên quan… nhƣng chỉ áp dụng cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng chứ không phải áp dụng cho vay đối với mọi nhu cầu hợp pháp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng chƣa mạnh dạn mở rộng CVTD trong thời gian qua. Thực tế, CVTD của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay đối với một số khách hàng có tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm (hay còn gọi là sổ tiết kiệm). Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì việc cầm cố thẻ tiết kiệm không bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Cho nên, khi đàm phán và ký kết hợp đồng bảo đảm loại tài sản này, ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc không công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm cơ hội cho khách hàng. Lợi dụng sự thông thoáng này cùng với sự thiếu chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng và sự phối hợp chƣa chặt chẽ giữa các ngân hàng (trong trƣờng hợp thẻ tiết kiệm đƣợc phát hành ở ngân hàng này nhƣng đƣợc chủ thẻ mang đến cầm cố ở ngân hàng khác mà không có sự xác nhận của ngân hàng phát hành), một số khách hàng đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi để làm thẻ tiết kiệm giả và mang đến cầm cố để vay vốn ngân hàng. Vào thời điểm nhận cầm cố thẻ tiết kiệm, do không có nghiệp vụ chuyên môn và chỉ xem xét, kiểm tra hình thức, bề ngoài của thẻ tiết kiệm bằng mắt thƣờng, nên cán bộ ngân hàng không biết và không thể biết đƣợc thẻ tiết kiệm giả. Chỉ đến khi có tranh chấp phát sinh hoặc chủ sở hữu thẻ tiết kiệm (KH vay) bị cơ quan tiến hành tố tụng bắt, khởi tố, cơ quan giám định vào cuộc, ngân hàng mới biết đƣợc thẻ tiết kiệm cầm cố là thẻ giả. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm là bên nhận bảo đảm ngay tình và đƣợc pháp luật bảo vệ. Nhƣng Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm có quy định ƣu tiên thanh toán cho ngân hàng nhận tài sản

bảo đảm theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, nếu ngân hàng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm trƣớc không đăng ký giao dịch bảo đảm và nhận cầm cố phải thẻ tiết kiệm giả, thì ngân hàng này không đƣợc ƣu tiên thu nợ từ việc xử lý tài sản cầm cố để thanh toán cho các ngân hàng cùng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm đó. Ngoài ra, khi làm thủ tục công chứng hợp đồng cầm cố thẻ tiết kiệm, cơ quan công chứng thƣờng yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải ghi rõ nghĩa vụ đƣợc bảo đảm (khoản tiền vay) trong hợp đồng. Mỗi lần vay vốn có bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm, ngân hàng và khách hàng phải lập hợp đồng cầm cố thẻ tiết kiệm. Vì vậy, ngân hàng và khách hàng khó khăn trong việc ký kết hợp đồng cầm cố một lần có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm mà theo đó, thẻ tiết kiệm cầm cố đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ ở cả hiện tại và tƣơng lai (khoản tiền vay đã đƣợc xác định tại thời điểm ký hợp đồng và khoản tiền vay sẽ đƣợc xác định trong tƣơng lai). Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN quy định nâng hệ số rủi ro của các khoản vay chứng khoán và bất động sản lên 250% thay vì trƣớc đây là 100%. Đại diện nhiều ngân hàng cho rằng, quy định này sẽ ảnh hƣởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng, trong khi hệ số CAR đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định không giảm dƣới 9%. Việc vay tiền mua nhà của khách hàng sẽ khó hơn do chi phí vốn tăng lên nên các ngân hàng buộc phải điều chỉnh lãi suất lên. Với Thông tƣ 22/2011/TT-NHNN đƣợc NHNN ban hành (thay thế Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN và Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN) hủy bỏ quy định chỉ đƣợc sử dụng 80% vốn huy động về để cho vay, đã phần nào gỡ nút thắt cho các ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay ra. Đặc biệt sau khi NHNN có văn bản số 8844/NHNN-CSTT mở lối cho 4 nhóm nhu cầu vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản “thoát” khỏi rổ phi sản xuất tính tỷ trọng theo giới hạn, đó là các khoản vay phục vụ tiêu dùng nhƣ sửa chữa nhà cửa, mua nhà ở có nguồn trả nợ là tiền lƣơng, tiền công; vốn vay để hoàn thiện các dự án phát triển nhà ở đƣợc bàn giao hoặc đƣa vào sử dụng trƣớc ngày 1/1/2014; cho vay các dự án xây nhà để bán, nhà cho thuê; xây dựng nhà ở dành cho ngƣời thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Các NHTM lần lƣợt mở lại chƣơng trình cho vay mua bất động sản. Và bằng chứng là thị trƣờng bất động sản đã bắt đầu nhúc nhích. Tuy nhiên, thị trƣờng bất động sản vẫn không khởi sắc, các NHTM vẫn rất dè dặt cho vay lĩnh vực bất động sản.

4.2.2.3. Khách hàng

Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các ngân hàng khác cũng đều có thể vừa là ngƣời mua các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa là ngƣời bán sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng. Những ngƣời bán sản phẩm thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận đƣợc một lãi suất cao hơn; trong khi đó, những ngƣời mua sản phẩm (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Nhƣ vậy, ngân hàng sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân đƣợc KH cũng nhƣ có đƣợc nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể. Điều này đặt ra cho ngân hàng nhiều khó khăn trong định hƣớng cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động trong tƣơng lai.

Qua khảo sát, Kết quả điều tra cho thấy trong 300 KH đƣợc hỏi có 196 KH hiện đang có vay tiêu dùng, và khi hỏi về các nhân tố quan trọng khi quyết định vay tiêu dùng tại một ngân hàng nào đó, với các sự lựa chọn nhƣ sau:

Kết quả thu thập đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.17. Nhân tố quan trọng khi quyết định vay của KH

Nhân tố Số lƣợng (KH) Tỷ lệ (%)

Uy tín của ngân hàng 32 16

Lãi suất vay 40 20

Chƣơng trình khuyến mãi của ngân hàng 27 14

Đã vay nhiều lần ở ngân hàng này 28 14

Phong cách phục vụ của nhân viên 26 13

Cơ sở vật chất 13 7

Thủ tục vay 28 14

Nguyên nhân khác 2 1

Tổng SLKH đang vay tiêu dùng 196 100

- 20% KH đƣợc phỏng vấn đã cho rằng lãi suất vay là nhân tố quan trọng nhất để quyết định có nên vay tại ngân hàng đó hay không, con số thể hiện rõ về tính chất của khách hàng của hoạt đông cho vay, rất dễ bị dụ lôi kéo, bằng mức lãi suất. Điều này cũng hợp lý và dễ giải thích, tất cả các KH đi vay đều mong muốn mức lãi suất cho vay là thấp nhất có thể, phù hợp với khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay của họ dù là sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng thì tất cả các khách hàng đều mong muốn chi phí bỏ ra thấp để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khảo sát cho thấy trong năm 2016, có đến 55% ngƣời vay chịu mức lãi suất trong khoảng 9-11%, chỉ có 11% ngƣời đƣợc vay với lãi suất dƣới 9%, trong khi có đến 14% phải vay với lãi suất từ 11-13% và 20% phải vay với lãi suất trên 13%. - Nếu lãi suất là vấn đề đƣợc quan tâm nhiều nhất thì yếu tố uy tín của ngân hàng đƣợc khách hàng chú trọng không kém, kết quả thống kê cho thấy có 16% KH cho rằng quyết định vay hay không sẽ phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng định vay. Đây đƣợc xem là một yếu tố tâm lý, hầu hết KH sẽ chọn các ngân hàng hoạt động lâu năm, quen thuộc với nhiều ngƣời nhƣ Vietinbank, Ngân hàng Đông Á , BIDV… để giao dịch. Hầu hết đây là các ngân hàng lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả, cơ sở vật chất vững vàng, công khai, minh bạch. Họ đặt niềm tin vào ngân hàng vì thế khi vay thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn. Đƣợc chú ý ít hơn một chút là các chƣơng trình khuyến mại, theo thống kê thì có 14% KH cho rằng các chƣơng trình khuyến mại của ngân hàng đã tác động tới quyết định vay của mình, cũng dễ hiểu bởi khuyên mại là hình thức thúc đẩy cho vay, nó đánh vào yếu tố tâm lý của khách hàng, cùng với tỷ lệ 14% còn có các yếu tố nhƣ: mình đã từng giao dịch nhiều lần trƣớc đây và thủ tục vay, đây là hai nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 71 - 80)