Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị marketing tại VNPT bắc ninh (Trang 44 - 47)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị kinhdoanh cho doanh nghiệp

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm đầu tiên rút ra cho VNPT Bắc Ninh trong đổi mới chiến lược kinh doanh là không thể đơn thuần chỉ dựa vào học hỏi mà phải có sự sáng tạo. Một chiến lược kinh doanh - xác định lĩnh vực, địa bàn, cách thức kinh doanh dù có tốt đến đâu mà thiếu đi các nguồn lực tài chính, con người, khơng phù hợp về văn hóa thì cũng sẽ rất khó triển khai. Đồng thời, chiến lược kinh doanh cũng liên quan tới tầm nhìn và mục đích của doanh nghiệp - bởi chiến lược về bản chất là việc hoạch định hướng đi nhắm đến mục tiêu đã đặt ra. Về tầm nhìn, mục tiêu mỗi doanh nghiệp lại có sự khác biệt – có doanh nghiệp coi mục tiêu trọng tâm là tăng doanh thu, giành thị phần trên thị trường; có doanh nghiệp lại lựa chọn tăng lợi nhuận,… bởi vậy chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác biệt. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi

nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phí vượt trội. Ngược lại, nếu lựa chọn mục tiêu tăng trưởng thị phần, doanh nghiệp phải đa dạng hóa dịng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.

Tuy nhiên qua đây có thể thấy, đổi mới chiến lược kinh doanh phải theo định hướng, tầm nhìn, mục tiêu đặt ra, nhưng trong trường hợp cần thiết, có thể phải xem xét điều chỉnh lại tầm nhìn, mục tiêu cho phùhợp. Cần lưu ý rằng “Bất kỳ sự thay đổi chiến lược kinh doanh nào cũng phải được xây dựng dựa trên việc xác định và hiểu biết đúng đắn về nhu cầu của khách hàng.”. Có thể VNPT Bắc Ninh phải đổi mới chiến lược kinh doanh để có hình thái tổ chức cũng như phương thức kinh doanh mới mẻ, thích ứng với thời đại mới. Nhưng trong bối cảnh đầy biến động như hiện nay, cần chú ý đến năng lực cốt lõi và các giá trị nền tảng cơ bản bất biến của doanh nghiệp.

Cụ thể:

+ Công nghệ hiện đại

Viễn thông là một ngành kỹ thuật cao, sự phát triển của các DN viễn thông luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ viễn thông, thời gian qua, các công nghệ liên quan đến ngành viễn thông thay đổi rất nhanh. Hiện nay, sự hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin đang đưa các DN viễn thông vào một cuộc cách mạng công nghệ mới, mạng lưới viễn thông đang dần dịch chuyển sang sử dụng mạng IP, việc phát triển dịch vụ mới được thực hiện rất nhanh chóng và linh động.

+ Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong khai thác viễn thông

-Các lĩnh vực có thể cho cạnh tranh hồn tồn: dịch vụ giá trị gia tăng, internet -Lĩnh vực cho cạnh tranh hạn chế: dịch vụ di động, nhắn tin ngắn.

-Lĩnh vực cần giữ độc quyền: điện thoại cố định (nội hạt, liên tỉnh, quốc tế, truyền số liệu).

-Để phát triển mạng lưới, tránh tình trạng cạnh tranh tràn lan như hiện nay sẽ gây phát triển mạng lưới mất cân đối, đồng thời phải giảm giá cước nhiều nên sẽ huy động được ít nguồn lực để phát triển.

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông

Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thơng chính là nền tảng để các DN viễn thơng phát triển bền vững, có thể dùng các biện pháp sau:

-Lập các liên doanh với nước ngoài để chuyển các dây chuyền cơng nghệ từ nước ngồi vào sản xuất tại Việt Nam. Tại các liên doanh này, cử các chuyên gia giỏi đứng ra làmviệc với đối tác để có thể học hỏi kinh nghiệm.

-Hạn chế, tiến tới cấm nhập khẩu thiết bị, tổng đài thành phẩm trực tiếp từ nước ngồi, các cơng ty viễn thơng nước ngồi nếu muốn bán thiết bị thì phải lập các liên doanh để sản xuất tại Việt Nam.

Cuối cùng, một vấn đề nữa cần phải xem xét - đó là những điều kiện để đổi mới chiến lược kinh doanh thành công. Theo nghiên cứu của Boz, Allen và Hamilton, những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công của đổi mới chiến lược là: phải thích ứng với nhu cầu thị trường cũng như năng lực riêng của từng doanh nghiệp, đồng thời có tính ưu việt về kỹ thuật, và sự cam kết, ủng hộ của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thường thất bại hoặc khó thành cơng nếu khơng có chiến lược kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có đề ra chiến lược kinh doanh nhưng không làm theo hoặc chiến lược kinh doanh sơ sài, không nghiên cứu kỹ lưỡng cũng có thể xem như khơng có chiến lược kinh doanh. Điều đó, đồng nghĩa với việc, trong những năm qua, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khơng có chiến lược kinh doanh. Và, đó chính là nguyên do dẫn tới thất bại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị marketing tại VNPT bắc ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)