3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu đã được công bố trên các báo cáo của huyện, các tài liệu về quản lý tài chính, các văn bản, quyết định của các bộ ngành về quản lý tài chính. Nguồn gốc của các số liệu thứ cấp được thu thập như sau:
- Các văn bản, Nghị định, Quyết định, Thông tư của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo,... có liên quan đến sử dụng quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục. Các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục được công bố trên sách báo, tạp chí, internet…
- Các thông tin để giúp cho nghiên cứu có cơ sở để đánh giá công tác quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục trung học cơ sở tại huyện Yên Phong
- Cục thống kê tỉnh, Phòng thống kê huyện Yên Phong, UBND huyện Yên Phong. Các thông tin thu thập bao gồm: tình hình dân số, lao động, việc làm, tình hình sử dụng đất đai, phát triển kinh tế tại huyện Yên Phong.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp sẽ được thu thập bằng điều tra mẫu các đối tượng nghiên cứu như cán bộ quản lý tài chính chung tại các trường trung học cơ sở
(hiệu trưởng, phó hiệu trường); cán bộ phụ trách tài chính tại các trường trung học cơ sở (kế toán); cán bộ giáo viên tại các trường trung học cơ sở và các bậc phụ huynh có học sinh theo học tại các trường trung học cơ sở; cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Phong phụ trách quản lý tài chính của các trường trung học cơ sở.
Đối với các đối tượng như cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng các trường THCS thì chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu để lấy ý kiến về các hoạt động quản lý tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các trường trung học cơ sở cũng như các bất cập đang tồn tại trong hoạt động quản lý tài chính tại đây.
Bảng 3.3. Số lượng mẫu phiếu điều tra
TT Đối tượng phỏng vấn Số lượng
1 Cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng tài chính, kho bạc Nhà nước 03
2 Hiệu trưởng/phó hiệu trưởng các trường THCS 15
3 Cán bộ kế toán, thủ quỹ 30
4 Cán bộ giáo viên tại các trường THCS 43
5 Phụ huynh học sinh 97
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2016)
Đối với cán bộ tài chính (kế toán, thủ quỹ) của các trường THCS thì chúng tôi sẽ tiến hành thiết lập bảng hỏi có sẵn và các nội dung mở để phỏng vấn định lượng và phỏng vấn sâu các nội dung liên quan đến quản lý tài chính như các nội dung thu, chi trong quản lý tài chính; đánh giá về hoạt động quản lý tài chính và những vấn đề đang nổi cộm trong thu, chi và quản lý tài chính; bên cạnh đó còn thu thập các thông tin liên quan đến kiểm tra giám sát trong các hoạt động tài chính của tất cả các trường trung học cơ sở tại huyện Yên Phong.
Đối với cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh chúng tôi sẽ tiến hành thiết lập bảng hỏi có sẵn để phỏng vấn và thu thập các thông tin liên quan đến các hoạt động thu, chi các nội dung thu chi có hợp lý, phù hợp và các vấn đề bất cập trong quản lý thu, chi của các trường trung học cơ sở.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS. Từ đó tính các chỉ tiêu bình quân như tốc độ phát triển, thu nhập bình quân, các
mức đóng góp bình quân, hoạt động thu chi, sử dụng các số tương đối, tuyệt đối,… phân tổ đối tượng phỏng vấn,…để phục vụ cho việc đánh giá, phân tích nhằm làm rõ đề tài nghiên cứu.
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào các số liệu thu thập được về các khoản thu, đóng góp, mức giao khoán, lập kế hoạch,... tài chính để mô tả các hoạt động quản lý tài chính, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ đánh giá của cán bộ, phụ huynh học sinh về công tác quản lý tài chính. Từ đó đánh giá được thực trạng các hoạt động thu, chi, lập kế hoạch, sử dụng kinh phí, kiểm tra giám sát,... tại các trường trung học cơ sở tại huyện Yên Phong.
3.3.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm so sánh đánh giá về các hoạt động quản lý tài chính giữa các trường trung học cơ sở, giữa các đối tượng tham gia phỏng vấn, giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch,....
3.3.3.3. Phương pháp sử dụng thang đo Likert
Thang đo Likert, được Reniss Likert phát triển, đây là loại thang đo được sử dụng nhiều trong nhiều cứu. Thang đo này bao gồm một phát biểu thể hiện một thái độ ưa thích hay không ưa thích, tốt hay xấu, đồng ý hay không đồng ý,... về một số nhận xét, về các hoạt động quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở.
Người trả lời phỏng vấn (cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh) được hỏi để trả lời đồng ý hay không đồng ý với từng câu phát biểu. Mỗi trả lời được cho 1 điểm số phản ánh mức độ ưa thích, và các điểm số có thể tổng hợp được để đo lường thái độ chung của người tham dự. Thang đo Likert có thể chia thành 3, 5, 7 hoặc 9 điểm. Trong luận văn này tác giả sử dụng thang đo Likert ở mức độ 5 điểm để đánh giá các phát biểu của các đối tượng được phỏng vấn đến các vấn đề trong hoạt động quản lý tài chính.
3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về quản lý nguồn thu
+ Nguồn thu ngân sách nhà nước cấp bao gồm: Nguồn thu đầu tư phát triển; nguồn thu chi cho con người; nguồn thu cho đào tạo; nguồn thu khác
+ Nguồn thu tự bổ sung bao gồm: nguồn thu từ học phí, lệ phí; nguồn thu từ hoạt động liên kết đào tạo; nguồn thu dịch vụ; nguồn thu khác.
- Chỉ tiêu về quản lý chi tiêu + Kinh phí chi đầu tư phát triển
+ Kinh phí chi thường xuyên bao gồm: chi cho con người (chi lương và các khoản có tính chất lương; chi học bổng; chi khen thưởng, hỗ trợ, thu nhập tăng thêm); chi mua sắm thiết bị, vật tự kỹ thuật; chi sửa chữa tài sản cố định; chi khác.
+ Kinh phí chi chương trình mục tiêu.
- Chỉ tiêu về mức độ đảm bảo chi thường xuyên
- Chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của công tác quản lý tài chính + Mức độ đảm bảo nhu cầu chi: So sánh tổng thu với nhu cầu chi đầu năm
+ So sánh việc lập dự toán thu với thực tế
+ Phân tích tỷ lệ chi cho con người so với định hướng của Nhà nước. + Mức độ tự chủ kinh phí chi thường xuyên
- Tỷ lệ các trường trung học cơ sở vi phạm các quy định quản lý tài chính (thu, chi tài chính)
- Tỷ lệ các trường dự đoán chính xác và hoàn thành các kế hoạch dự toán tài chính
- Tỷ lệ các trường trung học cơ sở nộp báo cáo tài chính chậm - Tỷ lệ các trường trung học cơ sở vi phạm báo cáo tài chính
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG
4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các trường Trung học cơ sở tại huyện Yên Phong huyện Yên Phong
Trên địa bàn huyện Yên Phong hiện có 15 trường Trung học cơ sở ở 14 xã và thị trấn. Đối với các trường trung học cơ sở tại huyện Yên Phong là loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và được thay thế bằng Nghị định số 16/2015/NĐ – CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 “quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Thực hiện đúng theo Nghị định 16 của Chính phủ thì UBND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đầy đủ và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập khối tỉnh, trong đó có 15 trường trung học cơ sở tại huyện Yên Phong hoạt động theo cơ chế tự chủ, tực chịu trách nhiệm theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Các trường này phải thực hiện cơ chế quản lý theo Thông tư liên tịch số 44/2000/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BLĐTB & XH ngày 23/5/2000 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Dù thực hiện cơ chế quản lý tài chính như đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhưng cơ bản chịu sự quan lý toàn diện của Sở chủ quản, các đơn vị này vẫn là đơn vị dự toán trực thuộc Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Bắc Ninh, được Sở Giáo dục & đào tạo giao dự toán thu chi ngân sách hằng năm, mức thu học phí thu theo quy định của UBND tỉnh Bắc Ninh, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thu nhập của dân cư trên địa bàn. Trên địa bàn huyện Yên Phong, các trường trung học cơ sở tuân theo quy trình quản lý tài chính do UBND huyện quản lý. UBND huyện giao cho cho Phòng tài chính của huyện quản lý về mặt tài chính chung tất cả các lĩnh vực trong toàn huyện trong có cả các trường trung học cơ sở. Bên cạnh đó, các trường trung học cơ sở chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện quản lý chung về mặt chuyên môn và quản lý về mặt tài chính.
Đầu năm Phòng tài chính huyện Yên Phong căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ sự nghiệp được giao, các đơn vị xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách cả năm trên cơ sở những chủ trương, chỉ đạo và hướng dẫn của các bộ, UBND tỉnh và Sở Tài chính gửi cơ quan chủ quản. Đến cấp huyện, UBND huyện giao cho Phòng tài chính dựa trên chỉ tiêu ngân sách hàng năm để báo các cơ quan trực thuộc để lập dự toán tài chính. Sau đó, cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán thu chi của các đơn vị trực thuộc để làm căn cứ bảo vệ và thảo luận dự toán Ngân sách năm với cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư. Sau đó, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ dự toán ngân sách các cấp, đảm bảo giao dự toán thu, chi ngân sách năm đến từng đơn vị sử dụng ngân sách trước ngày 31/12 của năm trước.
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong
Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Phong (2015)
Phòng Giáo dục huyện Yên Phong là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong, là cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ tham mưu giúp
UBND tỉnh Bắc Ninh Bộ Giáo dục và Đào tạo Sở Tài chính tinh Bắc Ninh Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh UBND huyện Yên Phong Phòng Tài chính
huyện Yên Phong
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Phong
Các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong
Hiệu trưởng quản lý bằng quy chế chi tiêu nội bộ
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục tại địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật. Hệ thống các cơ quan quản lý tài chính của các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong được thể hiện qua sơ đồ 4.1.
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc nhà nước và Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Phong là 3 đơn vi đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều hành quản lý tài chính cấp trên đối với các trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn huyện. Trong đó Phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện đóng vai trò quản lý chung và trực tiếp theo ngành dọc về chuyên môn và một phần tài chính (như kiểm tra và giám sát các nguồn thu của các trường theo đúng pháp luật hiện hành); Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện giúp tham mưu cho UBND và HĐND huyện về công tác lập kế hoạch, dự toán thu và chi, đặc biệt là các khoản chi từ ngân sách cho các trường trung học cơ sở; cùng với đó là phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát vực thực hiện và hoạt động tài chính của các trường trung học cơ sở; Kho bạc nhà nước là nơi các trường trung học cơ sở phải lập tài khoản để thực hiện và giao dịch tài chính và để chi tiêu tài chính từ nguồn ngân sách; cùng với đó Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ quản lý các nhiệm vụ chi của các trường trung học cơ sở.
Hiện nay, thực hiện theo cơ chế mới thì việc phân cấp quản lí tài chính là chuyển quyền ra quyết định tài chính cho các trường trung học cơ sở. Trong trường học, để có thể ra các quyết định tài chính một cách đúng đắn, nhà trường cần có quyền trong việc phân bổ và sử dụng kinh phí, tuyển dụng nhân sự và tự chủ trong việc thực hiện chương trình. Đây cũng chính là cách thức tốt nhất để thực hiện phân cấp quản lí tài chính giáo dục và quản lí dựa vào nhà trường. Do vậy hiện nay các cơ quan cấp trên như Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ chính là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính của các trường được thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước. Còn việc sử dụng nguồn tài chính trong các trường sẽ đo Hiệu trưởng quyết định và quản lý bằng các quy định như quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
4.1.2. Chủ thể quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở
Trong các trường trung học cơ sở, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả các công việc trong toàn trường, cùng với đó là người chịu trách nhiệm về định hướng phát triển của trường,
quyết định các vấn đề thu chi tài chính như thu tiền học thêm, quỹ phụ huynh, tiền gửi xe,... và chi các khoản như đầu tư phát triển, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học,... Hiệu trưởng là người phụ trách chung mọi hoạt động và chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường về việc chấp hành quyết toán thu chi ngân sách hàng năm. Cùng với đó, hiệu trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp với lãnh đạo Phòng giáo dục, Phòng tài chính huyện, UBND huyện về các khoản thu chi tài chính trong nhà trường.
Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở là chủ thể quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở có nhiệm vụ quản lý các nguồn thu và nhiệm vụ chi theo đúng quy định các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức thực hiện dự toán, thu chi ngân sách nhà nước, tổ chức thực hiện dự toán thu chi nguồn ngoài ngân sách theo đúng quy định. Quản lý việc thực hiện chi tiêu các khoản trong nhà trường và chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của nhà nước, báo cáo thực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo chế độ quy định. Hiệu trưởng