Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính của các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên

4.3.4. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính của các trường

trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong

Phân định nguồn thu phải bảo đảm cho các trường trung học cơ sở có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong quản lý tài chính của trường mình. Việc phân

cấp phải phù hợp với mục tiêu phát triển của các trường và của cả huyện. Bảo đảm mức thu thỏa đáng để chi cho các hoạt động của trường nhưng không được vượt quá các quy định của Nhà nước.

Những nguồn lực tài chính được phân cấp phải bảo đảm tính có thể dự đoán được để tạo điều kiện cho các trường trung học cơ sở có thể tính tốn được nguồn thu của trường mình để có thể dự tốn chi, sử dụng các nguồn lực đó cho những hoạt động của trường.

Việc tính tốn phân bổ nguồn ngân sách cho các trường trung học cơ sở cần phải đơn giản, dựa trên các yếu tố khách quan, minh bạch và không chịu ảnh hưởng của cơ chế “xin – cho”.

Xác định rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm chi tiêu của các trường trung học cơ sở trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước. Cùng với đó là tiếp tục hồn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với điều kiện của các trường. Nghiên cứu để xác định mức phân bổ ngân sách một cách khoa học và phù hợp hơn cho mỗi lĩnh vực cụ thể. Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục không nên dựa vào đầu số học sinh của từng trường, mà nên căn cứ vào mục tiêu phát triển cho từng trường, đặc biệt là các nguồn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng học nên ưu tiên cho các trường có điều kiện khó khăn để đầu tư phát triển trước chứ không nên phân bổ đều và dàn trải như hiện nay.

Giao quyền và gắn trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường về việc tự xác định việc chi tiêu trong nhà trường theo đúng quy định của pháp luật. Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các dịch vụ công, nhiệm vụ công việc cần tuân thủ theo nguyên tắc chung nhưng có thể khác nhau giữa các trường cho phù hợp với các trường và do hiệu trưởng quyết định nhưng phải tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ trong trường và quy chế này phải được lấy ý kiến của cán bộ giáo viên trong trường.

Tại các trường trung học cơ sở, đổi mới quản trị là thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ ở cơ sở, đồng thời với việc thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của Luật ngân sách, thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước ban hành; thực hiện cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm giải trình, cơng khai, chịu sự giám sát của các chủ thể nhà trường, của Nhà nước và của xã hội, chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình trước các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp.

Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho các trường trung học cơ sở theo hướng lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3 năm), giúp cho các trường trung học cơ sở chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách phù hợp với trần ngân sách được nhà nước giao, đồng thời có giải pháp huy động thêm các nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên của các trường theo sự chỉ đạo của UBND huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Ninh.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho các trường trung học cơ sở đảm bảo đạt mức chất lượng tối thiểu phù hợp với nhu cầu phát triển chung của huyện, của tỉnh đối với giáo dục trung học cơ sở. Các trường có thể quy định mức chất lượng tối thiểu cao hơn, tuỳ theo điều kiện của từng trường.

Tăng đáng kể tỷ trọng ngân sách dành đào tạo, định hướng phát triển nghề nghiệp cho học sinh tại các trường, đặc biệt là khối học sinh lớp 8 và lớp 9.

UBND huyện khuyến khích sự đóng góp của xã hội cho giáo dục theo khả năng của hộ gia đình, của các nhà hảo tâm. UBND huyện ban hành những quy định để các trường trung học cơ sở được dễ dàng nhận và sử dụng có hiệu quả các khoản tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp tự nguyện, sự đóng góp của phụ huynh học sinh cho giáo dục.

Ngân sách nhà nước hướng tới hỗ trợ các trường trung học cơ sở như: hỗ trợ đào tạo giáo viên có trình độ cao; thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cấp bù học phí cho con em các gia đình chính sách; hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường.

4.3.5. Tăng cường cơng tác thanh tra tài chính và kiểm sốt chi

Cùng với các số liệu được công khai theo biểu mẫu, cần cung cấp cho phụ huynh học sinh và cán bộ giáo viên trong trường các số liệu để so sánh với các năm trước, và có giải trình cụ thể về các khoản chi đối với các nguồn thu xã hội hóa giáo dục thu của học sinh.

Việc phân cấp và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các trường trung học cơ sở địi hỏi phải củng cố tính trách nhiệm và cơng tác kiểm soát nội bộ trong trường học cũng như sự kiểm soát của phụ huynh học sinh về việc chi và sử dụng các nguồn thu tại các trường trung học cơ sở.

Thanh tra, kiểm tra tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cơng tác quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở, điều này đảm bảo các trường sử

dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, sử dụng đúng mục đích, và có hiệu quả. Làm tốt cơng tác thanh kiểm tra tài chính và kiểm sốt chi sẽ góp phần phịng ngừa những sai phạm, thất thốt, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí của các trường.

Thơng qua các biện pháp quản lý thu, chi qua kho bạc hà nước cần hoàn thiện và xây dựng chuẩn các quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo dự toán được duyệt, đảm bảo theo chế độ và tiêu chuẩn, định mức, kiên quyết xử lý các khoản chi khơng đúng chế độ, khơng có trong dự tốn, tiếp tục khẳng định vai trò của kho bạc nhà nước trong việc thực hiện phối hợp thu và kiểm soát chi của các trường trung học cơ sở. Kho bạc nhà nước là đơn vị giám sát trong thực hiện và chấp hành các nghiệp vụ tài chính cảu các trường. Giám sát việc chấp hành các quy định về tài chính, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí của các trường trung học cơ sở.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát cả giám sát của nhà nước và giám sát của cán bộ, phụ huynh học sinh về các hoạt động quản lý thu, chi tài chính trong các trường trung học cơ sở.

Đảm bảo sự tương quan giữa chất lượng đào tạo và nguồn tài chính được sử dụng (ngân sách, học phí và tài trợ của xã hội), đầu tư có hiệu quả để nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Công bố mục tiêu và cam kết chất lượng, kết quả đánh giá chất lượng đào tạo thực tế, công bố nguồn lực đào tạo của cơ sở (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế...) theo quy định của Nhà nước.

Công khai chi tiêu trong nhà trường hàng năm, thực hiện việc đóng thuế cho nhà nước, chấp hành các chế độ, quy định về tài chính, kế tốn, thực hiện kiểm toán theo quy định của Nhà nước.

Gửi báo cáo hoạt động nhà trường, trong đó có phần tài chính, về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định của Nhà nước.

4.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong

Các trường trung học cơ sở cần thiết phải có đủ đội ngũ cán bộ làm cơng tác kế hoạch tài chính được đào tạo cơ bản và được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên đối với các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo từ cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo trở lên; Phịng Tài chính – Kế hoạch của huyện đồng thời phải có đủ đội

Nâng cao năng lực quản lý tài chính phải xây dựng trên nền tảng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn. Hiện tại năng lực của đội ngũ kế toán trong các trường trung học cơ sở còn chưa đều, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chuyên môn, chưa am hiểu về công tác quản lý, chưa cố gắng tự đào tạo mình nên vẫn cịn khá nhiều sai sót trong các nghiệp vụ kế tốn. Vì vậy để khắc phục những hạn chế này ngành giáo dục cần có chính sách bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, các nghiệp vụ về kế toán tại các trường trung học cơ sở như:

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết không sử dụng những cá nhân có phẩm chất đạo đức kém làm cơng tác tài chính, kế tốn.

- Thường xuyên cử cán bộ, nhân viên làm cơng tác tài chính, kế tốn đi đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn ngắn hạn, dài hạn.

- Khuyến khích cán bộ, nhân viên đi học tập, nghiên cứu để phục vụ cho cơng việc bằng hình thức khen thưởng vật chất, cơ chế trả lương theo trình độ, chất lượng cơng việc.

- Cần có các biện pháp về kỷ luật tài chính đối với các cán bộ kế tốn, thủ quỹ như: trọng dụng người lao động có chun mơn tốt; phân cơng lao động đúng với năng lực trình độ của từng người, đúng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, đảm bảo sự kiểm sốt lẫn nhau trong chun mơn; định kỳ phải tổ chức kiểm tra, sát hạch, đánh giá trình độ chun mơn của cán bộ làm công tác tài chính, kế tốn. Nếu khơng đạt u cầu thì phải chuyển sang làm cơng tác khác. Cùng với đó là có biện pháp xử lý và kỷ luật cán bộ quản lý tài chính khi có các sai phạm xảy ra.

Bên cạnh đó, khi có nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân lực làm cơng tác tài chính, kế tốn, các đơn vị cần có chính sách tuyển dụng lao động chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức phải được đặt lên hàng đầu. Cần tổ chức thi tuyển cơng khai, có tiêu chí đánh giá đầy đủ các mặt, minh bạch, khách quan... để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất cho cơng tác tài chính, kế tốn.

4.3.7. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp chính quyền đối với quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong

HĐND, UBND huyện chỉ đạo triển khai, cụ thể hoá kịp thời các chủ trương chính sách chế độ về quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nhất là các chính sách chế độ về học phí, tạo điều kiện cho các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tháo gỡ khó

khăn về nguồn tài chính khi áp dụng và thực hiện đúng chính sách, chế độ về học phí. Việc giao kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm cần gắn với kế hoạch trung hạn và dài hạn của ngành, từ đó tạo điều kiện để các trường trung học cơ sở có sự chủ động trong sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện nhiệm vụ, hoạt động, chế độ chính sách và dự kiến kinh phí theo trần ngân sách được xác định trước để cân đối giữa nhu cầu chi với khả năng nguồn lực tài chính cơng.

Tiếp tục đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đặc biệt là nguồn lực tài chính, tăng cường đầu tư phát triển, đầu tư trọng điểm cho các trường trọng điểm, và ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường thiếu thốn, khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác dạy và học.

Mặc dù đã có chủ trương và chính sách khuyến khích xã hội hố giáo dục, tuy nhiên huyện cần phải có cơ chế cụ thể, hữu hiệu nhằm huy động hơn nữa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo của tỉnh.

Tăng cường quản lý và sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý cấp sở, ngành đối với các trường trung học cơ sở. Đổi mới công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi hợp lý, công bằng giữa các đơn vị. Dự toán ngân sách phải dựa trên cơ sở kết quả “đầu ra” của giáo đào tạo nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Cần phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo giữa cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư để có cơ sở phân bổ, giao kế hoạch tài chính một cách hợp lý, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các trường trung học cơ sở.

Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện trách nhiệm của đơn vị chủ quản (đơn vị dự tốn cấp I) trong cơng tác quản lý tài chính của ngành cũng như đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, kiểm sốt đối với nguồn kinh phí từ hoạt động sự nghiệp của các đơn vị đảm bảo hạch toán và phản ánh đầy đủ các nguồn thu, việc sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được của các đơn vị một cách hợp lý, công khai, dân chủ.

- Thực hiện phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý giáo dục với cơ quan quản lý tài chính các cấp (như Phịng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Phong) trong công tác kiểm tra giám sát q trình thực hiện quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện, đảm bảo sự thống nhất, tuân thủ các quy định chung về chế độ, định mức chi tiêu … của Nhà nước nói chung cũng như các chế độ chính sách đã được quy định theo tính chất đặc thù của ngành.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Sau gần 30 năm đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế đã xây dựng được cơ chế hoạt động phù hợp nên đã có những bước phát triển vượt bậc. Thực tiễn công cuộc đổi mới kinh tế đất nước đã khẳng định tình hình giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Việc phân cấp quản lý nhằm tăng tính tự chủ là địi hỏi khách quan xuất phát từ quy luật của kinh tế thị trường, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trường trung học cơ sở là một yêu cầu cấp thiết. Quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở là việc giao quyền tự quyết định, tự chủ về tài chính cho Hiệu trưởng nhà trường, nhưng phải chịu sự giám sát của cán bộ giáo viên trong trường và các cơ quan quản lý trực tiếp như Phòng Tài chính – Kế hoạch của huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện, Kho bạc nhà nước nơi trường mở tài khoản. Các nội dung công việc trong quản lý tài chính của các trường trung học cơ sở là quản lý nguồn thu từ ngân sách và thu sự nghiệp; cùng với đó là quản lý chi như chi cho con người, chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển, chi thường xuyên,…

Hiện nay đối với các trường trung học cơ sở tại các địa phương thì nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)