Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên
4.3.3. Sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý chi
- Tăng cường kiểm soát chi
Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của các trường trung học cơ sở huyện n Phong. Đây là nội dung chi có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong thời gian tới ngành giáo dục cũng như các trường trung học cơ sở cần phải kiểm tra đối chiếu các định mức, xây dựng hoàn thiện định mức chi cho phù hợp, nhằm tiết kiệm khoản chi. Mặt khác hạn chế những khoản chi phí phát sinh không nằm trong kế hoạch đầu năm, muốn vậy cơng tác lập dự tốn đầu năm cần sát với nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Các đơn vị cần phải có kế hoạch trung và dài hạn về đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo.
Tính chi phí trung bình cho mỗi học sinh, làm cơ sở cho việc định mức đầu tư từ ngân sách và mức đóng góp của người học, xác định cơ chế chi, các khoản mục đầu tư phù hợp đảm bảo yêu cầu pháp lý, cân đối nguồn thu. Phân bổ ngân sách nhà nước cho những mục tiêu ưu tiên được xác định trong chính sách phát triển giáo dục - đào tạo và mục tiêu cụ thể của ngành, kế hoạch sử dụng
nguồn kinh phí qua xác định các mục chi, tính mục chi ưu tiên và các khoản dự phịng. Tăng chi cho cơng tác giảng dạy, học tập. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo.
Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính. Các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường trung học cơ sở nói riêng cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn nhằm thực hiện triệt để cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Hồn thiện hệ thống định mức chi tiêu hợp lý, đúng chính sách, chế độ song có sự năng động, linh hoạt đáp ứng nhu cầu trong công tác quản lý tài chính. Xác định cơ cấu chi, các khoản mục chi phù hợp, đảm bảo cân đối nguồn thu, có thể chuyển đổi từng phần cơ chế phân bổ tài chính từ mơ hình hành chính sang mơ hình cấp phát trọn gói.
Đổi mới hệ thống báo cáo, thống kê tài chính. Việc đổi mới được thực hiện từ hệ thống bảng mẫu đều nội dung báo cáo tài chính, làm cho các con số thống kê, tài chính trở nên dễ hiểu hơn, công khai hơn phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Đặc biệt là hệ thống báo cáo thống kê tài chính mới cần có thêm các thơng tin đặc trưng như định mức giá thành đào tạo một học sinh/năm, định mức ngân sách cấp thực tế cho một học sinh, định mức nguồn kinh phí ngồi ngân sách cho một học sinh, số lượng giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ giáo viên/học sinh...
Các đơn vị trường trung học cơ sở cần trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, tăng chất lượng dạy và học. Muốn vậy, các đơn vị cần đa dạng hoá các nguồn thu đồng thời sử dụng hợp lý nguồn thu đó nhằm tạo cơ sở cho việc tăng trích lập các quỹ.
Hồn thiện chế độ chi tiêu và tăng cường kiểm soát chi đối với trường trung học cơ sở huyện Yên Phong. Việc quản lý các khoản chi nguồn Ngân sách nhà nước phải đảm bảo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn và theo quy định theo Luật Ngân sách nhà nước. Đối với nguồn ngoài Ngân sách nhà nước: Thực hiện quản lý tập trung đối với tất cả các khoản thu liên quan đến hoạt động đào tạo, dịch vụ và các hoạt động khác. Chấm dứt việc phân cấp chi tiêu cho các bộ phận trong ác trường trung học cơ sở theo hình thức “tọa chi”.
- Chính sách chế độ đối với cán bộ, giáo viên
Thống nhất một hệ thống, chế độ thanh toán tiền lương cho cán bộ, giáo viên, không phân biệt nguồn thu. Xây dựng định mức chi hợp lý cho giáo viên và cán bộ quản lý, chấm dứt tình trạng giảm tiền giờ giảng của giáo viên để chi thêm cho công tác quản lý.
Có chính sách chế độ quy định cụ thể đối với cán bộ giảng dạy làm công tác kiêm nhiệm. Quy định về hệ số lương, phụ cấp, tỷ lệ đảm nhận các công việc giảng dạy, quản lý để có thể thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ, tiến tới chuyên nghiệp hố cơng tác quản lý.
Mọi khoản chi liên quan đến nguồn Ngân sách nhà nước và kinh phí có nguồn gốc Ngân sách nhà nước phải được thanh toán và kiểm soát qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Đi đôi với việc thực hiện kiểm sốt chi, phải có cơ chế, định mức chi rõ ràng, cụ thể đối với từng khoản chi, sử dụng tài sản, định mức tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện để có kế hoạch, đơn đốc thực hiện tốt các cơng việc đã được duyệt trong dự tốn, tránh tình trạng để số kinh phí chưa quyết tốn dồn đến cuối năm.
Thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc chi tiêu hội nghị, cơng tác phí, trang thiết bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin, điện thoại, Fax, internet…. tăng cường quản lý nhà nước về trụ sở làm việc đúng mục đích, có hiệu quả. Thực hiện tốt các quyết định, thông tin của Nhà nước, hướng dẫn của các bộ, ngành đã ban hành trong thời gian qua đối với các khoản chi tiêu. Trong đó phải thực hiện theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập. Có thể thấy văn bản này đã tạo hành lang pháp lý trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức trong chi tiêu đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay. Đồng thời nó cũng có tác dụng thức đẩy tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý nhà nước đối với các khoản chi hành chính, để dành kinh phí cho việc chi cho con người chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi mua sắm, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất.