Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 94)

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

4.3.1.1. Định hướng quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thu nhập cá nhân và mức sống không ngừng tăng lên thì nhu cầu về giáo dục chất lượng cao cũng tăng lên vượt bậc. Nhà nước xác định mục tiêu là phổ cập giáo dục tiểu học tiến tới là giáo dục trung học cơ sở. Nên giáo dục trung học cơ sở vẫn được Nhà nước cấp một phần kinh phí để phục vụ nhiệm vụ về giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh việc cấp phát kinh phí ngân sách thì cũng ưu tiên đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để tận dụng các nguồn lực khác, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong có mục đích giống như ở các đơn vị sự nghiệp có thu khác. Đó là, phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động tài chính trong các đơn vị giáo dục, đào tạo công lập khác với các đơn vị sản xuất kinh doanh là không nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trực tiếp mà phục vụ cho mục đích tạo ra các sản phẩm giáo dục có chất lượng và được xã hội chấp nhận. Quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở cần coi trọng cả ba mặt, mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Trong đó, đặc biệt cần đặt chất lượng là mục tiêu hàng đầu, việc mở rộng quy mô phải đảm bảo trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện, rõ nét về chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong là những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Do đó, mục tiêu chung của quản lý tài chính đó là sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn, nhưng đối với hoạt động sự nghiệp từ hai nguồn kinh phí nói trên có những mục tiêu cụ thể khác nhau. Đối với đơn vị giáo dục, đào tạo do Ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thì mục tiêu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở phải đi đôi với việc phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận quản lý trong đơn vị,

tăng quyền chủ động cho các chủ thể tài chính trong việc quyết định các khoản chi tiêu thường xuyên và chế độ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Giảm biên chế hành chính là thực hiện cải cách tinh giản bộ máy hành chính. Điều đó vừa giảm chi lương và các khoản khác cho bộ phận này, đồng thời vừa tăng các khoản chi trực tiếp phục vụ cho người học, người dạy về cơ sở vật chất như sách báo, thư viện, tài liệu giáo trình, sách giáo khoa,... Từng bước xác định cơ cấu chi hợp lý, phần chi trực tiếp phục vụ cho giảng dạy và học tập sẽ chiếm tỷ trọng lớn và được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Đổi mới, cải cách tài chính trước hết phải hướng vào cải cách tổng thể thể chế tài chính và thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời cải cách hành chính đòi hỏi về thực chất là tổ chức lại các đơn vị dự toán ngân sách.

Thủ tục hành chính là toàn bộ các quy tắc, trình tự, thời gian, các giai đoạn cần thiết để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về tài chính. Cải cách các thủ tục hành chính về tài chính trước hết là cải cách các thủ tục về quản lý Ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác đối với các đơn vị giáo dục, đào tạo. Đó là quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách một cách chặt chẽ, cải cách những thủ tục gây phiền hà đến hoạt động giao dịch liên quan đến công tác quản lý tài chính.

4.3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục huyện Yên Phong

Chi ngân sách nhà nước ngày càng hạn chế do chủ trương tiết kiệm chi tiêu công của Chính phủ, do vậy chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng bị hạn chế đi khá nhiều. Tuy nhiên, đầu tư công cho các trưởng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong trong những năm gần đây hầu như vẫn giữ ổn định. Tuy nhiên đầu tư công cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết, đầu tư dàn trải, sử dụng tiền ngân sách không đúng mục đích,… do vậy định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, định hưởng quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cần tập trung vào một số nội dung:

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường trên địa bàn huyện. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới, mua sắp trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.

- Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra, không để xảy ra các hiện tượng xấu trong ngành giáo dục về tài chính như: lạm thu của học sinh đầu năm

học, thu quá cao so với quy định, sử dụng các khoản thu không đúng mục đích,…

- Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tài chính để nắm được các quy định của nhà nước về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các trường trung học cơ sở.

- Chăm lo đời sống của đội ngũ cán bộ, giáo viên, khen thưởng kịp thời để khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên tích cực trong các công tác của nhà trường. - Thực hiện xã hội hóa giáo dục đồng thời với tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đúng lộ trình, đúng quy định của nhà nước, thực hiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh, phụ huynh học sinh như: số thu từ học phí và xây dựng của các trường phải mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để quản lý việc thu – chi. Việc sử dụng nguồn kinh phí này phải được lập báo cáo thu – chi có xác nhận của kho bạc nhà nước nơi các trường trung học cơ sở mở tài khoản và gửi về phòng Tài chính, kế hoạch huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.

- Trong quá trình thu, chi phải tiến hành công khai minh bạch, sử dụng các khoản chi đúng mục đích, đúng quy định. Người tham gia đóng góp kinh phí cần phải biết được số kinh phí đó được sử dụng cho mục đích gì và hiệu quả của quá trình sử dụng kinh phí tốt đến đâu.

- Tăng thu học phí tại những nơi mà thu nhập và đời sống của người dân có mức thu nhập cao, ổn định. Tại những vùng thưa dần, đời sống kinh tế chưa phát triển cần có chính sách khuyến khích đối với việc thu học phí để tránh tình trạng bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Việc tăng học phí phải đi đôi với việc tăng chất lượng giảng dạy cho học sinh.

- Các khoản quỹ huy động đóng góp phải đúng quy định và phải được lấy ý kiến trong các cuộc họp phụ huynh học sinh và được sự chấp thuận và đồng ý từ phí phụ huynh học sinh. Việc sử dụng các khoản quỹ này cần phải công khai minh bạch cho phụ huynh học sinh vào cuối năm học.

Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục;

nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách chi cho giáo dục. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục mũi nhọn, giáo dục phổ cập, những địa phương khó khăn, nguồn thu nhập thấp, các trường chuẩn quốc gia. Đề xuất mức thu học phí mới bao gồm những khoản thu trong các cơ sở trường học phù hợp với mức thu nhập của từng khu vực trong địa bàn tỉnh, để giảm bớt các khoản thu khác trong các cơ sở trường học.

+ Có cơ chế, chính sách quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo nhân lực, đặc biệt đào tạo nhân lực chất lượng cao và nhân lực thuộc ngành nghề mũi nhọn. Quy định trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập.

4.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

- Đa dạng hoá các nguồn thu

Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục, để quản lý và điều hành giáo dục. Thông qua hoạt động tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hoà và giám sát sự phát triển giáo dục giữa các cấp, các bậc giáo dục, giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau, khuyến khích các loại hình đào tạo trong các đơn vị giáo dục, đào tạo cần phát triển với các ngành nghề đào tạo cần ưu tiên. Hiện nay, kinh phí ngân sách dành cho giáo dục ở Bắc Ninh còn chưa đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Trên địa bàn tỉnh còn nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư, hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa cho giáo dục và đào tạo như huy động nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục trung học cơ sở, định hướng phát triển từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như công ty Samsung. Trong thời gian tới để phát triển giáo dục trung học cơ sở ở huyện Yên Phong cần đầu tư khá lớn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật để phát triển chất lượng giáo dục và đào tạo. Do vậy trong thời gian tới để tạo nguồn thu cho các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong cần các biện pháp cụ thể:

Nhà nước hiện nay đã có chủ trương và các cho các trường tự chủ về tài chính, nhưng đối với giáo dục trung học cơ sở thì vẫn được Nhà nước ưu tiên và dành nhiều nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển. Đây là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu hằng năm của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong có thể tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các Bộ, ngành và chính quyền các cấp. Thông qua đó, UBND huyện Yên Phong có thể tạo điều kiện để các đơn vị khai thác tối đa nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo. Mục tiêu là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá nguồn lực trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo của huyện Yên Phong, đặc biệt là giáo dục trung học cơ sở.

- Nguồn thu sự nghiệp

Đây là nguồn thu đáng kể bổ sung cho nguồn tài chính đối với các trường trung học cơ sở, huy động từ nguồn thu học phí, sự đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở sử dụng nhân lực. Trên cơ sở thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí và sự điều chỉnh mức học phí mà Nhà nước sẽ thực hiện theo lộ trình trong thời gian tới để tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp, bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng góp và nâng mức học phí một cách hợp lý theo quy định của Chính phủ. Đây là điều kiện cho các trường trung học cơ sở hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, cần phải thể chế hoá quy chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học. Điều chỉnh có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí của đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác (như thu cao hơn ở các vùng thị trấn và vùng có kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác).

Việc tăng mức thu học phí ở mức hợp lý, cần gắn liền với chương trình cho vay và lập quỹ học bổng. Nguồn ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo chất lượng cao.

- Tăng cường các nguồn thu khác

Một là, tranh thủ các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, của các nhà hảo

tâm trong nước và nước ngoài, để có thêm nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác đào tạo, đặc biệt như trên địa

bàn huyện có công ty Samsung nên cần tranh thủ và định hướng thu hút sự tham gia của công ty đóng góp vào việc phát triển chung nền giáo dục ở địa phương.

Hai là, khuyến khích các đơn vị giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng loại hình đào tạo so với quy định của nhà nước. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trên mức tiêu chuẩn quy định của nhà nước, đào tạo theo nhu cầu đặt hàng của xã hội được thu mức học phí tăng thêm tương ứng với phần giá trị dịch vụ gia tăng so với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Ba là, hoàn thiện các quy định trong quản lý và sử dụng tài sản của các

đơn vị để khai thác có hiệu quản hơn các nguồn lực sẵn có. Các đơn vị thực hiện các hoạt động dịch vụ khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình, nên việc sử dụng cán bộ, cơ sở vật chất, phân bổ các nguồn lực ngoài việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, các đơn vị còn khai thác cơ sở vật chất hiện có và sử dụng các thế mạnh của mình để tăng cường cho các hoạt động dịch vụ nhằm tăng các nguồn tài chính cho đơn vị. Chính vì vậy các đơn vị cần xây dựng những quy chế rõ ràng, công khai, xây dựng dự toán cụ thể cho các hoạt động này, có kế hoạch về quản lý và sử dụng tài sản, định mức thu, chi cụ thể từng loại hình đảm bảo có phần chênh lệch thu, chi, bù đắp chi phí và có tích luỹ.

4.3.3. Sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý chi

- Tăng cường kiểm soát chi

Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong. Đây là nội dung chi có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong thời gian tới ngành giáo dục cũng như các trường trung học cơ sở cần phải kiểm tra đối chiếu các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)