Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên

4.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu

- Đa dạng hố các nguồn thu

Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục, để quản lý và điều hành giáo dục. Thông qua hoạt động tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hoà và giám sát sự phát triển giáo dục giữa các cấp, các bậc giáo dục, giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau, khuyến khích các loại hình đào tạo trong các đơn vị giáo dục, đào tạo cần phát triển với các ngành nghề đào tạo cần ưu tiên. Hiện nay, kinh phí ngân sách dành cho giáo dục ở Bắc Ninh còn chưa đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Trên địa bàn tỉnh còn nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư, hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa cho giáo dục và đào tạo như huy động nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục trung học cơ sở, định hướng phát triển từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như cơng ty Samsung. Trong thời gian tới để phát triển giáo dục trung học cơ sở ở huyện Yên Phong cần đầu tư khá lớn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật để phát triển chất lượng giáo dục và đào tạo. Do vậy trong thời gian tới để tạo nguồn thu cho các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong cần các biện pháp cụ thể:

Nhà nước hiện nay đã có chủ trương và các cho các trường tự chủ về tài chính, nhưng đối với giáo dục trung học cơ sở thì vẫn được Nhà nước ưu tiên và dành nhiều nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển. Đây là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu hằng năm của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong có thể tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các Bộ, ngành và chính quyền các cấp. Thơng qua đó, UBND huyện Yên Phong có thể tạo điều kiện để các đơn vị khai thác tối đa nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo. Mục tiêu là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá nguồn lực trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo của huyện Yên Phong, đặc biệt là giáo dục trung học cơ sở.

- Nguồn thu sự nghiệp

Đây là nguồn thu đáng kể bổ sung cho nguồn tài chính đối với các trường trung học cơ sở, huy động từ nguồn thu học phí, sự đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở sử dụng nhân lực. Trên cơ sở thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí và sự điều chỉnh mức học phí mà Nhà nước sẽ thực hiện theo lộ trình trong thời gian tới để tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp, bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng góp và nâng mức học phí một cách hợp lý theo quy định của Chính phủ. Đây là điều kiện cho các trường trung học cơ sở hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, cần phải thể chế hoá quy chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngồi học phí. Cơng khai hố các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học. Điều chỉnh có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí của đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác (như thu cao hơn ở các vùng thị trấn và vùng có kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác).

Việc tăng mức thu học phí ở mức hợp lý, cần gắn liền với chương trình cho vay và lập quỹ học bổng. Nguồn ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo chất lượng cao.

- Tăng cường các nguồn thu khác

Một là, tranh thủ các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, của các nhà hảo

tâm trong nước và nước ngồi, để có thêm nguồn kinh phí đầu tư tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác đào tạo, đặc biệt như trên địa

bàn huyện có cơng ty Samsung nên cần tranh thủ và định hướng thu hút sự tham gia của cơng ty đóng góp vào việc phát triển chung nền giáo dục ở địa phương.

Hai là, khuyến khích các đơn vị giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng

dịch vụ và mở rộng loại hình đào tạo so với quy định của nhà nước. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trên mức tiêu chuẩn quy định của nhà nước, đào tạo theo nhu cầu đặt hàng của xã hội được thu mức học phí tăng thêm tương ứng với phần giá trị dịch vụ gia tăng so với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

Ba là, hoàn thiện các quy định trong quản lý và sử dụng tài sản của các

đơn vị để khai thác có hiệu quản hơn các nguồn lực sẵn có. Các đơn vị thực hiện các hoạt động dịch vụ khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình, nên việc sử dụng cán bộ, cơ sở vật chất, phân bổ các nguồn lực ngoài việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, các đơn vị cịn khai thác cơ sở vật chất hiện có và sử dụng các thế mạnh của mình để tăng cường cho các hoạt động dịch vụ nhằm tăng các nguồn tài chính cho đơn vị. Chính vì vậy các đơn vị cần xây dựng những quy chế rõ ràng, cơng khai, xây dựng dự tốn cụ thể cho các hoạt động này, có kế hoạch về quản lý và sử dụng tài sản, định mức thu, chi cụ thể từng loại hình đảm bảo có phần chênh lệch thu, chi, bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)